Cả Nhà đi Chung Một Xe, Có Bị Xử Phạt Không Chính Chủ? - PLO
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, quy định xử phạt các phương tiện không sang tên chính chủ nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân. Dù đã có khá nhiều lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chức năng lên tiếng về vấn đề này, nhưng vẫn còn khá nhiều ý kiến băn khoăn xung quanh việc xử phạt xe không chính chủ trong trường hợp nào.
Mới đây, một người dân tại Thường Tín (Hà Nội) đặt câu hỏi: “Trường hợp cả nhà đi chung một chiếc xe hoặc đi mượn xe của bạn bè thì người đó có bị xử phạt không? Nếu không bị phạt thì người mượn xe cần những giấy tờ gì chứng minh là xe đi mượn để không bị xử phạt lỗi xe không chính chủ?”.
Theo Bộ Công an, trường hợp cả nhà đi chung một chiếc xe sẽ không bị xử phạt lỗi không chính chủ. Ảnh: TUYẾN PHAN
Trả lời về vấn đề này, Bộ Công an cho biết căn cứ điểm b khoản1 Điều 30 Nghị định 46/2016 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, lực lượng chức năng sẽ xử phạt đối với cá nhân, tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản. Về việc mượn xe, thuê xe hay vợ chồng điều khiển xe của nhau, con lấy xe bố, mẹ để di chuyển… là quan hệ dân sự, điều này không phát sinh thủ tục hành chính là “thủ tục đăng ký sang tên xe” cho nên không bị xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe.
Trước đó, Cục CSGT (C67, Bộ Công an) đã chỉ đạo CSGT các địa phương vận động người dân trước ngày 31-12-2016 hoàn tất việc sang tên mô tô hai, ba bánh, xe máy (kể cả xe máy điện) đã mua bán nhiều chủ nhưng thiếu chứng từ hay không có chứng từ.
Kể từ ngày 1-1-2017, điều 24 Thông tư 15/2014 của Bộ Công an cho phép mô tô hai ba, bánh, xe máy (kể cả xe máy điện) đã mua bán qua nhiều người vẫn được sang tên sẽ hết hiệu lực.
Như vậy, kể từ ngày 1-1-2017, việc sử dụng các phương tiện nêu trên khi mua bán mà không sang tên sẽ bị xử phạt.
Điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định 46/2016 quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được Điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô. |
Từ khóa » đi Xe Của Bố Mẹ Có Bị Phạt Không
-
CSGT Xử Phạt Xe Chưa Sang Tên Chính Chủ: Chạy Xe Người Nhà, Bạn ...
-
Con Mượn Xe Của Bố Thì Có Bị Xử Phạt Về Lỗi Chính Chủ Không?
-
Vợ đi Xe Chồng, Con Mượn Xe Bố Có Bị Phạt Lỗi Không Chính Chủ?
-
Con Trai đi Xe Mẹ Thì Có Bị Phạt Xe Không Chính Chủ? - VietNamNet
-
Mượn Xe Của Người Thân Có Bị Phạt Lỗi Xe Không Chính Chủ? - Dân Trí
-
Xe Không Chính Chủ Phạt 8 Triệu: Đi Xe Của Bố Mẹ, Vợ Chồng ... - Thoidai
-
Chạy Xe đứng Tên Người Khác Có Bị Phạt Không? - Báo Tuổi Trẻ
-
Đi Xe Của Người Thân Có Bị Phạt Không 2022? - Luật Hoàng Phi
-
Xe Mượn Có Bị Xử Phạt Về Hành Vi "không Chính Chủ" Hay Không?
-
Con điều Khiển Xe Của Mẹ Thì Có Bị Xử Phạt Với Lỗi Không Chính Chủ
-
Có Bị Xử Phạt Lỗi “không Chính Chủ” Khi Cả Gia đình đi Chung 1 Xe?
-
Đi Xe Không Chính Chủ: Khi Nào Thì Bị Phạt? Bao Nhiêu Tiền?
-
Xe Không Chính Chủ Phạt 8 Triệu: Đi Xe Của Bố Mẹ, Vợ Chồng Có Bị ...
-
Hiểu Nhầm Không đáng Có Về Lỗi Xe Không Chính Chủ