Cá Mập Nước Ngọt Nuôi Làm Cảnh Dễ Mà Khó, Xem Cách Chăm Sóc

Cá mập nước ngọt nghe cái tên chắc bạn đã hình dung ra được hình dáng ngoại hình của nó rồi phải không. Tuy nhiên chúng lại không có hàm răng sắc bén hay hung tợn như loài cá mập biển mà chúng ta vẫn thường thấy. Trái lại Cá mập nước ngọt hiền tính, nuôi chung được với nhiều loại cá cảnh khác.

Tuy nhiên đừng vội nuôi loài cá này nếu chưa nắm được các đặc điểm đặc tính cũng như cách chăm sóc, vì rất có thể bạn sẽ phải hối hận. Dưới đây Cá Cảnh As xin chia sẻ những thông tin cần thiết, chi tiết nhất về loài cá mập nước ngọt, hy vọng sẽ giúp các bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn trước khi quyết định nuôi dòng cá này.

cá mập nước ngọt
Cá mập nước ngọt

Tổng quan cá mập nước ngọt

Cá mập nước ngọt hay còn được dân chơi cá Việt Nam biết đến với cái tên cá mập cảnh và muốn tìm hiểu thêm thông tin từ nguồn nước ngoài thì có thể search tên tiếng Anh của nó – Sutchi Catfish.

Đây là một dòng cá da trơn, thuộc họ cá tra (Pangasiidae) chúng sống chủ yếu tại các lưu vực sông Mê-Kong chảy qua các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Trước đây cũng giống như các loài cá da trơn khác, cá mập nước ngọt được săn bắt để lấy thịt. Nhưng người ta đã nhận ra được vẽ đẹp giống cá mập nước mặn nên đã mang về nuôi, nhân giống và cho ra  giống cá mập cảnh như chúng ta thấy hiện nay.

Ngoài ra giống cá này còn có ích trong y học khi phần sụn cá chứa nhiều Chondroitin Sulfate – có tác dụng trong việc hỗ trợ tái tạo mô sụn và điều trị các bệnh về xương khớp. Nhưng trong bài viết này chúng ta không đi sâu vào khía cạnh y học của Cá mập cảnh mà sẽ là các đặc điểm liên quan đến vấn đề chăm sóc chơi kiểng.

Cá mập nước ngọt đẹp
Cá mập nước ngọt đẹp

Ngoại hình, tập tính cá mập nước ngọt

Mang tiếng là tên cá mập nhưng nếu đặt Cá mập cảnh và cá mập thiệt nước mặn sẽ thấy một trời một vực (ahihi). Tuy nhiên trong các loài cá da trơn thuộc họ cá tra thì Sutchi Catfish là giống cá trông giống cá mập nhất, vì vậy mà mới có tên gọi cá mập nước ngọt.

Nhìn lướt qua ngoại hình nó giống như một quả ngư lôi thon dài, trông rất chắc thịt. Phần miệng tròn, to hướng về phía trước với những chiếc râu mọc dài đặc trưng của dòng cá tra. Cá mập nước ngọt đầu to, hơi dẹt, không có vảy (vì là cá da trơn mà) nhưng da vẫn sáng bóng khi có ánh sáng chiếu vào, tạo ra hiệu ứng khá đẹp khi bơi trong bể kiếng có đèn.

So sánh cá mập nước mặn và cá mập nước ngọt
So sánh cá mập nước mặn và cá mập nước ngọt

Trong điều kiện tự nhiên hoặc nuôi nhốt trong bể to, cá mập nước ngọt có thể phát triển chiều dài lên đến 1m. Chúng chủ yếu sống ở tầng giữa, đáy, và đặc đặc khả năng bơi rất khỏe với những cú lướt siêu tốc độ. Trước đây mình đã từng nuôi một con cá mập nước ngọt từ bé (dài khoảng 5cm) đến khi lớn (dài khoảng 60cm) thì quyết định thả nó đi. Mình sẽ chia sẻ chi tiết bên dưới.

Môi trường nuôi cá mập nước ngọt

Môi trường nước nuôi cá mập cảnh cũng tương tự những loài cá khác, độ pH khoảng 6 tới 7.2, nhiệt độ 22-28 độ C, không cần quá nhiều oxy hoặc oxy sục liên tục cũng ok. Nhưng vấn đề dưới đây là thứ bạn cần phải lưu ý khi nuôi cá mập nước ngọt làm cảnh.

Lúc nhỏ nuôi trong bể kiếng hoàn toàn bình thường cá bơi khỏe, sống dai. Tuy nhiên sau khoảng 1 năm cá đã phát triển thì nó như con cá “điên”, chỉ cần tiếng động mạnh là sẽ hoảng sợ bơi qua lại và tông đầu vào bể kiếng, những cú tông rất mạnh phát ra tiếng động luôn là bạn hiểu cỡ nào. Sau những cú tông này có khi đầu cá mập nước ngọt bị tổn thương luôn, cây thủy sinh bên trong cũng tan nát.

