Ca Dao - Viên Ngọc Trong Ngần Kết Tinh Từ Tâm Hồn Người Việt
Có thể bạn quan tâm
Khi nhận định về ca dao nhà thơ Xuân Diệu viết: “Trong xã hội cũ, ngay ở ca dao, người ta cũng ít thích diễn tả chuyện vui và nói nói về nỗi buồn mới là đụng đến cái cốt tuỷ của việc đời ngãy xưa, nói về một cái gì sâu sắc? Nhưng nỗi buồn khổ không phải là đòng nghĩa với mọi bi quan, cái tinh thần lớn chung của ca dao vẫn là niềm lạc quan quần chúng những người sẽ chiến thắng cuối cùng”
- Những bài Ca dao hài hước, châm biếm trong cuộc sống
- Những bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Những bài Ca dao - Tục ngữ hay về lòng yêu nước
Ca dao có thể nói là bài hát muôn thuở, âm vang tiếng vọng từ ngàn đời trước, sáng ngời vẻ đẹp của nhân cách dân tộc. Không quá khi nói rằng, ca dao góp phần tạo nên dáng hình đất nước, tâm hồn của nhân dân Việt Nam. Những câu ca dao chuyên chở tâm tư tình cảm của ông cha ta, phảng phất cả một lịch sử từng bi thương song cũng rất hào hùng. Ca dao mang những đặc điểm không thể trộn lẫn với những thể loại văn học khác.
Đặc điểm của ca dao
Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc, nhằm diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi.
Về nghệ thuật, ca dao mang đậm nét trữ tình, mỗi bài ca dao đều có tính nhạc và họa riêng biệt không thể trộn lẫn. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức nghệ thuật nhưng thơ lục bát là phổ biến hơn cả, vì thể loại lục bát vừa truyền tải được nhiều tình cảm, vừa giữ được trọn vẹn tính giản dị quen thuộc của đồng lúa, làng quê Việt Nam. Ngoài ra ca dao cũng sử dụng hợp thể là thể thơ gồm từ bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể. Cấu trúc có các loại sau: Cấu trúc theo lối ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định; cấu trúc theo lối đối thoại, và cấu trúc theo lối phô diễn về thiên nhiên. Dù là thể loại nào, thì sự ưu tiên của ca dao vẫn là sự giản dị, chân phương. Ca dao không bao giờ nói cao sang, luôn đề cao sự gần gũi với nhân dân, bởi ca dao là sáng tác tinh thần của những người chân lấm tay bùn nhưng lại có tâm hồn nghệ thuật.
Vẻ đẹp của ca dao thể hiện rõ nhất ở cái tôi trữ tình. Ca dao không có tác giả cụ thể, nhưng không có nghĩa là không có phong cách riêng. Cái tôi trữ tình trong ca dao thường được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình, đó là hình tượng nhân vật trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình trong ca dao cũng rất đa dạng, phong phú: có khi là 1 cô gái, có khi là 1 chàng trai, có khi là hình tượng người mẹ, có khi lại là tiếng nói tâm tư của người bình dân trong xã hội xưa gửi gắm qua những hình ảnh mang tính biểu tượng. Qua ca dao ta cảm nhận được sâu sắc nhịp trái tim yêu thương của người bình dân với tất cả sự ấm áp, ngọt ngào cùng tình yêu thương, lòng lạc quan, nghị lực ý chí phi thường vượt lên mọi khổ cực của cuộc sống.
Nhân vật trữ tình trong ca dao thường mơ hồ, không cụ thể, chỉ được xây dựng nhằm mục đích truyền tải thông điệp của tác giả và đóng vai trò như con thuyền chuyên chở tình cảm. Nhân vật rất đỗi lãng mạn, thường được xây dựng qua hình thức đối đáp hoặc độc thoại giãi bày tình cảm. Cái tôi này thể hiện trọn vẹn tâm hồn sáng ngời của những nhà thơ dân gian – viên ngọc sáng ngời kết tinh qua bao đắng cay ngọt bùi.
Các thể loại ca dao
Ca dao có rất nhiều thể loại ca dao khác nhau, chia theo nội dung mà nó phản ánh. ở từng chủ đề, ca dao đều thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người Việt, cũng như vẻ đẹp của một đất nước ngàn năm văn hiến.
Ca dao trữ tình
Đây là thể loại ca dao chiếm phần lớn, thể hiện tình cảm của đôi lứa yêu nhau cũng như muôn vàn cung bậc cảm xúc của tình yêu, hoặc những tình cảm lãng mạn mang tính trữ tình của con người như tình cảm vợ chồng, cha con, bà cháu. Đặc điểm lớn nhất ở thể loại này là cảm xúc trữ tình chi phối giọng thơ cũng như nội dung. Đồng thời đây cũng là thể loại dễ chiếm được tình cảm của người đọc nhất:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?
