Cá Lăng: Đặc điểm Và Cách Nuôi | Farmvina Nông Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Cá lăng rất phổ biến ở nước ta và được chế biến thành nhiều món ăn ngọn. Cá lăng thuộc dòng cá da trơn xuất xứ từ châu Á và châu Phi. Chúng có tên tiếng Anh là Bagridae với hơn 245 loài, đa dạng hình dáng và kích thước. Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những thông tin cơ bản về loài cá này.
- Tìm hiểu thêm kỹ thuật nuôi cá lăng
Đặc điểm
Là loài cá tương đối lớn, chúng có thể dài hơn 1.5m và nặng từ 10 tới 30kg khi trưởng thành, đặc biệt nhiều cá thể đạt trọng lượng 100kg. Thuộc dòng cá da trơn nên toàn bộ thân mình của cá lăng được bao phủ bằng một lớp nhớt, không có vảy.
Cá lăng có một vây gai ở phía trước và các vây mỡ xung quanh thân, riêng phần vây ức có răng cưa. Cá có thân hình thuôn dài, đầu dẹt với 4 cặp râu dài giống với cá trê. Mặc dù có rất nhiều loại khác nhau nhưng phổ biến ở nước ta là các loại cá lăng đuôi đỏ, cá lăng vàng, cá lăng chấm,…
Điểm khác biệt giữa cá lăng và cá chê là phần đầu của chúng không bẹt nhiều như cá trê. Miệng cá lăng cũng không trề ra nhiều như cá trê. Ngoài ra, màu sắc cá lăng nhạt hơn trong khi cá trê thường có màu đen nhánh.
Môi trường sống của cá lăng
Cá ưa sống ở những vùng nước ngọt và lợ tại các ao hồ, sông suối. Chúng hoạt động chủ yếu ở tầng nước đáy, nơi có nhiều bùn và nước chảy chậm. Cá ăn tạp, chúng thích ăn các loài ấu trùng, tôm của nhỏ và nhiều loài thủy sinh trong nước.
Cá thường đẻ trứng vào tầm tháng 8 âm lịch hàng năm. Khi vào mùa sinh sản, cá lăng sẽ tìm tới những nơi ngập nước để đẻ trứng, sau đó vài ngày trứng sẽ nở thành cá con. Cá con lúc này sẽ tiếp tục phát triển vài tháng tại nơi sinh ra sau đó mới di chuyển ra sông hồ.
Kỹ thuật nuôi cá lấy thịt
Chuẩn bị ao nuôi
Chuẩn bị ao nuôi vô cùng quan trọng bởi nếu đúng kỹ thuật thì sẽ ít xuất hiện mầm bệnh và cá phát triển tốt hơn.
- Sau khi tháo hết nước, chúng ta sử dụng vôi nông nghiệp CaCO3 rãi đều khắp đáy ao với liều lượng 10kg/100m2 để tẩy dọn ao. Nếu là vùng đất nhiễm phèn thì có thể tăng liều lượng lên 15kg/100m2
- Kết hợp sử dụng sản phẩm chuyên dùng để thúc đẩy phân hủy hữu cơ và khử khí độc ở đáy ao, tạo môi trường sống tốt nhất co cá với liều lượng phù hợp.
- Phơi ao khoảng một vài ngày rồi tiến hành khử trùng ao bằng FIDIS hoặc WPLMIDTM.
- Đối với FIDS: Lọc nước vào ao khoảng 10cm rồi dùng FIDIS từ 2 đến 2.5l/1000m2.
- Đối với WPLMIDTM: Lọc nước cho vào ao khoảng 10cm rồi phun WPLMIDTM theo liều lượng 0.3kg/1000m3.
Thức ăn
Chúng ta có thể cho cá ăn các loại thức ăn tự chế hoặc thức ăn viên tùy theo hình thức nuôi thâm canh hay bán thâm canh. Cụ thể:
- Nuôi thâm canh: Cho cá ăn thức ăn viên có độ đạm dưới 25% với khẩu phần ăn từ 2% đến 5% tổng trọng lượng cá nuôi. Mỗi ngày cho cá ăn 3 lần, riêng bữa tối cho ăn nhiều (60% lượng thức ăn 1 ngày).
