Cá Koi Bị Bệnh Nấm Trắng: Cách Chữa Trị Dứt điểm

Last Updated on 28/12 by Askoi

Khi thấy trên da, vảy và toàn thân của cá Koi xuất hiện những đốm trắng đục và cá có biểu hiện lờ đờ thì chúng đã mắc bệnh nấm trắng. Lúc này bạn cần nhanh chóng tìm ra biện pháp điều trị kịp thời.

Nội dung chính có trong bài:

Toggle
  • Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm trắng ở cá Koi
  • Tại sao cá Koi lại mắc bệnh nấm trắng?
  • Cách điều trị bệnh nấm trắng cho cá Koi
  • Phòng ngừa bệnh nấm trắng ở cá Koi như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm trắng ở cá Koi

Bệnh nấm trắng là loại bệnh rất phổ biến ở cá cảnh, nhất là ở cá Koi. Bệnh này có tên tiếng Anh là White Spot Disease – tên của loại sinh vật đơn bào được phát triển bên trong bể cá và sẽ bám vào mang của cá Koi khi trưởng thành.

Cá Koi khi bị bệnh nấm trắng sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Cơ thể cá koi xuất hiện nhiều đốm trắng, sau đó chúng lan ra cả vây, nhanh chóng bám vào da và dần dần lan rộng khắp các vùng khác.
  • Cá trở nên lờ đờ, biếng ăn hoặc bỏ ăn, ăn không tiêu và dễ bị stress.
  • Nguồn nước trong ao nuôi hoặc bể nuôi khi bị nhiễm tế bào nấm trắng sẽ chuyển dần sang màu đục và không trong như thường ngày. Đồng thời, bể cá cũng sẽ xuất hiện những vảy nấm màu nâu hoặc màu trắng, nhìn như những đám rêu bám vào cây thủy sinh trồng trong bể hoặc bám trên mặt và thành kính.
Cá Koi có nấm trắng đục trên khắp da và vây khi mắc bệnh
Cá Koi có nấm trắng đục trên khắp da và vây khi mắc bệnh
Đuôi cá koi bị nấm xuất hiện những mảng trắng
Đuôi cá koi bị nấm xuất hiện những mảng trắng

Tại sao cá Koi lại mắc bệnh nấm trắng?

Bệnh nấm trắng ở cá Koi do Multifiliis Ichthyophthirius gây ra. Loài ký sinh vật này sẽ bám chặt vào trong da, vây và mang cá, từ từ ăn sâu vào trong mô cùng với những chất dịch của tế bào. Sau 3 tuần, chúng sẽ nhanh chóng bơi ra khỏi da cá và tụ tập xuống dưới đáy bể/ao nuôi để sinh sản, tìm một vật chủ ký sinh khác.

Ngoài ra, chất lượng nước trong hồ cá kém, không đảm bảo cũng là nguyên nhân khiến bệnh nấm trắng lây lan nhanh hơn. Để xử lý nước, người nuôi có thể sử dụng vật liệu lọc hồ cá để tự làm bộ lọc thủ công, giúp tiết kiệm chi phí. Nếu có điều kiện dư giả, người nuôi có thể lựa chọn trang bị Máy lọc thùng drum filter

Cách điều trị bệnh nấm trắng cho cá Koi

Để điều trị bệnh nấm trắng cho cá Koi, trước hết bạn nên thay nguồn nước mới cho bể nuôi hoặc ao nuôi bằng cách dùng hệ thống lọc và dùng sưởi tăng nhiệt độ bể cá lên 30 – 32 độ C. Kế đến, hãy tăng thêm lượng muối cho bể lên 0,5% so với lượng muối ban đầu bạn bỏ vào bể, tùy thuộc vào kích thước bể cá và lượng muối ban đầu của bạn ở bể cá. (Tham khảo: Cách cho muối vào hồ koi)

Mỗi ngày, bạn nên thay nước cho bể cá 1 lần. Đối với các hồ cá Koi lớn thì nên bắt cá ra các bể nhỏ hoặc chậu có thể tích từ 20-40l và sử dụng cách điều trị nêu trên để cá nhanh khỏi bệnh và tránh lây lan sang những con cá Koi khác trong hồ.

Những con cá Koi bị bệnh nặng thì cần phải chữa trị bằng cách rút hết nước ra khỏi hồ, để lại lượng nước chừng 1 gang tay thì cho 5 viên Megyna vào hồ, ngâm trong 3 ngày rồi cho lượng nước gấp đôi vào cùng với 5 viên tiếp theo. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng chế phẩm sinh học Emina cho cá Koi, giúp phân hủy nhanh chất hữu cơ dư thừa có trong nước và phần nền đáy ao nuôi, góp phần giúp gia tăng hàm lượng oxy hòa tan, ổn định độ pH và ức chế sự phát triển của những virus gây bệnh.

