Cá Mập - Những điều Bạn Chưa Biết Về "hung Thần" Của đại Dương

Khi nhắc đến “hung thần” của đại dương, chúng ta liền nghĩ ngay đến cá Mập. Chúng không chỉ có thân hình to lớn mà còn còn vô cùng hung dữ, là nỗi khiếp sợ không chỉ đối với các sinh vật biển mà còn đối với cả con người. Vậy tại sao cá Mập lại đáng sợ đến như vậy? Chúng có những đặc điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.

Nguồn gốc của cá Mập

Cá mập xuất hiện trên trên trái đất từ hàng triệu triệu năm về trước, xuất hiện trước cả thời kỳ khủng long. Đây là dòng cá hung dữ và đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, trong hàng trăm loài cá mập thì chỉ có khoảng 30 loài cá mập hung dữ và nguy hiểm đối với con người.

Nguồn gốc của cá Mập
Nguồn gốc của cá Mập

Cá mập có tên gọi tiếng anh là Shark. Những chú cá mập đầu tiên xuất hiện trên trái đất vào khoảng 420 – 450 triệu năm về trước – thời kỳ Ordovic.

Dòng cá mập được coi là đầu tiên (cá mập thời tiền sử) chính là dòng cá mập khổng lồ Megalodon (quái vật biển hung dữ và kích thước khổng lồ). Cá mập Megalodon thời tiền sử có ngoại hình không giống với dòng cá mập hiện đại ngày nay.

Sau quá trình biến đổi về địa chất, cá mập Megalodon đã bị tuyệt chủng (không còn sống) chỉ còn lại những bộ xương hóa thạch. Cho đến khoảng gần 100 năm trở lại đây, những cá thể cá mập hiện đại mới xuất hiện và được cho là hậu duệ của dòng cá mập Megalodon.

Những cá thể cá mập hiện đại đã có rất nhiều thay đổi về ngoại hình so với cá mập Megalodon để thích nghi với môi trường sống hiện nay.  Theo như thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 470 loài cá mập đang sinh sống dưới đại dương.

Đặc điểm của cá Mập

Đặc điểm hình thái

Cá mập thường chỉ có sụn chứ không có xương. Nhìn từ xa, tưởng chừng như những chú cá mập không có vảy. Thực chất bao phủ trên lớp da đó là rất nhiều những vảy nhỏ li ti, khi chạm vào sẽ có cảm giác gai và nhám. Phần vảy nhỏ li ti này chính là công cụ để bảo vệ cơ thể chúng chống lại các ký sinh trùng ở dưới biển.

Cá Mập - Những điều bạn chưa biết về "hung thần" của đại dương 1

Một chú cá mập sẽ có từ 5 – 7 khe mang được sắp xếp nằm dọc ở hai bên của khu vực gần đầu (khe đầu tiên được gọi là lỗ thở – trao đổi khí). Những khe mang với mục đích giúp chúng cung cấp đầy đủ oxi phục vụ cho sự hô hấp và sự sống của chúng.

Cá mập không có răng hàm chỉ có những chiếc răng cưa, dù là răng cưa nhưng răng của chúng vô cùng lớn và sắc nhọn. Trong suốt cuộc đời, một chú cá mập có thể thay răng rất nhiều lần. Chỉ cần có một chiếc răng rụng đi vì bất cứ nguyên nhân nào thì ngay sau đó vài ngày sẽ có chiếc răng khác mọc lên thay thế.

Khứu giác: Cá mập là loài động vật dưới nước có khứu giác vô cùng nhạy bén. Chỉ cần có 1 giọt màu hòa trong nước biển chúng đã có thể phát hiện ra con mồi, tìm đến để tấn công.

Thị giác – mắt: Mắt của cá mập được cấu tạo bao gồm giác mạc, võng mạc và lớp thấu kính và lớp màn mỏng. Với đặc điểm này những chú cá mập có thể thích nghi ở trong môi trường nước.

Đặc biệt là lớp màng mỏng giúp chúng có thể nhìn rõ mọi thứ ở trong bóng tối. Không chỉ có vậy, mắt của cá mập còn có mí mắt và màng mắt giúp bảo vệ đôi mắt của chúng trước những sinh vật gây hại ở trong nước biển.

Thính giác: phần tai nhỏ ở trên đầu của những chú cá mập được sử dụng để nghe âm thanh của những con mồi. Chúng có thể nghe thấy âm thanh của con mồi cách xa chúng vài dặm hải lý.

Đường bên: đây được xem như là một hệ thống giúp chúng có thể nhận biết được mọi chuyển động ở trong nước. Bộ phận này giúp chúng có thể nhận biết được mọi sự chuyển động của các sinh vật đang ở trong nước.

Cá Mập - Những điều bạn chưa biết về "hung thần" của đại dương 2

Tuổi thọ của cá Mập

Thông thường, một chú cá mập có tuổi thọ lên đến 25 năm. Tuy nhiên, loài cá mập voi có thể sống tới 100 năm tuổi.