Thể loại ca dao lao động
Ca dao thể hiện quá trình lao động của người dân. Vừa nhằm mục đích phản ánh hiện thực cũng như cuộc sống lao động thường nhật đầy khó khăn của họ, vừa nhằm động viên và cổ vũ tinh thần lao động, khơi gợi sự lạc quan yêu đời và chính niềm tự hào đối với sự lao động chân chính của nhân dân:
Trời mưa trời gió đùng đùng
Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu
Đem về trồng bí trồng bầu
Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà.
Ca dao về nghi lễ phong tục tập quán
Việt Nam ta có một nền văn hóa phong phú với sự giao thoa nhưng vẫn giữ được trọn vẹn hồn riêng của đất nước. Phong tục tập quán được thể hiện qua những bài ca dao, vừa để gìn giữ vừa để truyền tải nét văn hóa của nước ta. Những phong tục tập quán này thể hiện rất rõ tâm hồn của nhân dân Việt Nam, như tục nhuộm răng, ăn trầu, thờ cúng tổ tiên đều là những nét văn hóa đẹp của nhân dân ta:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3
Ca dao ru con
Hát ru có từ lâu đời và rất phổ biến, lời hát ru phần nhiều là những câu ca dao có sẵn, vừa có tính trữ tình sâu lắng, vừa có tính nhạc đặc sắc. Ca dao ru con truyền tải trọn vẹn tâm hồn của người Việt, đặc biệt là người mẹ. Những phẩm chất đạo đức được thể hiện rất rõ và sống động:
Cái ngủ mày ngủ cho lâu
Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về
Ca dao trào phúng bông đùa
Ca dao không chỉ có trữ tình lãng mạn, một bộ phận ca dao thể hiện sự châm biếm sâu cay đối với những tật xấu của con người thông qua nghệ thuật trào phúng. Cuộc sống của nhân dân rất cực nhọc, đôi lúc họ cần những tiếng cười giải trí để họ quên đi cuộc sống hiện tại. Thể loại này phần nhiều nhằm đả kích cá nhân một cách tinh tế, đằng sau mỗi tiếng cười ta phải suy nghĩ để thay đổi bản thân mình:
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
Đêm nằm thì ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Ca dao than thân
Ca dao than thân là chùm ca dao đầy đau đớn, quặn thắt đến từng tâm can, than thay thân phận người phụ nữ. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu đựng sự hà khắc của chồng, của xã hội, không được sống cuộc đời do mình quyết định, phải trải qua bao đắng cay tủi nhục. Ca dao than thân như vết dao cắt thật sâu vào trái tim người đọc, thương thay cho phận người bỗng bèo bọt lạ kì:
Thân em cúc mọc bờ rào,
Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông
Ca dao xứng đáng là viên ngọc sáng ngời trên thi đàn Việt Nam, cất lên từ chính sự giản dị, chân chất của người dân Việt Nam. Vẻ đẹp không thể mờ khuất dù dòng chảy thời gian vô tình. Dù có trải qua bao thời gian, ca dao vẫn tồn tại bất diệt.
Thảo Nguyên
Từ khóa » Những ý Kiến Nhận Xét Về Ca Dao
-
Nhận Xét Về Nội Dung Của Ca Dao Có ý Kiến Cho Rằng:" Ca ... - Hoc24
-
Nhận Xét Về Tục Ngữ Và Ca Dao Việt Nam Có ý Kiến Cho Rằng ... - Hoc24
-
Có Nhận Xét Như Sau Về Các Bài Ca Dao Dân Gian - TopLoigiai
-
Nhận Xét Về Ca Dao Việt Nam. Có ý Kiến Cho Rằng: "Ca Dao Là Tiếng ...
-
Đánh Giá Về Ca Dao, Có ý Kiến Cho Rằng: “Ca Ngợi Tình Cảm Gia đình ...
-
Lập Dàn ý Nhận định Về Ca Dao Việt Nam Có ý Kiến Cho Rằng
-
Dưới đây Là Những ý Kiến Nhận Xét Của Bạn Học Sinh Về đặc điểm ...
-
Các đề Văn Về Văn Học Dân Gian - Tài Liệu Text - 123doc
-
Có ý Kiến Nhận Xét Rằngthơ Ca Dân Gian Là Tiếng Nói Trái Tim Của ... - Olm
-
Dàn ý Nhận Xét Về Những Câu Ca Dao được Sử Dụng Trong Bài Thơ ...
-
Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn Lớp 7 Chuyên đề Ca Dao - Dân ...
-
Suy Nghĩ Về Vẻ đẹp Của Ca Dao Qua ý Kiến: Những Chiếc Bình đẹp ...
-
Có ý Kiến Nhận Xét Rằng: "Thơ Ca Dân Gian Là Tiếng Nói Trái Tim ...
-
Chứng Minh ý Kiến Nhận Xét Thơ Ca Dân Gian Là Tiếng Nói Trái Tim Của ...