Ca Khúc “Đà Lạt Hoàng Hôn” (Minh Kỳ – Dạ Cầm) Và Nét đẹp Của ...

Click vào hình để nghe Thanh Tuyền hát Đà Lạt Hoàng Hôn (thu âm trước 1975)

Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơMàu lam tím Đà Lạt sương phủ mờTừng đôi đi trên phố vắngBước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thùa màn đêm.

Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thôngHàng cây thẫm màu đèn lên phố phườngGiờ đây hơi sương giá buốtBiết ai thương bước cô liêuNgười đi trong sương rơi

Đà Lạt ơi, có nghe chăng Cam Lykhóc tình đầu dang dởĐêm xuống Than Thở vang cung hờn,thêm sắt se tâm hồnNgười đi trong bóng cô đơn.

Khách du tìm đến thành phố ngàn thơNhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờGần nhau, xa nhau mấy nỗiHỡi quê hương xứ sương rơiĐà Lạt ơi, Đà Lạt ơi!

Đà Lạt đã từng khiến cho hồn cho bao du khách lãng đãng buồn theo màu lam chiều xứ lạnh vấn vương trên dốc đồi ngàn thông. Và màu sương mờ như khói như mây cho cảm giác như giữa cảnh thực và ảo không còn khoảng cách. Khách lãng du một chiều đứng lại nghe hoàng hôn rơi êm đềm trên thành phố mộng mơ.

Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơMàu lam tím Đà Lạt sương phủ mờTừng đôi đi trên phố vắngBước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thùa màn đêm.

Những đôi tình nhân trên phố vắng, nhẹ nhàng dìu nhau từng bước êm đềm trong màn sương phủ kín. Họ khẽ khàng thôi, vì không muốn làm khuấy động cái không khí lãng đãng mê hoặc đó, trong bầu không gian được mô tả là: “hoàng hôn thùa màn đêm…”

“Thùa” ở đây có người nghe tưởng là “thủa” hoặc là “thưa”. Thật ra đúng nghĩa là “thùa”. Thùa nghĩa là khâu móc từng múi chỉ để viền kín các mép của lỗ khuyết. Ý nghĩa trong câu nhạc là hoàng hôn đang chuyển dần về màn đêm. Có lẽ tác giả đã vắt cạn ngữ từ để tìm ra một từ đắc địa là “thùa” như thế để tả cảnh sắc hoàng hôn sắp hết.

Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thôngHàng cây thẫm màu đèn lên phố phườngGiờ đây hơi sương giá buốtBiết ai thương bước cô liêuNgười đi trong sương rơi…

Đứng trên triền dốc cao mới nhìn được toàn cảnh đồi thông đang thẩm màu lên đèn phố núi. Đứng trên cao mới cảm nhận được nỗi cô đơn chập chùng vây quanh mình màu sương miền cao nguyên giá buốt. “Biết ai thương bước cô liêu”, biết ai chiều nay có thương bước chân in dấu hoài tưởng vào lời ca cho buổi chiều Đà Lạt ướt đẫm sương rơi.

Đà Lạt ơi, có nghe chăng Cam Lykhóc tình đầu dang dởĐêm xuống Than Thở vang cung hờn,thêm sắt se tâm hồnNgười đi trong bóng cô đơn.

Thác Cam Ly và hồ Than Thở là những thắng cảnh nên thơ của Đà Lạt. Sự tích của hồ Than Thở theo truyền thuyết, vào từ thế kỷ 18, Hoàng Tùng là một nghĩa sĩ đoàn quân áo vải Tây Sơn của vua Quang Trung. Trước khi lên đường đánh giặc, Hoàng Tùng đã cùng Mai Nương ra bờ hồ Than Thở để hẹn hò, hẹn mùa xuân năm sau khi hoa Anh đào nở thì chàng sẽ trở về. Thời loạn ly chiến chinh cách trở, Mai Nương ở nhà nghe tin Hoàng Tùng tử trận nên gieo mình xuống giòng nước tự trầm. Năm sau Hoàng Tùng chiến thắng trở về, vô cùng thương xót khi biết người yêu không còn nữa, chàng đã tự vẫn bên hồ để được hạnh phúc với người yêu nơi chín suối.

Đà Lạt buồn, buồn luôn đến những chuyện tình dang dở đã thành huyền thoại của xứ sở sương mù, tác giả đã đem truyền thuyết này vào để gợi nhắc đến những thiên tình sử của ngày xưa, còn âm vang cung thương oán cao xanh nỡ cách chia tình đầu của đôi mái đầu xanh.

Khách du tìm đến thành phố ngàn thơNhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờGần nhau, xa nhau mấy nỗiHỡi quê hương xứ sương rơiĐà Lạt ơi, Đà Lạt ơi!…

“Gần nhau, xa nhau mấy nỗi”… Khách du “nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ” khi tìm về với Đà Lạt. Đứng giữa hoàng hôn của xứ thơ nhạc sương khói và tình yêu mộng mị, nỗi cô đơn thường trực trong tâm hồn chợt rung lên những cung bậc u hoài buồn thương, mà giai điệp vẫn âm trầm bừng lên màu nắng như màu hoa Anh đào trên đôi má người con gái Đà Lạt ngày xưa.

“Hỡi quê hương xứ sương rơi. Đà Lạt ơi, Đà Lạt ơi!”

Lời nhạc cứ réo rắc gọi về xứ Hoa anh đào, làm người nghe mơ màng nhớ về phố núi sương mù buồn đẹp mộng mơ. Để rồi ước muốn thêm một lần nữa làm khách du tìm đến Đà Lạt, mơ hồ lãng du làm “người đi trong trong sương rơi”.

Để rồi “nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ” Nhặt hoa Anh Đào hay Mimosa? Màu hoa nào đối với người đa cảm cũng sẽ là màu tan vỡ, khi nghệ sĩ vốn là khách đa tình nên dễ đa mang dự cảm trước thiên vạn nỗi buồn nơi chốn nhân gian…

Bài: Trương Đình Tuấn(Ghi rõ nguồn nhacxua.vn nếu copy bài viết này)

Từ khóa » đà Lạt Hoàng Hôn Trước 1975