Cá Nhân Bắn Pháo Hoa Trong đêm Giao Thừa Có Vi Phạm Pháp Luật?
Có thể bạn quan tâm
Hỏi: Xin hỏi hiện nay có loại pháo nào mà người dân được sử dụng, loại pháo nào không được sử dụng? Tết năm nay, tôi muốn mua pháo hoa về bắn trong đêm giao thừa thì có vi phạm pháp luật hay không?
Mai Văn Chiến, Nam Định
Trả lời:
Theo nội dung Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27/11/2020 quy định về quản lý và sử dụng pháo thì pháo hoa có hai loại là pháo hoa và pháo hoa nổ. Pháo hoa nổ là pháo gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo hoa nổ là một loại pháo nổ.
Pháo hoa nổ được các cơ quan, tổ chức sử dụng để biểu diễn, thi đấu khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và phải do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp (Điều 9). Pháo hoa nổ được bắn vào các dịp lễ, tết, sự kiện chính trị lớn của đất nước (Điều 11). Như vậy, người dân không được phép sử dụng pháo hoa nổ.
Pháo hoa (pháo hoa không nổ) là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ (Điều 3).
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng trong các trường hợp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa (Điều 17).
Hành vi đốt pháo hoa nổ ở nơi công cộng, nơi đang diễn ra cuộc họp, nơi tập trung đông người; đốt xong ném ra đường, ném vào phương tiện khác, ném từ trên cao xuống, đốt mang theo xe đang chạy; đốt gây thiệt hại về tài sản, sức khoẻ người khác nhưng chưa tới mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác; đốt với số lượng lớn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự nơi công cộng (Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 và mục II Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC).
Người nào đốt pháo hoa nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013: Hành vi đốt pháo hoa nổ mà không được phép sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng; Hành vi mua trái phép pháo hoa hoặc pháo hoa nổ sẽ bị xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng nếu chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, người dân được phép sử dụng pháo hoa (không nổ) trong dịp Tết Nguyên đán nhưng phải mua tại các cơ sở được cấp phép. Mỗi người dân cần trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về các loại pháo để sử dụng đúng cách, hạn chế tối đa những thiệt hại không đáng có về người và tài sản cho chính mình và những người xung quanh.
Từ khóa » để Bắn Pháo Hoa
-
Tết 2022, Người Dân được Bắn Loại Pháo Hoa Nào? Giá Bao Nhiêu?
-
Có được Phép Tự Bắn Pháo Hoa Vào Dịp Tết Hay Không?
-
Các địa điểm Bắn Pháo Hoa Tết Dương Lịch 2022 - Báo Lao Động
-
TP.HCM Bắn Pháo Hoa Nghệ Thuật Từ 21h đến 21h15 Ngày 30-4
-
Pháo Hoa – Wikipedia Tiếng Việt
-
6 điều Cần Biết Nếu Người Dân Muốn Bắn Pháo Hoa Vào Tết Này - PLO
-
TP. Hồ Chí Minh Tổ Chức Bắn Pháo Hoa Chào Mừng Lễ 30/4 ở Những ...
-
Pháo Hoa - Thư Viện Pháp Luật
-
Tổ Chức Bắn Pháo Hoa Vào 30/04 (Ngày Chiến Thắng) Có được Hay ...
-
8 điểm Bắn Pháo Hoa Tết Nguyên Đán Nhâm Dần Tại TP. HCM
-
TPHCM: Cấm Xe Nhiều Tuyến đường Tối 30/4 để Bắn Pháo Hoa
-
Không Bắn Pháo Hoa, Dừng Phần Hội Dịp Tết Nhâm Dần 2022
-
TPHCM Tổ Chức Bắn Pháo Hoa Tại 2 điểm Dịp Lễ 30/4
-
TP.HCM Cấm Xe Nhiều Tuyến đường đêm 30/4 để Bắn Pháo Hoa
-
NGOÀI TRỜI | - Consumer Product Safety Commission
-
TP.HCM Cấm Xe Nhiều Tuyến đường để Tổ Chức Bắn Pháo Hoa Lễ 30.4