Đặc điểm sinh sản

Cá mập có 2 hình thức sinh sản:

  • Hình thức sinh sản hữu tính:Cá mập sinh sản bằng hình thức đẻ trứng. Hầu hết sau khi chúng đẻ trứng xong thì chúng sẽ vẫn được giữ lại trong cơ thể cá mập mẹ để nuôi dưỡng cho tới khi nở (cá mập con ra đời).

Tuy nhiên, một số dòng cá mập sau khi đẻ trứng thường được gắn kết với nhau thành từng chùm và được đặt ở những nơi kín đáo

  • Hình thức sinh sản vô tính: cá mập không cần kết đôi mà vẫn có thể sinh sản để bảo tồn giống nòi.

Cá Mập - Những điều bạn chưa biết về "hung thần" của đại dương 3

Phân loại cá Mập thời tiền sử

Trên thế giới theo sự thống kê của các nhà khoa học, cá mập hiện có hơn 400 loài và được chia thành 8 nhóm chính:

Nhóm cá mập Hexanchiformes: Đây là dòng cá mập nguyên thủy bao gồm các loại cá mập như cá mập bò và cá mập thằn lằn.

Nhóm cá mập Squaliformes: Đây được gọi là nhóm cá mập nhám góc. Nhóm này bao gồm dòng cá mập nhám gai, cá mập gai, cá mập Bramble và dòng cá mập Squalidae.

Nhóm cá mập Pristiophoriformes: Đây là dòng cá mập nhám cưa, chúng có thân hình dài với phần mõm nhọn thuôn cùng với hàm răng cưa nhỏ để dễ dàng sát thương và nghiền nát con mồi.

Nhóm cá mập Squatiniformes: Nhóm cá mập này được gọi với cái tên là cá mập thiên thần. Dòng cá này có thân hình gần giống với dòng cá đuối với thân hình dẹt cùng với 2 chiếc vây lớn tựa như đôi cánh của thiên thần.

Nhóm cá mập Heterodontiformes: dòng này bao gồm cá mập đầu bò và cá mập sừng.

Nhóm cá mập Carchrhinniformes: Nhóm cá mập này vô cùng đa dạng về giống, chúng có tận 270 loài. Bao gồm: cá mập thợ săn, cá mập mèo, cá mập chồn, cá mập đầu búa….

Nhóm cá mập Lamniformes: Đây là dòng cá mập nhám thu, đây là dòng cá mập có hàm lớn.

Các loài cá Mập nổi tiếng trên thế giới

Nói về chủng loại của cá mập thì có đến hơn 400 loài. Tuy nhiên, số lượng và mức độ của từng loài cũng sẽ khác nhau. Dưới đây BaoKhuyenNong sẽ giới thiệu cho các bạn một số loài cá mập nổi tiếng nhất ở trên thế giới.

Cá mập trắng

Cá mập trắng là dòng cá mập vô cùng nổi tiếng, chúng được rất nhiều các đạo diễn đưa vào trong các bộ phim cá mập hay: cá mập malibu tấn công, cá mập siêu bạo chúa, cá mập báo thù, cá mập ba đầu, cá mập 2 đầu…

Đây là nguồn cảm hứng để tạo nên những game giải trí như: cá mập hack. Hình ảnh trên nhãn hàng: vans cá mập f1, tem cá mập wave, tem cá mập ex 135…

Cá mập trắng là loài cá có kích cỡ trung bình dài khoảng 6,4m và có cân nặng trung bình khoảng 680 – 1.100kg. Chúng sinh sống chủ yếu ở Đại Tây Dương, Nam Phi, Nhật Bản, Châu Đại Dương, Chile và khu vực Địa Trung Hải.

Cá mập trắng là loài ăn thịt, thức ăn của chúng là các loài cá, cá voi, hải cẩu… Dù là loài ăn thị, hiếu chiến và hay tiến đến gần con người nhưng chúng không phải là dòng cá mập thích tấn công con người (chỉ là chúng tò mò và muốn đến xem).

Cá mập xanh

Cá mập xanh có tên khoa học bằng tiếng anh là cá Prionace glauca. Dòng cá này thường sinh sống ở các vùng nước sâu thuộc đại dương ở các vùng ôn đới và nhiệt đới.

Cá mập xanh thường sống thành từng đàn và dòng cá mập này sinh sống tương đối gần bờ biển. Tại các vùng biển của Việt Nam ở Quy Nhơn, Vũng Tàu có sự xuất hiện của những chú cá mập xanh. Cá mập xanh có kích cỡ nhỏ hơn cá mập trắng, chúng chỉ dài từ 1,82 – 2,82m, cân nặng của chúng có thể dao động từ 55 – 182kg.

Dòng cá mập xanh có lớp da màu xanh đậm và đặc điểm nổi bật là đôi vây ở ngực rất dài. Trung bình một chú cá mập xanh sinh sản có thể đẻ được từ 4 – 135 con. Thức ăn của cá mập xanh thường là mực, bạch tuộc, cá chim, tôm, cua và các loài động vật nhỏ khác dưới đáy biển

Cá mập xanh là dòng tương đối hiền lành, chính vì vậy chúng thường bị đe dọa bởi loài cá voi sát thủ và con người. Trung bình, một năm có khoảng 10 – 20 triệu chú cá mập bị con người giết hại.

