Cá Hải Tượng Khổng Lồ Có MẤY LOẠI? ĂN Gì? GÍA Bao Nhiêu

Cá hải tượng ăn thịt người là tin đồn mà nhiều người truyền tai nhau. Tuy nhiên, đây là thông tin vô căn cứ, không có gì chứng thực. Đúng thật đây là loài cá ăn thịt “khét tiếng” của rừng nhiệt đới Amazon. Thế nhưng, chúng lại có vòng đời yên bình hơn bạn nghĩ. Thậm chí, loài cá này còn bị đe dọa bởi chính hành vi đánh bắt trái phép của con người. 

  • Cá vàng
  • Cá Chạch

Nội dung bài viết

  • 1. Đôi nét sơ lược về cá hải tượng
    • Nguồn gốc
    • Phân bố
    • Vóc dáng
    • Tính cách
    • Sinh sản
    • Mức độ nguy hiểm
  • 2. Cá hải tượng ăn gì
  • 3. Cách nuôi cá hải tượng khỏe mạnh, sống lâu
    • 3.1 Bể nuôi
    • 3.2 Nuôi chung
  • 4. Cá hải tượng giá bao nhiêu tiền rẻ nhất
  • 5. Mua, Bán cá hải tượng ở đâu Đẹp nhất 

1. Đôi nét sơ lược về cá hải tượng

Một số nơi còn gọi sinh vật này bằng cái tên hải tượng long. Nghe cái tên hoành tráng này thì bạn đoán cá sẽ có đặc điểm gì? Trước hết, chúng có kích thước cực khủng với trọng lượng lớn. Ngoài ra, xuất xứ, tập tính cũng là điều gây tò mò cho nhiều người.

cá hải tượng

Nguồn gốc

Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy loài cá này giống như phiên bản “to xác” của cá Rồng. Quả đúng như vậy, vì xét về họ thì chúng đều thuộc Họ và Bộ cá Rồng. Hải tượng long có tên khoa học là Arapaima Gigas, được phát hiện lần đầu năm 1829. Cùng khoảng thời gian đó, chúng còn được phát hiện ở lưu vực sông của nhiều vùng khác. Mỗi nơi lại được đặt với cái tên khác nhau, hiện nay đã thống nhất kiểu A.Gigas như trên. 

Phân bố

Theo khám phá thì loài này sống chủ yếu tại rừng Amazon. Tuy nhiên, chưa có ai dám đi vào sâu trong khu vực này để nghiên cứu kỹ càng. Do đó, các nhà khoa học chỉ thống kê được số lượng cá thể ngoài bìa rừng, lân cận Brazil. Các lưu vực sông tại Guyana, Colombia,… cũng có phát hiện nhưng số lượng rất ít.  

cá hải tượng khổng lồ

Vóc dáng

Nếu “bắt gặp” loài này trong tự nhiên, hẳn là bạn sẽ cảm thấy choáng váng. Chúng có thể nặng 1-2 tạ, với chiều dài khoảng 2m. So với các loài thủy sinh nước ngọt thì đây quả là con số đáng kể. Sau khi được đưa vào môi trường nuôi nhân tạo, cá sẽ giữ kích thước trung bình khoảng 15 – 70cm. Các đặc điểm nổi bật, dùng để nhận biết cá được mô tả như sau:

  • Đầu: Hơi bẹt, phân biệt rõ ràng với cổ và thân. Khuôn miệng rộng, do 2 mảnh xương khác nhau ghép lại (không liền mảng như nhiều loài). Hàm trên ít răng hơn hàm dưới, số lượng khoảng 32-35 chiếc (tùy sự phát triển mỗi cá thể). 
  • Thân: Toàn thân đắp vảy ánh bạc, đổ màu xanh đen dần xuống đuôi.
  • Đuôi: Có nhiều vây tia cứng cáp, điều chỉnh lực bơi mạnh mẽ. Phần lớn đuôi đều có màu đen với các đốm đỏ, cam xen lẫn. Khi bơi có ánh sáng phản chiếu, kết hợp sự uyển chuyển trông như đốm lửa, rất đẹp mắt. 
  • Điểm đặc biệt: Có xương lưỡi nhưng ít khi dùng đến. Có bóng cá để thở được trên bờ, dưới nước hô hấp như thường. Sự tiến hóa này giúp thích nghi với môi trường nước thiếu hụt oxy ở Amazon. 

