Cá Dĩa Là Gì ? Cách Nuôi Cá Dĩa ít Bị Chết - Bế Cá Mini

Cá dĩa là gì?

cá dĩa và cách nuôi cá dĩa

Ca dĩa là loại cá có nguồn gốc từ Nam Mỹ - quê hương của rất nhiều loại cá độc, lạ và đẹp. Cá dĩa có hình dạng tròn như chiếc đĩa, rất đẹp mắt với miệng nhỏ, mang nhỏ. Đây được đánh giá là loại cá rất hiền lành và thường sống theo bầy đàn.

Cá dĩa có thân hình trơn láng. Chúng có hai chủng chủ yếu là cá dĩa hoang và cá dĩa thuần chủng. Một chú cá dĩa trưởng thành có chiều dài từ 15 – 20cm.

Hiện nay, có rất nhiều loại cá dĩa được nuôi nhiều trong cá bể cảnh, trong đó phổ biến gồm có: Cá dĩa bông xanh, cá dĩa da rắn, cá dĩa bồ câu, cá dĩa lam, cá dĩa đỏ, cá dĩa trắng, cá dĩa Amino…

Cách nuôi cá dĩa

cá dĩa và cách nuôi cá dĩa

Theo đánh giá của các chuyên gia, cá dĩa là loại cá cảnh khó nuôi nhất trong các loại cá cảnh nước ngọt nhiệt đới. Vì chúng có nhiều đặc điểm sinh thái, sinh học khác biệt so với những loại cá khác. Vậy nên, trong cách nuôi cá dĩa cần phải lưu ý những đặc điểm cụ thể sau của cá:

Thứ nhất: cá dĩa là loại cá rất “nhát” và “nhạy cảm” với ánh sáng mạnh, tiếng ồn, sự thay đổi môi trường nước như: nồng độ clo, độ cứng, độ PH. Ngoài ra, cá rất dễ nhiễm dịch bệnh hoặc bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn.

Thứ hai: cách nuôi cá dĩa thành công là cần phải nghiên cứu kỹ chất lượng nước và thức ăn cung cấp cho cá. Vì đây là loại cá đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn trong môi trường nước. Nếu không, cá rất dễ bị chết.

Từ đó, cách nuôi cá dĩa cụ thể mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn như sau:

Tiêu chuẩn đối với bể cá

cá dĩa và cách nuôi cá dĩa

cá dĩa trưởng thành có kích thước tương đối lớn nên bạn cần phải chọn nuôi cá dĩa trong các bể cảnh lớn. Điều này không chỉ cần thiết cho sự phát triển mà còn sinh sản của cá.

Mỗi ngày, cá dĩa cần được chiếu sáng từ 5 – 6 tiếng để cá có màu sắc đẹp và sinh trưởng nhanh hơn.

Bể cá cần phải có chất lượng nước tốt với:

Độ cứng: 15

Độ kiềm KH: 8

Độ PH: 7

Độ dẫn: 800 μSiemens

Nhiệt độ 30 độ C. Nếu cá đang trong quá trình sinh sản thì nhiệt độ yêu cầu là 24 – 25 độ C.

Hàng ngày, bạn cần phải thay khoảng ¼ - 1/3 lượng nước trong bể và phải thay bằng nước mới đã được xử lý Clo. Đồng thời, nước mới này có tiêu chuẩn về độ kiềm, độ cứng, độ ph, độ dẫn và nhiệt độ tương thích với nước cũ. Ngoài ra, bể nuôi cá dĩa cũng cần được lắp đặt máy sục khí để đảm bảo môi trường có cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Thức ăn cho cá dĩa

cá dĩa và cách nuôi cá dĩa

Một trong những lưu ý quan trọng trong cách nuôi cá dĩa là đảm bảo chất lượng nguồn thức ăn tốt.

Cá dĩa thường ăn có loại giáp xác như trùn chỉ, loăng quăng, luân trùng. Ngoài ra, bạn có thể cho cá dĩa ăn tim bò xay nhỏ, tảo, tép. Cá dĩa cũng có thể ăn được thức ăn viên nếu bạn chủ động huấn luyện cho cá tập ăn và làm quen.

Bạn nên cho cá ăn từ 3 – 4 lần/ngày.

Vấn đề sinh sản và nuôi cá con

cá dĩa và cách nuôi cá dĩa

Cá dĩa đẻ trứng và trứng cá sẽ nở thành con sau khoảng 60 giờ. Sau khi nở, cá con vẫn sẽ bám trên giá thể và phải tới 2 – 3 hôm sau chúng với bám lên cơ thể của bố mẹ.

Đây là giai đoạn nhạy cảm và cá dĩa con rất khó nuôi. Chính vì vậy, tốt nhất bạn không nên thay nước cho hồ cá hoặc nếu có thay, hãy thay với số lượng ít và phải nhẹ tay. Nếu không, cá bố và mẹ có thể ngay lập tức ăn cá con.

Đèn chiếu sáng cho bể cá nên để 24/24h. Sau khoảng 10 – 15 ngày tùy thuộc vào sự phát triển của cá con mà bạn có thể tách cá bố mẹ và cá con ra khỏi nhau.

Sau khi tách khỏi cá con, cá dĩa bố mẹ cần được chăm sóc đặc biệt để phục hồi khả năng sinh sản. Đồng thời, cá con cũng cần được đảm bảo những điều kiện tốt nhất để sinh trưởng và phát triển.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cá dĩa là gì? Cách nuôi cá dĩa. Hi vọng những chia sẻ trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cá cảnh “vua” này và có những phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp nhất để chúng sinh trưởng, phát triển thuận lợi. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy chia sẻ với chúng tôi để được tư vấn bởi các chuyên gia.

Từ khóa » Cá Dĩa Ab Là Gì