Cà Mau – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 4/2024) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Đối với các định nghĩa khác, xem Cà Mau (định hướng).
Cà Mau
Tỉnh
Tỉnh Cà Mau
Biểu trưng
Tượng đài trung tâm thành phố Cà Mau
Biệt danhĐất Mũi Cực Nam Tổ quốc
Tên cũAn Xuyên
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
Tỉnh lỵThành phố Cà Mau
Trụ sở UBNDSố 02 Hùng Vương, phường 5, thành phố Cà Mau
Phân chia hành chính1 thành phố, 8 huyện
Thành lậpTái lập 1/1/1997
Đại biểu Quốc hội
  • Dương Thanh Bình
  • Nguyễn Quốc Hận
  • Lê Mạnh Hùng
  • Đinh Ngọc Minh
  • Lê Quân
  • Nguyễn Duy Thanh
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDPhạm Thành Ngại
Hội đồng nhân dân51 đại biểu
Chủ tịch HĐNDNguyễn Tiến Hải
Chủ tịch UBMTTQTrần Văn Hiện
Chánh án TANDHà Thanh Hùng
Viện trưởng VKSNDĐặng Dư Phương
Bí thư Tỉnh ủyNguyễn Tiến Hải
Địa lý
Tọa độ: 9°03′41″B 105°01′55″Đ / 9,061414°B 105,032043°Đ / 9.061414; 105.032043
MapBản đồ tỉnh Cà Mau
Vị trí tỉnh Cà Mau trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Cà Mau trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Cà Mau trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5.274,51 km²[1]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng1.516.967 người[2]
Mật độ287 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Tày, Khmer
Kinh tế (2022)
GRDP93.711 tỉ đồng (4,1 tỉ USD)
GRDP đầu người65,7 triệu đồng (2.805 USD)
Khác
Mã địa lýVN-59
Mã hành chính96[3]
Mã bưu chính97xxxx
Mã điện thoại290
Biển số xe69
Websitecamau.gov.vn
  • x
  • t
  • s

Cà Mau là một tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Toàn bộ địa phận tỉnh Cà Mau nằm trên Bán đảo Cà Mau.[4][5]

Năm 2019, Cà Mau là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 26 về số dân, xếp thứ 41 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 38 về GRDP bình quân đầu người. Với 1.229.600 người dân[6], GRDP đạt 159.300 tỉ Đồng (tương ứng với 2,3118 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 47,1 triệu đồng (tương ứng với 2.028 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,00%.[7]

Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Vùng đất Cà Mau ngày xưa được Mạc Cửu dẫn người Hoa đến khai phá. Sau khi Mạc Cửu dâng toàn đất này thần phục Nhà Nguyễn, Mạc Thiên Tứ con của Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình Chúa Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên. Qua nhiều lần thay đổi về hành chính, đến ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Cà Mau được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10, ngày 6 tháng 11 năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách tỉnh Minh Hải thành tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Nguồn gốc tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Cà Mau (chính tả cũ: Cà-mau) được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là "Tưk Kha-mau" (tiếng Khmer: តឹកខ្មៅ[8]), có nghĩa là nước đen. Do Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã. Chính vì lẽ đó từ thuở xưa đã có câu ca dao:

Cà Mau là xứ quê mùaMuỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu
— Ca dao Việt Nam

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Khái quát

[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh vệ tinh khu vực Cà Mau

Tỉnh Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, cách thành phố Cần Thơ 180 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Biển Đông với đường bờ biển 107 km
  • Phía tây và phía nam giáp Vịnh Thái Lan với đường bờ biển 147 km
  • Phía bắc giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang.[9]

Phần lãnh thổ đất liền của tỉnh Cà Mau nằm trong tọa độ từ 8o34' - 9o33' vĩ Bắc và 105o25' - 104o43' kinh Đông. Toạ độ các điểm cực của tỉnh Cà Mau:

  • Điểm cực Đông tại 105o25' kinh Đông thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi.
  • Điểm cực Tây tại 104o43' kinh Đông thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.
  • Điểm cực Nam tại 8o34’ vĩ Bắc thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển.
  • Điểm cực Bắc tại 9o33' vĩ Bắc thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình.

Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường Quốc lộ 1 và quốc lộ 63. Là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đường bờ biển của tỉnh Cà Mau có độ dài gần 254 km (dài thứ 2 cả nước), trong đó có 107 km bờ Biển Đông và 147 km bờ Biển Tây. Biển Cà Mau tiếp giáp với vùng biển các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và là trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á.[9]

Điều kiện tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Cà Mau là vùng đất thấp, khu vực rìa phía nam thường xuyên bị ngập nước. Cà Mau có 5 nhóm đất chính gồm: đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch.

Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long.[10] Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu Cà Mau được chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa ở Cà Mau trung bình có 165 ngày mưa/năm, với 2.360 mm. Độ ẩm trung bình năm là 85,6%, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C. Trong đó, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 250C. Biển nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70C[10]. Năm 2014, nhiệt độ thấp nhất ở đây đã xuống tới 20 độ C (tháng 1) (trước đó vào tháng 12 năm 2013 đã xuống còn 18 độ C). Nhiệt độ cao nhất là 38 độ C khi đang trong mùa khô vào tháng 4 năm 2016.

Bán đảo Cà Mau

[sửa | sửa mã nguồn]
Bán đảo Cà Mau

Cà Mau là một dải đất hình tam giác, có chiều dài tối đa là 130 dặm và độ cao trung bình là 7 feet so với mực nước biển. Sự hình thành của nó gần như hoàn toàn là kết quả của trầm tích của sông Mekong, cũng là kết quả của quá trình hình thành Mũi Bai ở cuối bán đảo.

Khí hậu Cà Mau là nhiệt đới xa-van (Koppen: Aw) với lượng ẩm quanh năm trừ hai đến ba tháng mùa đông khí hậu tương đối khô hạn.