- Nuôi bán thâm canh: Có thể cho cá ăn bằng thực phẩm tự chế và tận dụng nguyên liệu tại chỗ với khẩu phần ăn bằng 2% đến 4% tổng trọng lượng cá trong ao. Cho ăn 2 lần mỗi ngày. Trong ao có thể nuôi các loài cá khác nhau và cá tạp để chúng phát triển làm mồi tự nhiên cho cá lăng.
Qua bài viết trên đây, chúng tôi vừa gửi tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về cá lăng. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc dễ dàng nhận biết và hiểu rõ hơn về loài cá này.
Câu Hỏi Thường Gặp
Đặc điểm của cá lăng là gì?
Là loài cá tương đối lớn, chúng có thể dài hơn 1.5m và nặng từ 10 tới 30kg khi trưởng thành, đặc biệt nhiều cá thể đạt trọng lượng 100kg. Thuộc dòng cá da trơn nên toàn bộ thân mình của cá lăng được bao phủ bằng một lớp nhớt, không có vảy. Cá lăng có một vây gai ở phía trước và các vây mỡ xung quanh thân, riêng phần vây ức có răng cưa. Cá có thân hình thuôn dài, đầu dẹt với 4 cặp râu dài giống với cá trê. Mặc dù có rất nhiều loại khác nhau nhưng phổ biến ở nước ta là các loại cá lăng đuôi đỏ, cá lăng vàng, cá lăng chấm,…
Cá lăng sông trong môi trường nào?
Cá ưa sống ở những vùng nước ngọt và lợ tại các ao hồ, sông suối. Chúng hoạt động chủ yếu ở tầng nước đáy, nơi có nhiều bùn và nước chảy chậm.
Ao nuôi cá lăng được chuẩn bị như thế nào?
(1) Sau khi tháo hết nước, chúng ta sử dụng vôi nông nghiệp CaCO3 rãi đều khắp đáy ao với liều lượng 10kg/100m2 để tẩy dọn ao; (2) Kết hợp sử dụng sản phẩm chuyên dùng để thúc đẩy phân hủy hữu cơ và khử khí độc ở đáy ao, tạo môi trường sống tốt nhất co cá với liều lượng phù hợp; (3) Phơi ao khoảng một vài ngày rồi tiến hành khử trùng ao bằng FIDIS hoặc WPLMIDTM.
Nên cho cá lăng ăn thức ăn gì?
(1) Nuôi thâm canh: Cho cá ăn thức ăn viên có độ đạm dưới 25% với khẩu phần ăn từ 2% đến 5% tổng trọng lượng cá nuôi. Mỗi ngày cho cá ăn 3 lần, riêng bữa tối cho ăn nhiều (60% lượng thức ăn 1 ngày); (2) Nuôi bán thâm canh: Có thể cho cá ăn bằng thực phẩm tự chế và tận dụng nguyên liệu tại chỗ với khẩu phần ăn bằng 2% đến 4% tổng trọng lượng cá trong ao. Cho ăn 2 lần mỗi ngày.
Từ khóa » Cá Lăng Nuôi ăn Gì
-
Đặc điểm, Phân Loại Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Lăng - Báo Khuyến Nông
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Lăng. Thức ăn Cho Cá Lăng. Cách Làm Ao Nuôi Cá Lăng
-
Nuôi Cá Lăng Nha Trong Ao đất - Tạp Chí Thủy Sản
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Cá Lăng Nha Thương Phẩm
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Của Cá Lăng | Vinmec
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Lăng đuôi đỏ Hiệu Quả, Thu Nhập Cao - SunCo Group
-
Cá Lăng Là Cá Gì? Sống ở đâu? Làm Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền
-
5 Yếu Tố Quan Trọng Khi Nuôi Cá Lăng Nha, Nuôi Cá Trong Ao, Lồng Bè
-
Cách Chọn Cá Lăng & Gợi ý Các Món Ngon Từ Cá Lăng | VinID
-
Tìm Hiểu Tập Tính Cá Lăng Và Chuẩn Bị Những Kỹ Thuật Câu Hiệu Quả
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Lăng - AO ƯƠNG DI ĐỘNG
-
Cá Lăng Là Cá Gì? Cá Lăng Bao Nhiêu 1kg, Cách Phân Biệt Cá Lăng Và ...
-
Nuôi Cá Lăng Nha 1 Tuần Chỉ Cho ăn 2 Lần, Giá 1kg Bằng 4kg Thịt Lợn
-
Chủ Trại Cho Bầy Cá Lăng đang đang đói ăn Như Thế Nào - YouTube