Chúng được chế biến thành các món ăn được nhiều người cho rằng là những món ăn ngon như, thịt cá mập dạng tươi, sấy khô, ướp muối, nướng muối ớt bột cá, súp vây cá mập, gan để làm dầu….

Cá mập búa

Cá mập búa còn được gọi là cá nhám búa và cá đầu búa. Dòng cá mập này có chiều dài trong khoảng 0.9 đến 6m và có trọng lượng trong khoảng từ 3 – 580kg.

Những chú có mập này có đặc điểm vô cùng nổi bật chính là phần bè ngang ở đầu của chúng giống như một chiếc búa. Dòng cá này có màu xám hoặc xanh lá phần dưới bụng có màu trắng.

Loài cá mập búa ban ngày sẽ đi thành bầy đàn, ban đêm là những tay săn mồi riêng lẻ. Thức ăn của chúng là các loài vật như mực, bạch tuộc, và cả đồng loại của chúng. Chưa có trường hợp nào cá mập đầu búa tấn công con người.

Cá mập nước ngọt – Cá mập kiểng

Ngoài những loài cá mập to lớn sinh sống ở ngoài biển khơi thì còn có một loài cá mập nhỏ sinh sống trong môi trường nước ngọt – đó chính là cá mập thái. Những chú cá mập thái có tên khoa học tiếng anh là Pangasianodon hypophthalmus, chúng được nhân giống ở Việt Nam từ những năm 1997.

Chúng được nuôi với mục đích làm thịt và làm cá cảnh trong các bể cá phong thủy. Những loài cá mập cảnh ở Việt Nam được gọi bằng những cái tên rất dễ thương: cá mập ta, cá mập đen hay cá tra yêu.

Dòng cá mập cảnh này có kích thước tương đối nhỏ chỉ dài khoảng 10cm và trên lưng chúng có những vây ngắn mềm có màu ánh xanh.

Chúng có giá thành tương đối rẻ chỉ khoảng 10.000 – 20.000 đồng một con. Dòng cá mập cảnh này là loài ăn tạp và rất dễ nuôi. Loài cá này có khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ môi trường nước rất tốt và rất ít khi mắc bệnh.

Con người và các mối đe dọa đối với cá Mập

Trong hơn 400 loài cá mập thì chỉ có khoảng chục loài cá mập là nguy hiểm đối với con người.

Đa phần những trường hợp tấn công con người là những loài cá mập sau: cá mập trắng, cá mập đại dương, cá mập hổ và cá mập bò.

Cho nên, con người cần đề phòng những vùng biển thường xuyên xuất hiện những loài cá mập này: Đại Tây Dương, Châu Đại Dương, vùng biển Nam Phi…

Những đe dọa đối với loài cá mập

Trong tất cả những mối đe dọa với loài cá mập thì con người chính là mối đe dọa lớn nhất.

Hàng nằm, có hàng triệu những chú cá mập bị giết hại để làm thực phẩm và phục vụ ngành công nghiệp chế biến.

Cùng với đó là sự ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu do con người gây nên khiến cho những cá thể cá mập bị suy giảm nặng nề.

Ngoài các yếu tố về con người thì dòng cá mập Culling ở Úc là nỗi đe dọa lớn nhất đối với các loài cá mập còn lại.

Cá Mập - Những điều bạn chưa biết về "hung thần" của đại dương 4

Bảo tồn các dòng cá mập

Hiện nay, một số dòng và cá thể cá mập đang dần mất đi, chính vì vậy con người đang tích cực tạo ra môi trường nuôi nhốt để bảo vệ giống nòi của một số loài cá mập.

Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ áp dụng nuôi nhốt được một số loài cá mập: cá mập beo, cá mập horn shark, cá mập cat shark.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về giống cá mập vô cùng nổi tiếng và phổ biến trên thế giới mà Vuongquocloaivat.com muốn chia sẻ tới quý vị.

Nếu như trong nhà các bạn có một bể cá phong thủy, nên mua một vài chú cá mập kiểng, giúp bể cá của bạn thêm phong phú và đẹp hơn rất nhiều.

Trên đây, BaoKhuyenNong đã giới thiệu tất cả các thông tin về loài cá mập đến các bạn đọc. Qua bài viết này các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về loài cá “hung thần” của đại dương rồi phải không nào? Hy vọng bài viết này thật sự có ích cho các bạn đọc và đừng quên tìm hiểu thêm nhiều bài viết về các loài cá khác tại baokhuyennong.com nhé.

Xem thêm:
  • Hoa Hồng – Đặc điểm, Ý nghĩa và phân loại Hoa hồng
  • Cá Mặt Trăng – Đặc điểm sinh học Cá Mặt Trăng
  • Cây Kế Sữa – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
  • Cây Nhàu – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
  • Cây Trạng Nguyên – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Loài Cá Mập