Quần đảo thuộc Cà Mau

[sửa | sửa mã nguồn]

Quần đảo Hòn Khoai

[sửa | sửa mã nguồn]

Quần đảo Hòn Khoai bao gồm 5 hòn đảo sát nhau:

  • Hòn Khoai (tên khác: Giáng Tiên, Độc Lập, Hòn Lớn)
  • Hòn Sao 8°24′57″B 104°51′05″Đ / 8,415943°B 104,851404°Đ / 8.415943; 104.851404 (h. Sao) là hòn đảo lớn thứ hai nằm về phía đông Hòn Khoai với khoảng cách 1,35 km, có diện tích khoảng 64 ha.
  • Hòn Đồi Mồi, hay Hòn Rùa 8°25′14″B 104°51′44″Đ / 8,420606°B 104,862219°Đ / 8.420606; 104.862219 (h. Rùa), nằm cạnh Hòn Sao, chỉ cách 400 mét về đông bắc, diện tích nhỏ chỉ khoảng 2,6 ha.
  • Hòn Tương 8°27′14″B 104°50′36″Đ / 8,453755°B 104,843355°Đ / 8.453755; 104.843355 (h. Tương), hay Hòn Thỏ nằm sát bờ cực bắc Hòn Khoai, diện tích nhỏ bé chỉ khoảng 1,5 ha.
  • Hòn Đá Lẻ 8°22′44″B 104°52′25″Đ / 8,378885°B 104,873658°Đ / 8.378885; 104.873658 (h.Đá Lẻ) nằm vị trí cách xa so với 4 hòn của cụm đảo, cách đảo Hòn Khoai 7,7 km về phía đông nam, chỉ là 1 cụm đá đen trơ trọi dài khoảng 125 m, rộng nhất 34m và cao nhất khoảng 7 m. Đây là vị trí Điểm A2 của Đường cơ sở của Việt Nam.[11]

Tổng diện tích 4 km².

Cụm đảo Hòn Đá Bạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Hòn Đá Bạc ở xã Khánh Bình Tây huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

  • Hòn Trọi (Hòn Đá Bạc Lẻ, Hòn Đá Lẻ)
  • Hòn Lớn (Hòn Đá Bạc)
  • Hòn Ông Ngộ

Cụm đảo Hòn Chuối

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hòn Chuối

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: 1 thành phố và 8 huyện; được chia thành 100 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 9 phường, 9 thị trấn và 82 xã.[12]

Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau TP. Cà MauTP. Cà Mau H. Thới BìnhH. Thới Bình H. U MinhH. U Minh H. Trần Văn ThờiH. Trần Văn Thời H. Cái NướcH. CáiNước H. Phú TânH. Phú Tân H. Đầm DơiH. Đầm Dơi H. Năm CănH. Năm Căn H. Ngọc HiểnH. Ngọc Hiển T.Kiên GiangT.Kiên Giang T. Bạc LiêuT. Bạc Liêu

Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Cà Mau[13][14]
Tên Diện tích năm 2022 (km²)[15] Dân số năm 2022 (người)[2] Mật độ dân số (người/km²) Năm thành lập Loại đô thị Năm công nhận Hành chính
Thành phố (1)
Cà Mau 249,63 250.834 1.004 1999[16] Loại II 2010[17] 9 phường, 7 xã
Huyện (8)
Cái Nước 417,08 178.422 427 1957 1 thị trấn, 10 xã
Đầm Dơi 816,07 219.262 268 1956 1 thị trấn, 15 xã
Năm Căn 490,85 87.097 177 2003[18] 1 thị trấn, 7 xã
Ngọc Hiển 734,63 90.236 122 1984[19] 1 thị trấn, 6 xã
Phú Tân 450,60 133.581 296 2003[18] 1 thị trấn, 8 xã
Thới Bình 636,30 184.297 289 1956 1 thị trấn, 11 xã
Trần Văn Thời 703,47 239.449 340 1951 2 thị trấn, 11 xã
U Minh 775,89 133.789 172 1979 1 thị trấn, 7 xã

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Lịch sử hành chính Cà Mau

Thời phong kiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có chép "Thời Gia Long, những giồng đất cao ráo ở ven sông Ông Đốc, sông Gành Hào, sông Bảy Háp và một vài phụ lưu mới có người khai khẩn, lập thành xóm, ấp. Tuy vậy, đến thời Tự Đức Cà Mau vẫn là vùng rừng đước, vẹt, tràm, không mấy ai đến lập nghiệp vì thiếu nước ngọt và ruộng quá nhiều phèn".

Cuối thế kỷ 17, Mạc Cửu là tướng của nhà Minh do không chấp nhận triều đình nhà Thanh nên đã dẫn một số người Trung Hoa đến vùng Hà Tiên sinh sống. Sau khi Mạc Cửu dâng toàn bộ phần đất này thần phục nhà Nguyễn, Mạc Thiên Tứ con của Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình chúa Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên.

Vào năm 1808, Thời Gia Long thứ 7, đổi tên đạo Long Xuyên thành huyện Long Xuyên, thuộc trấn Hà Tiên. Năm 1825, Thời Minh Mạng thứ 6, nhà Nguyễn đã đặt ra một quan tri huyện để cai trị.

Thời Pháp thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ hạt Bạc Liêu năm 1895

Ngày 15 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp thành lập hạt Cà Mau gồm địa bàn huyện Long Xuyên cũ. Tuy nhiên đến ngày 1 tháng 8 năm 1877, thực dân Pháp lại giải thể hạt Cà Mau, nhập vào địa bàn hạt Rạch Giá.

Ngày 18 tháng 2 năm 1882, chính quyền Pháp lấy một phần đất Bạc Liêu thuộc tỉnh Sóc Trăng, một phần đất Cà Mau thuộc Rạch Giá hợp thành tỉnh Bạc Liêu. Thời Pháp thuộc, Cà Mau là một quận của tỉnh Bạc Liêu, quận lỵ đặt tại làng An Xuyên thuộc tổng Quản Long.