Dùng dung dịch trị nấm Malachite xanh và Formalin: Cho thêm dung dịch trị nấm Malachite xanh và Formalin với liều lượng 1,5 mg Malachite xanh/lít nước trong 1 giờ. Dung dịch này có bán tại các hiệu thuốc nên bạn có thể mua được rất dễ dàng. Lưu ý rằng khi cho dung dịch này vào bể/ao nuôi cá Koi thì nên đeo thêm găng tay để tránh làm hại đến làn da nhé!

Thuốc trị nấm cho cá Koi Malachite
Thuốc trị nấm cho cá Koi Malachite

Nếu bạn không biết cách xử lý thế nào khi cá koi bị bệnh, bạn có thể tham khảo ngay Dịch vụ chăm sóc chữa bệnh cho cá koi của Askoi.

Phòng ngừa bệnh nấm trắng ở cá Koi như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh nấm trắng cũng như các bệnh khác ở cá Koi, bạn cần tuân thủ theo những cách sau:

  • Tẩy và dọn ao nuôi kỹ trước khi thả cá, bón vôi CaCO3 (đá vôi) hoặc Ca(OH)2, phơi ao để diệt mầm bệnh.
  • Cá mua về phải biết rõ nguồn gốc, không bị nhiễm các mầm bệnh. Cá mới bắt về phải được cách ly để tránh cá bị sốc do không thể thích nghi ngay với môi trường nước mới. Cách dưỡng cá mới mua về rất đơn giản. Bạn chuẩn bị thùng chứa có hệ thống lọc và sục khí oxy pha nước muối 5kg /1000l + 1g tetra / 100l nước hoặc tắm cá bằng thuốc tím là được. Thời gian cách ly cá là khoảng 14 ngày.
  • Chọn cá giống khỏe mạnh: Cá Koi phải có thân hình thuôn dài, bụng không được phệ và ngắt quãng như cá nóc. Cá có tố chất múp míp, có da có thịt, nở nang đầy sức sống và trên sống lưng có mảng màu lớn cân xứng ở hai bên là giống cá Koi khỏe mạnh bạn nên chọn. Tránh chọn những con cá bị tật như bị hở râu, râu cá không đều, mắt lồi hay đuôi bị cong, vẹo sang 1 bên. (Xem chi tiết: Cách chọn mua cá koi đẹp, chuẩn, không lỗi tật)
  • Cho cá ăn vừa đủ, khoảng 1 lần/1 ngày, tránh dư thừa thức ăn làm ô nhiễm nước. (Xem thêm: Cách cho cá koi ăn khoa học, lên màu đẹp)
  • Sử dụng riêng biệt các dụng cụ cho các ao nuôi khác nhau.
  • Trong quá trình nuôi tránh gây sốc cá: khi thay nước cho bể cần rút nước từ từ, chỉ rút khoảng 30% lượng nước để cá không bị sốc. Đồng thời, nếu cá bị bệnh cần bắt cá bằng tay nhẹ nhàng, không sử dụng vợt hay bắt quá mạnh vì sẽ khiến cá bị đỏ mình, sợ hãi.
  • Không nuôi chung với các loài cá khác có khả năng mang mầm bệnh.
  • Vệ sinh môi trường nuôi thường xuyên bằng vôi bột tùy theo độ pH của nước ao. Nếu pH<7, bón 2kg vôi/100m3 nước, pH từ 7-8,5 bón 1kg vôi/100m3, bón định kỳ 2-4 lần/tháng. Pha nước vôi loãng tạt đều ao nuôi để tiêu diệt mầm bệnh.

Cá Koi sẽ có tiềm năng sống cực kỳ thọ và khỏe mạnh nhưng đòi hỏi chủ nhân phải hao tổn nhiều công sức và dành sự quan tâm đặc biệt cho loài cá này. Giá một chú cá Koi thấp nhất cũng khoảng vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng nên hãy chăm sóc chúng thật cẩn thận vì đôi khi tiền chữa bệnh cho chúng cũng chẳng bằng giá của một chú cá Koi đâu nhé!

Mời bạn tìm hiểu thêm:

  • Các bệnh thường gặp ở cá koi
  • Dấu hiệu cá koi bị mắc bệnh
  • Cách tắm thuốc tím cho cá koi
  • Bệnh rận ở cá koi
  • Bệnh ghẻ ở cá koi
  • Bệnh trùng mỏ neo ở cá koi

Từ khóa » Cá Chép Koi Bị Nấm Mang