Cá Lau Kính Và Những điều Người Chơi Cần Lưu ý

Cá lau kính (còn gọi là cá lau kiếng, cá tỳ bá, cá dọn bể) là loại cá được nhiều người chơi cá cảnh chọn nuôi, chúng sẽ làm vệ sinh cho bể cá cảnh một cách tự nhiên giúp tiết kiệm thời gian và công sức người chơi. Sau đây, Cá Cảnh Thái Hòa sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về loài cá này và cách nuôi chúng tốt nhất trong bể cá cảnh hay bể thủy sinh.

1. Đặc điểm sinh học của Cá lau kính

– Độ pH: 5,5 – 8,4

– Tính ăn: Ăn tạp

– Nhiệt độ nước (C):19 – 30

– Độ cứng nước (dH):1 – 30

– Chi tiết đặc điểm sinh học: Cá lau kiếng sống ở dưới đáy hồ

– Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

– Sinh sản: Cá lau kiếng sinh sản trong ao đất, đào hang đẻ trứng (khoảng 300 trứng/lần đẻ).

2. Cách chăm sóc Cá lau kính

– Thiết kế bể: Cá được xem là chuyên gia ăn rêu và dọn chất nhớt ở thành bể và đáy bể, cá thích hợp thả nuôi chung với nhiều loài. Cá ăn thực vật và phá cây nên tránh nuôi trong bể có trồng nhiều cây thủy sinh. Có thể bố trí thêm giá để làm nơi trú ẩn cho cá như gỗ, đá …

– Chăm sóc: Cá dễ nuôi, hoạt động về đêm, thích ứng nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

– Thức ăn: Cá lau kiếng ăn tảo, rêu, thực vật, mùn bã, giáp xác và côn trùng nhỏ. Chúng cũng ăn được những thức ăn mà các loài cá cảnh khác hay ăn, cám viên, trùn chỉ, sâu lạnh,…

Lưu ý khi nuôi

– Bạn nên chọn lau kiếng có kích thước nhỏ hoặc trung bình, chúng sẽ siêng năng dọn bể và ít phá hoại hơn. Ngược lại, những con cá lớn thường lười, nằm ì một chỗ, không chịu đi đâu.

– Không nuôi quá nhiều con lau kiếng, mỗi bể chỉ cần từ 1-2 con là đủ.

Qua bài viết này Cá Cảnh Thái Hòa chúc các bạn nuôi thành công và có một bể cảnh như ý!

Từ khóa » Có Nên Thả Cá Dọn Bể