Năm 1903, thực dân Pháp lập đại lý hành chính Cà Mau gồm 3 tổng Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Thủy. Ngày 16 tháng 5 năm 1911, Toàn quyền Đông Dương quyết định nâng lên thành quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu. Ngày 5 tháng 10 năm 1917, quận Cà Mau gồm 2 tổng Quảng Xuyên, Quảng Long và các làng Tân Lộc, Tân Lợi, Tân Phú, Thới Bình của tổng Long Thủy.

Ngày 6 tháng 4 năm 1923, tách các làng Tân Lợi, Tân Lộc, Thới Bình của tổng Long Thủy lập tổng mới Long Thới, thuộc quận Cà Mau (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1924). Ngày 24 tháng 9 năm 1938, tách tổng Quảng Xuyên khỏi quận Cà Mau lập quận mới Quảng Xuyên. Ngày 14 tháng 9 năm 1942, lập cơ sở hàng chính Tân An thuộc quận Cà Mau. Ngày 5 tháng 4 năm 1944, lập quận Thới Bình bao gồm tổng Thới Bình. Ngày 6 tháng 10 năm 1944, đổi tên quận Thới Bình thành quận Cà Mau Bắc, đổi tên quận Quảng Xuyên thành quận Cà Mau Nam. Sau đó lại hợp nhất 2 quận này thành một quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Giai đoạn 1956-1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Cộng hoà

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 9 tháng 3 năm 1956, theo Sắc lệnh 32/VN, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lấy quận Cà Mau và 4 xã của quận Giá Rai là Định Thành, Hoà Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây lập thành tỉnh Cà Mau, tỉnh lỵ ban đầu có tên là Cà Mau.

Bản đồ tỉnh An Xuyên năm 1973

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Cà Mau được đặt tên mới là tỉnh An Xuyên, còn tỉnh lỵ đổi tên là "Quản Long". An Xuyên chính là tên của làng sở tại trước kia thuộc tổng Quản Long, vốn là nơi đặt quận lỵ quận Cà Mau trước năm 1956. Lúc này, xã An Xuyên cũng được đổi tên thành xã Tân Xuyên thuộc quận Quản Long và là nơi đặt tỉnh lỵ Quản Long của tỉnh An Xuyên.

Tỉnh An Xuyên khi đó gồm 6 quận: Quản Long, Thới Bình, Sông Ông Đốc, Cái Nước, Đầm Dơi và Năm Căn.

Chính quyền Cách mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy nhiên, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh An Xuyên mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Cà Mau.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì tỉnh Cà Mau cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Tỉnh Cà Mau lúc bấy giờ có 6 huyện: Thới Bình, Trần Văn Thời, Cái Nước, Ngọc Hiển, Châu Thành, Duyên Hải và thị xã Cà Mau.

Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu và hai huyện Vĩnh Thuận, An Biên (ngoại trừ 2 xã Đông Yên và Tây Yên) của tỉnh Rạch Giá sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên.

Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu.

Tỉnh Minh Hải giai đoạn 1976-1996

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Minh Hải (tỉnh)

Ngày 10 tháng 3 năm 1976, Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ đổi tên tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải, đồng thời thị xã Bạc Liêu cũng được đổi tên thành thị xã Minh Hải và trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Minh Hải. Tuy nhiên, đến năm 1984, thị xã Minh Hải được đổi về tên cũ là thị xã Bạc Liêu[20] và tỉnh lỵ cũng được dời về thị xã Cà Mau.[21]

Tỉnh Cà Mau từ năm 1997 đến nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau[22], nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1997.

Tỉnh Cà Mau có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị xã Cà Mau (tỉnh lỵ) và 6 huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh.

Ngày 14 tháng 4 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 21/1999/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cà Mau.[16]

Ngày 17 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 138/2003/NĐ-CP[18]. Theo đó, điều chỉnh một phần diện tích và dân số của huyện Ngọc Hiển để tái lập huyện Năm Căn; điều chỉnh một phần diện tích và dân số của huyện Cái Nước để tái lập huyện Phú Tân.

Tỉnh Cà Mau có 1 thành phố và 8 huyện như hiện nay.[3]

Ngày 6 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1373/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Cà Mau là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Cà Mau.[17]

Ngày 26 tháng 7 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 891/QĐ-TTg của về việc công nhận xã An toàn khu thuộc tỉnh Cà Mau.[23]

Kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này cần được cập nhật do có chứa các thông tin có thể đã lỗi thời hay không còn chính xác nữa. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách cập nhật cho bài viết này.
Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu người
Đặc sản tôm khô Cà Mau

Tuy Cà Mau có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhưng khi mới chia tách, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội rất thấp kém. Kinh tế thuần nông với cơ cấu nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng 63,40%, công nghiệp - xây dựng chỉ đạt 16,96%, dịch vụ chỉ đạt 19,64%. Kết cấu hạ tầng kinh tế yếu kém, thu nhập bình quân đầu người 296 USD, đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,9%, lao động qua đào tạo, dạy nghề 15%, hộ sử dụng điện 16%, sử dụng máy điện thoại bình quân 4,5 máy cho 100 dân. Sau hơn 20 năm tái lập (1997 - 2018), thu nhập bình quân đầu người tăng 4,75 lần, năm 2018 đạt 2.000 USD. Từ cơ cấu nông nghiệp chiếm đến 63,40%, công nghiệp 16,96%, dịch vụ 19,64% vào năm 1997, đến năm 2018 cơ cấu nông nghiệp chỉ còn 8%, công nghiệp tăng lên 43%, dịch vụ 49%.

Chợ nổi Cà Mau

Năm 2011, diện tích gieo trồng lúa của tỉnh ước đạt 128 ngàn hécta, chiếm 82,7% diện tích cây trồng của tỉnh. Sản lượng lúa ước đạt 532.000 tấn. Hoạt động chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển chậm, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa mang tính chất công nghiệp, do đó chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh và còn gặp nhiều khó khăn. Tổng đàn heo năm 2011 ước đạt 221,2 ngàn con. Đàn gia cầm ước đạt 1.521,2 ngàn con đang có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu một phần là do tác động của chuyển dịch một phần diện tích đất trồng lúa sang nuôi tôm, ở vùng nuôi tôm do thiếu thức ăn và nguồn nước bị nhiễm mặn nên hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm khó phát triển.