Kinh nghiêm là chỉ nên nuôi cá mập nước ngọt làm cảnh khi chúng còn nhỏ dưới 5 tháng tuổi, lúc còn nhỏ. Khi chúng đã lớn lên tầm khoảng nữa bắp tay thì nên cân nhắc nếu muốn nuôi trong bể kiếng thì cần lưu ý:

  • Không gây các tiếng động ồn đột ngột tránh làm cá giật mình, như mình đã chia sẽ chúng sẽ chạy như điên bất chấp bị thương cho đến khi bình tĩnh lại.
  • Hạn chế nuôi trong bể thủy sinh vì tụi nó có thể vùng vẫy phá tan nát nền thủy sinh.
Cá mập nước ngọt là những quả hõa tiễn trong bể cá
Cá mập nước ngọt là những quả hõa tiễn trong bể cá

Cá mập nước ngọt ăn gì

Đây là một loài ăn tạp, rất dễ cho ăn, cá mập nước ngọt có có thể ăn tất cả các loại thức ăn cho cá thậm chí là cơm. Theo kinh nghiệm nuôi mấy con này làm kiển thì cần hạn chế cho nó phát triển để kéo dài thời gian nuôi trong bể kiếng.

Bạn có thể làm điều này bằng cách hạn chế cho cá mập cảnh ăn các loại thức ăn mắc tiền bổ dưỡng. Thay vào đó là các loại thức ăn rẻ tiền như các loại viên thực phẩm bán theo ký dễ dàng tìm kiếm tại các cửa hàng bán thức ăn chăm nuôi. Hoặc có thể cho ăn cơm nguội.

Nói chung đừng quá tốn tiền cho bọn cá mập cảnh này ăn, khi đói tụi nó cũng tự đi kiếm các loài phù du, chất hữu cơ thừa bên trong bể để ăn mà vẫn sống tốt.

Cá mập cảnh nước ngọt nuôi chung với cá gì

Cá mập nước ngọt tui hơi tăng động nhưng đây là loài cá tương đối hiền, chúng có thể tấn công cá khác nhưng chỉ khi có xung đột chứ bình thường nhìn chung cá mập cảnh là loài hiền tính.

Vì vậy có thể nuôi chung loài cá này với hầu hết các loài cá cảnh khác ngay cả các loài cá dữ. Trong trường hợp bị cá dữ khác tấn công thì cá mập nước ngọt hoàn toàn có thể chạy thoát.

Các loại cá mập nước ngọt phổ biến

Để giúp các bạn không bị mua nhầm cá mập nước ngọt đồng thời chọn được loại phù hợp, dưới đây là 3 dòng cá phổ biến nhất đang được bán trên thị trường.

Cá tra và Thành Cáp Tư Hãn

Cá tra là loại phổ biến nhất, dưới miền tây người ta hay nuôi với màu đen ở lưng (đôi khi thay đổi sang màu xám tùy vào cường độ ánh sáng) và dưới bụng màu trắng sáng. Ở Việt Nam nó được nuôi lấy thịt và hiện nay đã xuất khẩu đi nhiều nước (dưới dạng thịt). Đây là loài cá mập nước ngọt mới nhìn hay bị nhầm với cá Thành Cát Tư Hãn, và cũng đã nhiều người bị người bán cố tình bán nhầm.

Vì giá cá Thành Cát Tư Hãn đẹp hơn nên giá rất cao, giá con con size 10cm khoảng 70-100k/con, trong khi cá tra khoảng 10-20k/con. Các bạn nên lưu ý nhận biết đặc điểm hình dạng 2 con (như hình dưới) để tránh mua nhầm nhé.

Cá Thành Cát Tư Hãn và cá mập cảnh
Cá Thành Cát Tư Hãn và cá mập cảnh

Cá vồ đém

Cũng tương tự cá tra nhưng màu sáng hơn, đặc điểm nhận ra nó chính là dấm chấm đen ngay mang.Giá giao động khoảng 10k-20k/con size 10cm.

Cá vồ đém
Cá vồ đém

Cá mập Thái

Loài này còn được biết với cái tên cá tra bạch tạng bỡi toàn thân có màu trắng hồng, phần bụng có màu trắng sữa kèm theo đôi mắt màu đỏ nổi bật. Giá khoảng 30-50 con nhỏ size 10cm.

cá mập cảnh Thái
Cá mập cảnh Thái

Lời kết

Cá mập nước ngọt hay cá mập cảnh rất dễ nuôi vì bản chất nó là loài cá da trơn ăn tạp. Trong quá trình nuôi chỉ cần chú ý hạn chế cá phát triển quá nhanh thông qua việc cho ăn. Ngoài ra khi cá đã phát triển quá lớn bạn nên cân nhắc tiếp tục nuôi hoặc chuyển sang bể khác to hơn chắc chắn hơn. Chúc các bạn thành công trong việc nuôi cá mập nước ngọt.

Từ khóa » Cá Mập Cảnh Có Giá Bao Nhiêu