Ca Huế Trên Sông Hương - Hà Ánh Minh - VOH

Table of Contents

  • I. Đọc hiểu chung
    • 1. Tác giả:
    • 2. Tác phẩm:
  • II. Đọc hiểu văn bản
    • 1. Đặc điểm của cố đô Huế
    • 2. Những làn điệu dân ca Huế
    • 3. Những đặc sắc của ca Huế trên sông Hương
  • III. Tổng kết

Huế nơi có con sông Hương hiền hòa thơ mộng, nơi có núi Ngự Bình với ngàn thông thông reo vi vu giữa trời xanh, với chùa Thiên Mụ sừng sững chọc trời. Huế còn là nơi có nhiều đền đài, lăng tẩm. Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển. tất cả những điều đó đã đươc tác giả Hà Ánh Minh thể hiện trong bài “Ca Huế trên sông Hương”.

ca-hue-tren-song-huong-ha-anh-minh

I. Đọc hiểu chung

1. Tác giả:

Sinh ngày 16 tháng 5 năm 1985 tại thành phố Hồ Chí Minh

Là nhà văn, nhà báo có nhiều bài tùy bút đặc sắc.

2. Tác phẩm:

a. Xuất xứ:

“Ca Huế trên sông Hương” được đăng trên báo “Người Hà Nội”

b. Thể loại: Thể kí

c. Bố cục: hai phần

- “Xứ Huế đến “lí hoài nam”: Giới thiệu về các điệu hò, điệu lí làm nên sự độc đáo của những làn điệu dân ca Huế.

- "Những đặc sắc của ca Huế và sơ lược về cách biểu diễn, thưởng thức ca Huế trên sông Hương.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Đặc điểm của cố đô Huế

ca-hue-tren-song-huong-ha-anh-minh-anh-1

- Huế là cố đô – kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

- Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Huế đẹp và thơ mộng với núi Ngự, sông Hương và các công trình kiến trúc đẹp nổi tiếng như Ngọ Môn, chùa Thiên Mụ…

- Người Huế thanh lịch, giọng nói nhẹ nhàng.

- Huế có những làn điệu dân ca rất hay trong đó nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản phi vật thể của thế giới.

2. Những làn điệu dân ca Huế

Tác giả giúp cho chúng ta nhận biết ca Huế được tạo nên bởi những điệu hò, điệu lí đa dạng và phong phú.

- Hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả. Hò khi cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm, … những điệu hò, điệu lí ấy gửi gắm một ý tình trọn vẹn.

- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh hồn buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người.

- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh thể hiện lòng khao khát mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.

- Ngoài ra Huế còn nổi tiếng với các điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, …

- Các dụng cụ âm nhạc: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh

⇒ Huế là mảnh đất, là cái nôi sinh ra những làn điệu dân ca (điệu ca, nhạc cụ, các ngón đàn)… Các làn điệu phong phú và đa dạng, sâu sắc, chan chứa tình cảm

3. Những đặc sắc của ca Huế trên sông Hương

- Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình. Nhạc cung đình là nhạc dùng trong những buổi lễ trang nghiêm nơi cung đình, tôn miếu nên trang trọng uy nghi. Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, điệu hò, hát lí... Chính vì vậy, các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, vui tươi, vừa trang trọng uy nghi do bắt nguồn từ hai dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình.

- Nghe ca Huế là một thú tao nhã vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rồng to và dài, đầu rông như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên, gió mát. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh.

- Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp còn nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn vô cùng điêu luyện. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, nhón rãi. Dàn nhạc cất lên tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.

- Hòa cùng tiếng đàn, nhịp phách là “sóng vỗ ru mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, … Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng. Những đêm ca Huế thật tuyệt vời, thanh lịch, tinh tế, mang nét dân

III. Tổng kết

Với nghệ thuật liệt kê kết hợp với giải thích, bình luận, nghệ thuật miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm… Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển. Bài tùy bút của Hà Ánh Minh như đang vẫy gọi, mời chào chúng ta đến với Huế mộng mơ và để rồi

Xin chào Huế một lần anh đến

Để ngàn lần anh nhớ trong mơ

(Thu Bồn)

Giáo viên biên soạn: Đoàn Thị Loan

Đơn vị: Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông

Từ khóa » Ca Huế Trên Sông Hương Bố Cục