cá hải tượng con

Tính cách

Để cạnh tranh trong cuộc sống khắc nghiệt rừng mưa nhiệt đới thì chúng cũng có bản năng hung dữ. Tuy nhiên, đó chỉ là trong trường hợp xảy ra các tranh chấp cùng hoặc khác loài. Thường cá được nuôi làm cảnh sẽ phát triển từ cá con nên bản tính khá hiền lành. Chúng sẽ không tự ý tấn công loài khác nếu không có tác động. 

Sinh sản

Khác với nhiều loài cá, hải tượng là cặp bố mẹ vô cùng thương con. Chúng sẽ phụ trách chăm nuôi tới khi đàn con trưởng thành và có khả năng sinh sản. Trong tự nhiên, loài này sinh sản tập trung vào tháng 11. 

cá hải tượng amazon

Con cái để trứng vào tổ cát (kích thước khoảng 0.3cm), con đực sẽ tưới tinh trùng, thụ tinh. Sau đó, cá bố có trách nhiệm ngậm trứng và ấp trong vòng 3-4 tháng. Trứng không nở luôn mà phải chờ đến tháng 5 cho nước dâng lên thì cá con mới ra đời. Cá con sau khi nở sẽ bơi theo đàn, dựa theo mùi hương mà bố mẹ tiết ra. 

Mức độ nguy hiểm

Như bài viết đã phân tích, loài cá này không gây hại cho con người như lời đồn đâu nhé. Chúng cũng không thuộc list sinh vật xâm hại hay gây mất cân bằng sinh thái nếu thả trong tự nhiên. Do có nhiều nét tương đồng với các loài cá săn mồi nguy hiểm khác nên phải gánh “oan ức”. Người đời còn quan niệm đây là giống cá đem lại sự thịnh vượng, phát tài,…

??? XEM THÊM: Cá betta

2. Cá hải tượng ăn gì

Nếu ở trong tự nhiên, chúng sẽ ăn các loài cá và động vật giáp xác khác. Ngoài ra, hải tượng còn ăn loài lưỡng cư như ếch, nhái,… Khi nuôi làm cảnh, chúng sẽ được cho ăn với khẩu phần thịt bò, tôm tươi, lợn, gà,… mỗi ngày. Ngoài ra, người nuôi còn bổ sung thêm các loại viên công nghiệp

??? XEM TIẾP: Cá Ba Sa

3. Cách nuôi cá hải tượng khỏe mạnh, sống lâu

Khi sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, tuổi thọ có thể cao hơn. Thế nhưng, do nạn săn bắt trục lợi mà số lượng cá thể còn lại rất ít. Nuôi nhân tạo cũng là 1 cách bảo tồn và nhân giống. 

cá hải tượng giá bao nhiêu

3.1 Bể nuôi

Vì kích thước “khổng lồ” nên loài cá này cần không gian lớn để bơi lội. Cứ 2-3 cá thể thì cần khoảng 600L nước với diện tích bể khoảng 16m2. Bên cạnh đó còn phải thỏa mãn:

  • Trang bị nắp đậy với trọng lượng vừa đủ, để cá không nhảy ra bên ngoài.
  • Đổ nước cách bề mặt khoảng 20-25cm để cá có thể ngoi lên hấp thụ không khí. 
  • Nhiệt độ: 25 – 30 độ C

Không cần trồng nhiều cây thủy sinh (có thể gây ô nhiễm môi trường). Cá cũng không cần vòi sục bể vì chúng chỉ bơi ở tầng giữa và đáy. 