Năm 2011, diện tích rừng tập trung của tỉnh đạt 102.973 ha, Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 296.300 ha. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2011 ước đạt 248,4 ngàn tấn, tăng gần 4,4 lần so với năm 1997, tăng bình quân 12,8%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng, năm 2011 ước đạt 47,2 triệu đồng/ha, tăng 4,8 lần so với năm 1997, tăng bình quân 13,4%/năm. Diện tích nuôi tôm chiếm 90% diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Sản lượng thủy sản đánh bắt tuy tăng chậm so với nuôi trồng nhưng cơ cấu sản xuất cũng chuyển dịch theo hướng tăng sản lượng khai thác xa bờ, giảm khai thác gần bờ có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và ô nhiễm môi trường nước ven biển. Sản lượng thủy hải sản khai thác đạt 155 ngàn tấn vào năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 4,3%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2011 trên địa bàn tỉnh đạt 17.500 tỷ đồng, gấp 10,5 lần năm 1997 và gấp 6,1 lần năm 2000, tăng bình quân hằng năm trên 18%.

Từ đầu năm 2012 đến ngày 30 tháng 1 năm 2013, thu ngân sách được 309 tỷ đồng, đạt 6,2% dự toán năm, bằng 90,2% so với cùng kỳ. Chi ngân sách 587 tỷ đồng, Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 372 tỷ đồng, Sản lượng điện ước đạt 155 triệu KWh, Sản lượng đạm 10.000 tấn. Sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu khoảng 1.069 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 11 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu 1,28 triệu USD[24]. Năm 2018, giá trị sản xuất của thủy sản so với Tổng giá trị sản xuất của Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản  là 59,1%.

Năm 2019, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 7% so với năm 2018. Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 29,2% GRDP; công nghiệp, xây dựng chiếm 26,1%; dịch vụ chiếm 40,9%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm chiếm 3,8%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 13.810 tỉ đồng. Thu ngân sách đạt 5.654 tỉ đồng, vượt 23,7% dự toán, tăng 19,9% so với cùng kì. Chi ngân sách đạt 10.066 tỉ đồng, bằng 103% dự toán, tăng 11% so với cùng kì. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.168 triệu USD, bằng 97,3% kế hoạch, tăng 3,6% so với cùng kì.

Xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay toàn tỉnh Cà Mau có 2 trường Đại học và 4 trường Cao đẳng. Danh sách các trường Đại học, Cao đẳng ở Cà Mau:

  • Trường Đại học Bình Dương (phân hiệu Cà Mau)
  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng (phân hiệu Cà Mau)
  • Cao đẳng Sư phạm Cà Mau
  • Cao đẳng Y tế Cà Mau
  • Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau
  • Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau

Y tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau.
  • Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau: 16, đường Hải Thượng Lãn Ông, Phường 6, TP. Cà Mau
  • Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau: 85 Lý Thường Kiệt, Phường 6, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau[25]
  • Bệnh viện Mắt và Da liễu tỉnh Cà Mau: đường Hải Thượng Lãn Ông, Phường 6, TP Cà Mau
  • Bệnh viên Lao và Bệnh phổi tỉnh Cà Mau: đường Hải Thượng Lãn Ông, Phường 6, TP Cà Mau

Dân số

[sửa | sửa mã nguồn] Lịch sử phát triển dân số tỉnh Cà Mau qua các năm
NămSố dân±%
1995 1.041.800—    
1996 1.061.600+1.9%
1997 1.081.100+1.8%
1998 1.101.800+1.9%
1999 1.123.500+2.0%
2000 1.133.900+0.9%
2001 1.145.200+1.0%
2002 1.155.300+0.9%
2003 1.164.500+0.8%
2004 1.174.400+0.9%
2005 1.182.900+0.7%
2006 1.188.700+0.5%
2007 1.195.200+0.5%
2008 1.201.700+0.5%
NămSố dân±%
2009 1.207.128+0.5%
2010 1.212.089+0.4%
2011 1.215.360+0.3%
2012 1.219.128+0.3%
2013 1.214.200−0.4%
2014 1.216.400+0.2%
2015 1.199.533−1.4%
2016 1.198.120−0.1%
2017 1.196.979−0.1%
2018 1.195.559−0.1%
2019 1.194.476−0.1%
2020 1.193.894−0.0%
2021 1.208.750+1.2%
2022 1.208.752+0.0%
Nguồn: Dân số tỉnh Cà Mau[14][26][27]

Cà Mau là tỉnh có dân số đứng thứ 9 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (hơn các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang và Bạc Liêu). Sau 10 năm, quy mô dân số Cà Mau giảm 12.462 người. Bình quân dân số qua các giai đoạn giảm dần: Dân số bình quân giai đoạn 1989 - 1999 tăng 2,32%/năm; dân số bình quân giai đoạn 1999 - 2009 tăng 0,76%/năm; dân số bình quân giai đoạn 2009 - 2019 giảm 0,10%/năm.

Tính vào thời điểm 00 giờ ngày 01/4/2019, tổng số dân của tỉnh Cà Mau là 1.194.476 người. Trong đó, dân số nam là 604.901 người, chiếm 50,64%; dân số nữ là 589.575 người, chiếm 49,36%. Dân số khu vực thành thị là 271.063 người, chiếm 22,69%; dân số khu vực nông thôn là 923.413 người, chiếm 77,31% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 28,4%.

