Cá Lóc Bông, Cá Lóc Cảnh đẹp - Cá Cảnh Phong Thuỷ
Có thể bạn quan tâm
Cá Lóc bông – Snakehead có thể được nuôi như loài cá lóc cảnh đẹp độc đáo thay vì nuôi cá rồng, cá la hán trong bể cá cảnh
Cá Lóc bông
Cá Lóc bông – Snakehead
Cá thường được bán tại:
Mức độ được ưa thích của loài cá cảnh này trên thị trường:
Cá có mức độ được ưa thích trung bình và mức độ phổ biến trung bình. Cá có giá trung bình khoảng 30.000 VND/kg. Thịt cá lóc bông cũng thơm ngon không thua gì thịt cá lóc. Có điều một số ít người chê vì ăn vào bị dị ứng ở da, vì vậy giá bán thường thấp hơn giá cá lóc đen.
Một số thông tin khoa học của sinh vật:
Cá có tên khoa học là
Channa micropeltes
, Tên thường gọi là Cá Lóc bông, tên tiếng Anh là Snakehead.
Đặc điểm sinh học và giá trị của sinh vật
Cá lọc bông phân bố và được nuôi phổ biến ở một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cá lóc bông xuất hiện ở thủy vực tự nhiên thuộc các nước ở châu Á: trên sông MêKông và sông Chao Phraya (Thái Lan), lưu vực Bangfai (Lào), quần đảo Mã Lai, Sumatra và Borneo. Theo nhiều tác giả loài cá này vẫn xuất hiện nhiều ở Ấn độ, Myanmar, Việt Nam và Singapore, quần đảo Indo – Australian.
Cách nuôi cá cảnh
Cá lóc bông hiện nay được người dân nuôi rất nhiều ở hai huyện đầu nguồn biên giới là An Phú tỉnh An Giang và Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp. Nguồn giống cá con cung cấp cho bè nuôi hiện đã được ngư dân chủ động sản xuất tại chỗ thông qua phương thức sinh sản bán tự nhiên.
Đặc điểm dinh dưỡng của cá lóc bông: Cá lóc bông có miệng cần trên và to cho thấy cá lóc bông có thể ăn được mồi có kích thước lớn. Răng hàm, răng lá mía và răng khẩu cái khá to, bén. Hàm dưới có răng chó cho thấy cá lóc bông thuộc nhóm cá ăn động vật kích thước lớn và bắt được mồi sống. Thực quản cá lóc bông ngắn, có vách dày, mặt trong thực quản có nhiều nếp gấp nên co giãn được do đó cá có thể nuốt được mồi to. Phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa từ những mẫu cá lóc bông trưởng thành cho thấy cá có 4 loại thức ăn chính là: cá con, mùn vã hữu cơ, Phytoplankton và Zoopalankton. Trong nuôi cá thương phẩm hiện nay, thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng cao và thích hợp với các giai đoạn cá phát triển, kết hợp luyện cho cá ăn cẩn thận vẫn có thể thu hoạch được sản phẩm sau thời gian nuôi 6 tháng trong bè và nuôi ao. Kích thước cá đạt từ 1,2 – 1,5 kg/cá.
Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản cá lóc bông: Trước lúc cá đạt trạng thái thành thục sinh dục lần đầu, cá lóc bông chủ yếu tăng nhanh về kích thước, khi cá đạt trạng thái thành thục sinh dục, tốc độ tăng trưởng về chiều dài cá giảm, nhường bước cho sự tăng về khối lượng. Sinh sản của cá lóc bông không cao, thường biến động từ 6.125 – 13.248 trứng/kg cá cái. Cá càng lớn thì sức sinh sản của cá tăng dần. Cá lóc bông là loài có kích thước lớn trong họ cá lóc.
Tài liệu tham khảo chính: Dương Nhật Long, Nguyễn Anh Tuấn, Lam Mỹ Lan, 2014. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. NXB Đại học Cần Thơ, 212 trang.
Từ khóa » Cá Lóc Xiêm
-
CANH XIÊM LO CỦA NGƯỜI KHMER - Du Lịch Sóc Trăng
-
Đầu Khô Cá Lóc Nấu Xiêm Lo Ngon Lắm Cả Nhà - YouTube
-
CANH XIÊM LO đặc Sản Của Trà Vinh - YouTube
-
Cách Làm Khô Cá Lóc Nấu Canh Chua Ngon Dễ Làm Thanh Nhiệt Ngày ...
-
Truyền Tích Món Xiêm Lo
-
Khô Cá Lóc Nấu Canh Chua
-
Canh Chua Khô Cá Lóc, đọt Me - THTPCT
-
Xiêm Lo Với Chút Hồn Sử Việt
-
Bún Xiêm Lo Là Gì Mà Làm Mê Lòng Thực Khách đến Miền Tây đến ...
-
Khô Cá Lóc ớt Xiêm Xanh - Khác
-
Bún Xiêm Lo - Cá Lóc | 098 600 28 74 | Cần Thơ - Việt-Biz
-
Bún Xiêm Lo Mê Lòng Khách đến Miền Tây | Đặc Sản địa Phương
-
Bánh Canh Vịt Xiêm Miền Tây & Cháo Cá Lóc - Riviu