3.2 Nuôi chung

Nên setup bể xong đâu vào đấy rồi mới tiến hành mua cá. Bởi ngay khi mua về bạn sẽ phải đặt bọc nilon vào bể để chúng quen với nhiệt độ nước.

cá hải tượng ăn gì

Sau 20-30” thì thả vào bể, vì không thể bọc chúng trong túi quá lâu. Hãy quan sát hành vi trong tuần đầu mới nuôi, đề phòng nhiễm bệnh gây hại. 

Loài nuôi chung phổ biến có thể kể đến như chép KOI, Hồng vỹ, Trê cọp, Cá sấu hỏa tiễn,… 

?️?️?️ XEM TIẾP: Cá Tráp

4. Cá hải tượng giá bao nhiêu tiền rẻ nhất

Không có định nghĩa “rẻ” với dòng cá hải tượng long. Chúng được xếp vào hàng ngũ cá cảnh cực kỳ đắt đỏ. Tất nhiên, bạn vẫn mua được giá rẻ, nếu kích thước cá nhỏ và không có đặc điểm đặc biệt.

cá hải tượng con giá rẻ

Không có báo giá cụ thể cho phân loài này. Người ta sẽ định giá, thỏa thuận phụ thuộc vào kích thước, màu sắc, trọng lượng.  

  • Giá bán dòng 5-10kg (dài khoảng 1m): 5-10 triệu đồng/con
  • Các con từ 20kg trở lên (max 100kg): 600K/kg (~ 60 triệu/con 100kg)
  • Cá giống (khoảng 20-22cm): 2.5 triệu đồng/con, 10cm: 2.2 triệu đồng/con,…

Mức giá trên chỉ có giá trị tham khảo, thực tế còn phụ thuộc đặc điểm hình thái. Con nào có màu sắc óng ánh, độ đậm, nhạt đồng nhất thì càng đắt. Vì nuôi trưởng thành sẽ lên màu rất đẹp, quý hiếm. 

??? AI CŨNG ĐỌC: Cá Kình

5. Mua, Bán cá hải tượng ở đâu Đẹp nhất 

Giống cá này khá hiếm tại Việt Nam, hầu như chỉ được bán bởi những người chuyên “chơi” cá cảnh. Họ sẽ nhập cá con về nuôi, tới khi lên màu sắc đẹp mắt, kích thước nhất định thì bán. Bên cạnh đó, bạn có thể thăm hỏi các cơ sở chuyên vật nuôi thủy sinh quy mô lớn.

cá hải tượng cảnh

Nên liên hệ trước, tránh việc tới nơi lại mất nhiều thời gian. Vì giống loài này không phải lúc nào cũng sẵn có. Một số lưu ý cần biết nếu muốn mua được cá khỏe mạnh:

  • Với dòng nhập khẩu thì nên có giấy phép cụ thể, chi tiết.
  • Trước khi mua nên dành nhiều thời gian để quan sát chuyển động của cá. Nhìn kỹ vảy, vây, đuôi,… trên thân, đặc biệt là phần đầu, mép xem có dấu hiệu bệnh hay không. 
  • Loài cá này thích hợp nhiệt độ nóng ẩm quanh năm hơn phân chia mùa như miền Bắc nước ta. Vì vậy, dễ tìm các đơn vị chất lượng tại khu vực miền Tây, miền Nam. 

Nuôi cá hải tượng không dành cho “tay mơ” mà phải có nhiều kinh nghiệm. Chưa có thống kê cụ thể về số cá thể cá còn tồn tại hiện nay vì rừng Amazon rất rộng. Với số lượng ít ỏi phát hiện trong tự nhiên, chúng được đưa vào danh sách cần bảo tồn. Không ai cấm nuôi loài cá này, nhưng việc trao đổi mua bán cần được cấp phép. 

4/5 - (4 votes)

Từ khóa » Cá Hải Tượng