Trong tổng dân số trên địa bàn tỉnh Cà Mau, người Kinh chiếm đa số, chiếm 97,19% với 1.160.852 người; kế tiếp là dân tộc Khmer, chiếm 2,19% với 26.110 người; tiếp theo là dân tộc Hoa, chiếm 0,53% với 6.343 người; còn lại các dân tộc khác, chiếm 0,1% với 1.171 người (chủ yếu là các dân tộc Tày 148 người, Thái 119 người, Mường 198 người, Gia Rai 299 người, Ba Na 108 người, Chăm 91 người, Nùng 58 người, Ê Đê 36 người,...).

Đến thời điểm Tổng điều tra năm 2019, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 26.356 người theo tôn giáo, chiếm 2,21 % tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó, số người theo Công giáo là đông nhất với 15.421 người, chiếm 58,51% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 1,29% tổng dân số toàn tỉnh. Xếp thứ hai là số người theo Phật giáo với 6.795 người, chiếm 25,78% những người theo tôn giáo và chiếm 0,57% dân số toàn tỉnh, xếp thứ 3 là số người theo đạo Cao Đài với 2.310 người, chiếm 8,76% những người theo tôn giáo và chiếm 0,19% dân số toàn tỉnh. Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể.

Mật độ dân số của tỉnh Cà Mau năm 2019 là 229 người/km2, tăng 3 người/km2 so với năm 2009. Với kết quả này, Cà Mau là tỉnh có mật độ dân số thấp hơn mật độ dân số chung vùng Đồng bằng sông Cửu Long (423 người/km2); thấp nhất so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thấp hơn mật độ dân số chung của cả nước (290 người/km2). Thành phố Cà Mau là đơn vị có mật độ dân số đông nhất 908 người/km2. Huyện Ngọc Hiển là đơn vị có mật độ dân số thấp nhất so với các đơn vị với 94 người/km2; kế đến là huyện Năm Căn 118 người/km2 và huyện U Minh 131 người/km2.

Tỷ số giới tính của dân số Cà Mau là 102,6 nam/100 nữ. Tỷ số giới tính của Cà Mau cao hơn tỷ số giới tính chung của cả nước và cao hơn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy tỉnh Cà Mau có cơ cấu dân số vàng, vì tỷ trọng dân số từ 15 – 64 tuổi chiếm 68,78%; tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 23,45% và 7,7%. Như vậy, Cà Mau là tỉnh đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” khi có hai người trong độ tuổi lao động thì có một người phụ thuộc.

Tỷ suất sinh thô năm 2019 là 11,2 trẻ sinh sống/1.000 dân và tỷ số giới tính khi sinh là 102 bé trai/100 bé gái. Tỷ suất sinh thô và tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh thấp hơn tỷ suất sinh thô và tỷ số giới tính khi sinh chung của cả nước và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuổi thọ trung bình năm 2019 của người dân là 75,0 tuổi, nam giới là 72,6 tuổi, nữ giới là là 77,5 tuổi. Tuổi thọ trung bình của người Cà Mau cao hơn tuổi thọ trung bình chung của cả nước kể cả nam và nữ và bằng tuổi thọ trung bình chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên là 96,6%, tăng 1,11 điểm phần trăm so với năm 2009. Tỷ lệ biết đọc, biết viết cao hơn so với cả nước và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Số người có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên chiếm 18,2% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên, tăng 3,26% so với năm 2009.

Đến đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, người Kinh chiếm đại đa số, với khoảng 1.180.000 người, chiếm trên 96% dân số và sinh sống hầu hết ở các nơi trong tỉnh. Tiếp theo là người Khmer khoảng 33.439 người, chiếm 2,73% dân số, sống tập trung tại các ngôi chùa ở cả thành thị và nông thôn, tạo thành các xóm người Khmer, sinh sống bằng nghề trồng lúa, rau màu, chăn nuôi, khai thác thủy sản, mua bán nhỏ. Người Hoa có 9.418 người, chiếm 0,76% dân số, chủ yếu sống ở khu vực thành thị, sinh sống bằng nghề mua bán. Còn lại là các dân tộc khác như: Mường, Thái, Tày, Nùng, Giao, Gia rai, Ê đê, Chăm, Chu ru, Si la, người nước ngoài.

Tổng số hộ nghèo và cận nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số khoảng 3.940 hộ, chiếm 32,93%; trong đó, hộ nghèo khoảng 3.073 hộ, chiếm 25,68%; hộ cận nghèo khoảng 867 hộ, chiếm 7,25%.

Đồng bào các dân tộc trong tỉnh Cà Mau đều có bản sắc văn hóa, phong tục, tạp quán riêng nhưng luôn đoàn kết, hòa quyện với nhau, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú đậm đà bản sắc dân tộc.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các ngôi chùa, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, lò hỏa táng, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số tập trung sinh hoạt vào các dịp lễ, Tết.

Đến nay, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh có bước phát triển đáng kể. Nhiều hộ được cấp đất ở, đất sản xuất, tặng nhà ở, cung cấp nước sạch, giải quyết việc làm, học sinh được cử tuyển; các nơi sinh hoạt văn hóa, lễ hội cộng đồng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, dạy chữ Khmer… được quan tâm giải quyết. Kết cấu hạ tầng nhất là về điện nông thôn, đường giao thông, trường học, trạm y tế, hệ thống cung cấp nước sạch…được đầu tư xây dựng.. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân mỗi năm từ 3-4%/năm.

Đến đầu năm 2017, tỉnh Cà Mau có 373.327 tín đồ, chiếm 30,7% so với dân số; 1.132 chức sắc; 1.913 chức việc. Có tổng số 142 tổ chức tôn giáo cơ sở; 134 cơ sở thờ tự. Bao gồm:

- Phật giáo gồm: Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo Hoa Tông, Phật giáo Nam Tông. Trong đó:

+ Phật giáo Bắc tông có tổng số 41 cơ sở thờ tự; 277.865 phật tử, tu sĩ, chức sắc, chức việc, hoàn thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư, đại đức, sư cô, sadi, sadini, thức xoa mana.

+ Phật giáo Hoa Tông có 02 cơ sở thờ tự; 2.180 phật tử, cư sĩ.

+ Phật giáo Nam Tông có 07 cơ sở thờ tự; 25.215 phật tử, sư, hòa thượng, thượng tọa, đại đức, chức việc.

- Công giáo: có 19 cơ sở thờ tự; 22.360 giáo dân, linh mục.

- Tin lành gồm: Tin lành Việt Nam (miền Nam), Tin lành BaptitVN, Tin lành Liên hữu Cơ đốc, Tin lành Chứng nhân Giê-hô-va, Tin lành Cơ đốc Phục lâm. Trong đó:

+ Tin lành Việt Nam (miền Nam) có 08 cơ sở thờ tự; 4.472 tín hữu, mục sư, truyền đạo.

+ Tin lành BaptitVN có 34 điểm nhóm; 1.105 tín hữu, mục sư, nữ truyền đạo, chức việc.

+ Tin lành Liên hữu Cơ đốc có 01 điểm nhóm; 49 tín hữu, mục sư.

+ Tin lành Chứng nhân Giê-hô-va có 01 điểm nhóm; 136 tín hữu, chức việc.

+ Tin lành Cơ đốc Phục lâm có 01 điểm nhóm; 32 tín hữu, chức việc.

- Cao đài gồm có: Cao Đài Minh Chơn đạo, Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Tiên Thiên. Trong đó:

+ Cao Đài Minh Chơn đạo có 23 cơ sở thờ tự; 13.436 nhơn sanh, chức sắc, chức việc.

+ Cao Đài Tây Ninh có 09 cơ sở thờ tự; 13.277 nhơn sanh, chức sắc, chức việc.

+ Cao Đài Tiên Thiên có 02 cơ sở thờ tự; 715 nhơn sanh, chức sắc, chức việc.

- Tịnh độ cư sĩ phật hội: có 22 cơ sở thờ tự; 14.691 tín đồ, chức sắc, chức việc.

- Phật giáo Hòa Hảo: có 01 cơ sở thờ tự; 1.056 đồng đạo, chức việc.

Đồng bào các tôn giáo ở Cà Mau tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội như: hỗ trợ đồng bào nghèo nhân dịp lễ, tết, bắc cầu giao thông nông thôn, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo, hỗ trợ mổ tim cho người nghèo....

Du lịch

[sửa | sửa mã nguồn]
Hòn Đá Bạc, thắng cảnh ở biển Cà Mau.

Do đặc điểm tự nhiên, Cà Mau là tỉnh cuối cùng nơi cực Nam Tổ quốc, Mũi Cà Mau có cột mốc tọa độ quốc gia nên du lịch địa lý rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Với 2 hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngập lợ đan xen giữa những rừng cây là những dòng sông uốn lượn, từng là điểm mở đường Hồ Chí Minh trên biển (bến Vàm Lũng, huyện Ngọc Hiển); nơi chứng kiến, tiễn đưa những đứa con miền Nam tập kết ra Bắc, mang theo cây vú sữa miền Nam gởi tặng Bác Hồ (cửa sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời); những dòng sông với nhiều chiến công hiển hách (Tam Giang, Cái Lớn, Cái Tàu, sông Ông Đốc, Đầm Dơi).

Dưới tán rừng là những đầm tôm, ruộng lúa cùng các vườn cây ăn trái, sân chim tự nhiên, với nhiều loại chim quý hiếm… tạo nên các tuyến du lịch sinh thái hấp dẫn. Các đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, Hòn Buông, bãi Khai Long… là những nơi còn giữ được vẻ đẹp nguyên thủy của tự nhiên.

Ngoài ra, Cà Mau còn có nhiều di tích lịch sử cấp Quốc gia, cấp tỉnh; nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội nghinh Ông, vía Bà, đua ghe ngo… mang đậm bản sắc văn hoá của 3 dân tộc anh em kinh – hoa – khmer.

Về Cà Mau du khách còn nghe kể chuyện Bác Ba Phi, đơn ca tài tử, đi thuyền trên sông nước, thưởng thức những món ăn đặc sản của rừng, của biển…

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc lộ 1, từ Cà Mau đi Năm Căn.

Tỉnh Cà Mau có Quốc lộ 1, quốc lộ 63, đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng. Các sông lớn như sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh

Cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở đồng bằng sông Cửu Long. Cảng được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia... Hiện nay, năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 10.000 tấn/năm.

Cảng hàng không Cà Mau là sân bay vệ tinh, trực thuộc Cụm cảng Hàng không miền Nam. Đây là sân bay hàng không dân dụng cấp 4C có khả năng tiếp nhận các loại máy bay như ATR-72, AN-2, MI-17,Airbus A220, KingAir B200 và các loại máy bay khác có trọng tải cất cánh tương đương.

Tỉnh kết nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Việt Nam Tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.[28]
  • Việt Nam Tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam

Ở Ninh Bình có các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội mang tên các địa danh của tỉnh Cà Mau như: rạp Kim Mau, cống Tân Hưng, cống Biện Nhị, đường Cà Mau, sông Cà Mau, cầu Cà Mau, trạm bơm Rạch Ráng, cầu Chà Là, đê Năm Căn.[29]

Ở Cà Mau có khoảng 100.000 người quê gốc ở Ninh Bình đang sinh sống. Ban Liên lạc đồng hương Ninh Bình tại Cà Mau họp mặt mỗi năm 1 lần. Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì "Đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước".[30]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhà ga sân bay Tp. Cà Mau Nhà ga sân bay Tp. Cà Mau
  • Kênh Xáng Cà Mau đi Bạc Liêu. Kênh Xáng Cà Mau đi Bạc Liêu.
  • Chợ Cái Nước Chợ Cái Nước
  • Thị trấn Thới Bình. Thị trấn Thới Bình.
  • Thị trấn Đầm Dơi. Thị trấn Đầm Dơi.
  • Chợ Năm Căn. Chợ Năm Căn.
  • Thị trấn Sông Đốc. Thị trấn Sông Đốc.
  • Cư dân ấp Đá Bạc. Cư dân ấp Đá Bạc.
  • Tượng đài mũi Cà Mau. Tượng đài mũi Cà Mau.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Diện tích tỉnh Cà Mau” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. 31 tháng 12 năm 2022. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ a b Công an tỉnh Cà Mau (13 tháng 9 năm 2023). “Báo cáo số 3001/CAT-QLHC của Công an tỉnh về việc bổ sung về số liệu nhân khẩu thường trú vắng mặt địa phương của tỉnh Cà Mau” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ a b “Đơn vị hành chính”. danhmuchanhchinh.gso.gov.vn.
  4. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 11/04/2019.
  5. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  6. ^ “Dân số các tỉnh Việt Nam năm 2018”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập Ngày 30 tháng 9 năm 2019.
  7. ^ “Tình hình kinh tế, xã hội Cà Mau năm 2018”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau. Truy cập Ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  8. ^ Ngữ nguyên: តឹក (n) [tək]: kho lúa, vựa, nhà kho, ខ្មៅ (adj) [kmav]: màu đen
  9. ^ a b Tỉnh Cà Mau được tái lập từ cuối năm 1996, là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  10. ^ a b Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Hiện nay đang có hiện tượng bồi lở ở cả hai phía biển Đông và Tây, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  11. ^ “Khám phá bí ẩn 'Hòn Đá Lẻ - Điểm A2'”. 4 tháng 4 năm 2019. Truy cập 18 tháng 4 năm 2020.
  12. ^ “Nghị quyết số 1252/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 24 tháng 10 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
  13. ^ Hồ sơ thẩm định Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: 03. Báo cáo tổng hợp (Bảng 17: Các đơn vị hành chính của tỉnh Cà Mau năm 2020 + Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2020). Tr.211 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau năm 2020)
  14. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Cà Mau. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  15. ^ “Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Cà Mau: Phụ lục 2–1A” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. 27 tháng 3 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  16. ^ a b “Nghị định 21/1999/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau”.
  17. ^ a b “Quyết định 1373/QĐ-TTg năm 2010 về việc công nhận thành phố Cà Mau là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Cà Mau do Thủ tướng Chính phủ ban hành”.
  18. ^ a b c “Nghị định 138/2003/NĐ-CP về việc thành lập các huyện Năm Căn và Phú Tân, tỉnh Cà Mau”.
  19. ^ “Quyết định số 168-HĐBT về việc đổi tên huyện tỉnh Minh Hải”.
  20. ^ “Quyết định 75-HĐBT năm 1984 phân vạch địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”.
  21. ^ “Quyết định 170-HĐBT năm 1984 về việc chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải về thị xã Cà Mau do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”.
  22. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  23. ^ “Quyết định 891/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận xã An toàn khu thuộc tỉnh Cà Mau”. doc.vinaseco.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2022.
  24. ^ Từ đầu năm 2012 đến ngày 30 tháng 1 năm 2013, thu ngân sách được 309 tỷ đồng, đạt 6,2% dự toán năm, bằng 90,2% so với cùng kỳ., Website Tỉnh Cà Mau.
  25. ^ “BỆNH VIỆN SẢN NHI CÀ MAU”. bvsannhicamau.vn.
  26. ^ “Niên giám tổ chức ngành Thống kê năm 2021 (63 – CỤC THỐNG KÊ TỈNH CÀ MAU/ Dân số tỉnh Cà Mau đến ngày 31/12/2020 trang 426)” (PDF). Tổng cục Thống kê. 5 tháng 5 năm 2021.
  27. ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  28. ^ “Ninh Bình và Cà Mau ký kết Bản ghi nhớ hợp tác”. nbtv.vn. Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình.
  29. ^ “Những công trình mang nặng nghĩa tình Ninh Bình - Bạc Liêu”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2017.
  30. ^ “Nhớ mãi một mái trường”. Đất Mũi Online. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cà Mau.
  • Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau
  • Cà Mau tại Từ điển bách khoa Việt Nam
    • Thành phố Cà Mau tại Từ điển bách khoa Việt Nam
    • https://ipec.camau.gov.vn/wps/portal/gioi-thieu/tochucbomay/ubndtinh Lưu trữ 2021-08-10 tại Wayback Machine
    • http://camau.dcs.vn/ Lưu trữ 2021-08-12 tại Wayback Machine
    • https://camau.gov.vn/wps/portal
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • LCCN: n85137230
  • MBAREA: 2b67c873-fe79-4f6f-9419-01061a8cc56f
  • VIAF: 153670181
  • WorldCat Identities (via VIAF): 153670181
  • x
  • t
  • s
Du lịch Việt Nam
8 Di sản thế giớitại Việt Nam
  • Vịnh Hạ Long
  • Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
  • Thành nhà Hồ
  • Hoàng thành Thăng Long
  • Quần thể di tích Cố đô Huế
  • Phố cổ Hội An
  • Thánh địa Mỹ Sơn
  • Quần thể danh thắng Tràng An
70 Khu du lịchcấp quốc gia
  • Sa Pa
  • Đền Hùng
  • Trà Cổ
  • Tam Đảo
  • Mũi Né
  • Tuyền Lâm
  • Núi Sam
  • Mộc Châu
  • Côn Đảo
  • Đồng Văn
  • Ô Quy Hồ
  • Điện Biên Phủ – Pá Khoang
  • Hồ Sơn La
  • Sìn Hồ
  • Thác Bà
  • Mù Cang Chải
  • Hồ Hòa Bình
  • Công viên Cao Bằng
  • Ba Bể
  • Tân Trào
  • Na Hang – Lâm Bình
  • Mẫu Sơn
  • Hồ Núi Cốc
  • Xuân Sơn
  • Ba Vì
  • Hương Sơn
  • Hoàn Kiếm & phố cổ
  • Cát Bà
  • Vân Đồn – Cô Tô
  • Yên Tử
  • Hồ Đại Lải
  • Côn Sơn – Kiếp Bạc
  • Tràng An
  • Kênh Gà – Vân Trình
  • Tam Chúc
  • Sầm Sơn – Hải Tiến
  • Kim Liên
  • Vinh–Diễn Châu
  • Thiên Cầm
  • Phong Nha – Kẻ Bàng
  • Cửa Việt – Cửa Tùng – Cồn Cỏ
  • Lăng Cô – Cảnh Dương
  • Sơn Trà
  • Bà Nà
  • Cù lao Chàm
  • Lý Sơn
  • Mỹ Khê
  • Phương Mai
  • Vịnh Xuân Đài
  • Vịnh Cam Ranh
  • Vịnh Vân Phong
  • Ninh Chử
  • Măng Đen
  • Biển Hồ
  • Chư Đăng Ya
  • Yok Đôn
  • Hồ Tà Đùng
  • Đankia – Suối Vàng
  • Cần Giờ
  • Long Hải – Bình Châu
  • Hồ Trị An
  • Núi Bà Đen
  • Bà Rá – Thác Mơ
  • Ninh Kiều
  • Thới Sơn
  • Măng Thít
  • Lung Ngọc Hoàng
  • Tràm Chim
  • Hà Tiên
  • Nhà Mát
  • Mũi Cà Mau
3 cực tăng trưởng10 trung tâm du lịch
  • Hà Nội
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đà Nẵng
  • Hạ Long
  • Hoa Lư
  • Huế
  • Hội An
  • Quy Nhơn
  • Nha Trang
  • Đà Lạt
  • Vũng Tàu
  • Cần Thơ
  • Phú Quốc
8 khu vực động lựcphát triển du lịch
  • Hà Nội–Hải Phòng–Quảng Ninh–Ninh Bình
  • Thanh Hóa–Nghệ An–Hà Tĩnh
  • Quảng Bình–Quảng Trị–Thừa Thiên Huế–Đà Nẵng–Quảng Nam
  • Khánh Hòa–Lâm Đồng–Ninh Thuận–Bình Thuận
  • Thành phố Hồ Chí Minh–Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Cần Thơ–Kiên Giang–Cà Mau
  • Sơn La–Điện Biên (sau 2030)
  • Hòa Bình–Lào Cai–Hà Giang (sau 2030)
6 Vùng du lịch
  • Trung du và miền núi phía Bắc
  • Vùng đồng bằng sông Hồng
  • Bắc Trung Bộ – Duyên hải Nam Trung Bộ
  • Tây Nguyên
  • Đông Nam Bộ
  • Tây Nam Bộ

An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

  • x
  • t
  • s
Đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam
Thành phố trực thuộctrung ương (6)
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng
  • Hà Nội
  • Hải Phòng
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Huế
Tỉnh (57)
  • An Giang
  • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Dương
  • Bình Định
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Long An
  • Nam Định
  • Ninh Bình
  • Nghệ An
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • x
  • t
  • s
Flag of Vietnam Các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Cà Mau
Thành phố (1), Huyện (8)
Thành phốCà Mau (Tỉnh lỵ)

Phường (9): Phường 1 · Phường 2 · Phường 5 · Phường 6 · Phường 7 · Phường 8 · Phường 9 · Tân Thành · Tân Xuyên Xã (7): An Xuyên · Định Bình · Hòa Tân · Hòa Thành · Lý Văn Lâm · Tắc Vân · Tân Thành

HuyệnCái Nước

Thị trấn (1): Cái Nước (huyện lỵ) Xã (10): Đông Hưng · Đông Thới · Hòa Mỹ · Hưng Mỹ · Lương Thế Trân · Phú Hưng · Tân Hưng · Tân Hưng Đông · Thạnh Phú · Trần Thới

HuyệnĐầm Dơi

Thị trấn (1): Đầm Dơi (huyện lỵ) Xã (15): Ngọc Chánh · Nguyễn Huân · Quách Phẩm · Quách Phẩm Bắc · Tạ An Khương · Tạ An Khương Đông · Tạ An Khương Nam · Tân Dân · Tân Duyệt · Tân Đức · Tân Thuận · Tân Tiến · Tân Trung · Thanh Tùng · Trần Phán

HuyệnNăm Căn

Thị trấn (1): Năm Căn (huyện lỵ) Xã (7): Đất Mới · Hàm Rồng · Hàng Vịnh · Hiệp Tùng · Lâm Hải · Tam Giang · Tam Giang Đông

HuyệnNgọc Hiển

Thị trấn (1): Rạch Gốc (huyện lỵ) Xã (6): Đất Mũi · Tam Giang Tây · Tân Ân · Tân Ân Tây · Viên An · Viên An Đông

HuyệnPhú Tân

Thị trấn (1): Cái Đôi Vàm (huyện lỵ) Xã (8): Nguyễn Việt Khái · Phú Mỹ · Phú Tân · Phú Thuận · Rạch Chèo · Tân Hải · Tân Hưng Tây · Việt Thắng

HuyệnThới Bình

Thị trấn (1): Thới Bình (huyện lỵ) Xã (11): Biển Bạch · Biển Bạch Đông · Hồ Thị Kỷ · Tân Bằng · Tân Lộc · Tân Lộc Bắc · Tân Lộc Đông · Tân Phú · Thới Bình · Trí Lực · Trí Phải

HuyệnTrần Văn Thời

Thị trấn (2): Trần Văn Thời (huyện lỵ) · Sông Đốc Xã (11): Khánh Bình · Khánh Bình Đông · Khánh Bình Tây · Khánh Bình Tây Bắc · Khánh Hải · Khánh Hưng · Khánh Lộc · Lợi An · Phong Điền · Phong Lạc · Trần Hợi

HuyệnU Minh

Thị trấn (1): U Minh (huyện lỵ) Xã (7): Khánh An · Khánh Hòa · Khánh Hội · Khánh Lâm · khánh Thuận · Khánh Tiến · Nguyễn Phích

Từ khóa » Bản đồ Hành Chính Tp Cà Mau