Cá Nhân, Hộ Gia đình được Gia Hạn Nợ

  1. Bảo hiểm - Ngân hàng

VPBank, Sacombank, OCB là những ngân hàng hàng đầu trong việc cho vay đối với cá nhân mua nhà trả góp, tiểu thương buôn bán hàng ngày ở chợ, trung tâm thương mại. Theo số liệu thống kê của Sacombank, tính đến cuối tháng 3/2020, có khoảng 7.000 tỷ đồng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân gửi về đề nghị ngân hàng giảm lãi vay và gia hạn nợ.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – Tổng giám đốc Sacombank cho biết, ngân hàng đã ban hành một quy chế nội bộ về giảm lãi vay và gia hạn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 căn cứ trên Thông tư 01. Theo đó, Sacombank xây dựng chính sách giảm lãi vay tính trên giá vốn huy động và cân nhắc trên khả năng tài chính ngân hàng; từ đó, đưa ra các mức cơ cấu lại khoản vay và giảm lãi suất từ 1-2% trên từng bộ hợp đồng tín dụng khách hàng đã ký kết cho vay vốn với ngân hàng, trong trường hợp khách hàng chịu ảnh hưởng Covid-19 quá nặng nề ngân hàng có thể giảm lãi vay tối đa 2,5%. Theo bà Diễm, dự kiến trong tháng 4/2020, Sacombank sẽ gia hạn nợ và giảm lãi xong số dư nợ 7.000 tỷ đồng trên bằng nguồn dự phòng của ngân hàng.

Với VPBank, ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng giám đốc VPBank cho biết, ngân hàng này hiện có khoảng vài chục ngàn khách hàng cá nhân. Sau khi rà soát đánh giá, VPBank nhận thấy nhóm dân cư có thu nhập trung bình thấp bị ảnh hưởng nặng nề nhất do mất việc không có tiền trả nợ. Bởi vậy ngân hàng sẽ ưu tiên gia hạn nợ gốc cho người có dư nợ vốn vay, sau đó mới tính tiếp đến gia hạn lãi vay.

HDBank cho biết, ngân hàng có dư nợ khách hàng cá nhân khoảng hơn 4.000 tỷ đồng, cũng đang có chính sách giảm đồng loạt lãi vay 0,5 - 2%, Ngân hàng Bản Việt cũng xây dựng kế hoạch giảm 2% lãi suất cho các khoản dư nợ… Đồng thời các ngân hàng đang tung ra các gói tín dụng giảm lãi suất cho vay mới từ 2-3% hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Hiện nay, các khoản cho vay mua nhà trả góp của nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) có mức lãi suất chu kỳ đầu (6 tháng hoặc 12 tháng) từ 7,9-8,9%/năm; nhóm NHTMCP có mức lãi suất từ 8,2-9,9%/năm. Từ các chu kỳ sau, ngân hàng sẽ lấy lãi suất tiết kiệm 12 tháng cộng thêm từ 3,5-4% để ra lãi suất cho vay trong những năm tiếp theo. Còn đối với các khoản vay dành cho hộ gia đình sản xuất kinh doanh buôn bán chịu thuế khoán, thông thường các ngân hàng tính lãi trên cơ sở doanh thu hàng ngày, hàng tháng của từng sạp hàng ở chợ, quầy kinh doanh trong siêu thị, trung tâm thương mại…

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Thông tư 01 hướng dẫn các ngân hàng giảm lãi vay và cơ cấu lại nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, không giới hạn cá nhân hay doanh nghiệp. Theo đó, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là số dư nợ gốc và/hoặc lãi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19; Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Còn đối với miễn, giảm lãi, phí, Thông tư 01 quy định, tổ chức tín dụng (TCTD) quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo một lãnh đạo NHNN, quy định này có nghĩa, kể cả các khoản cho vay đối với cá nhân, nếu đáp ứng được các điều kiện như trên đều được hưởng chính sách cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi. Đặc biệt, thông tư cũng trao quyền tự quyết cho các NHTM và để cho các ngân hàng vận hành theo các quy luật của thị trường.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng các cơ quan hữu quan cần thực hiện nhanh chóng các chính sách an sinh xã hội của Chính phủ mới tạo được hiệu ứng đồng bộ với chính sách giảm lãi và gia hạn nợ của hệ thống ngân hàng.

Bảo lãnh dự thầu điện tử siêu tốc cùng TPBank thông qua kết nối trực tiếp Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Lợi nhuận năm 2024 các ngân hàng ước đạt 62 nghìn tỷ đồng
Chính sách của Fed và những biến số cần lưu ý năm 2025
Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt cho nền kinh tế
MB dẫn đầu về chỉ số hài lòng của khách hàng Việt Nam 2024
Dư nợ tín dụng bất động sản tăng, doanh nghiệp vẫn “khát vốn”
Cấp thiết tăng cung nhà ở xã hội
Sau điều chỉnh, bảng giá đất Hà Nội cao nhất hơn 695 triệu đồng/m2
Nhiều giải pháp hỗ trợ của Bộ Tài chính tạo niềm tin, động lực cho doanh nghiệp phát triển
Doanh nghiệp “bật mí” bí quyết thành công trong áp dụng 5S
Tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng 60%
Phát triển kinh tế tuần hoàn mang đến cơ hội, giải pháp cho vấn đề môi trường
Quy định về đấu giá biển số xe
Tiêu hủy hơn 10 ngàn đơn vị hàng hóa
8 bước đăng ký, bấm biển xe qua VNeID áp dụng từ ngày 1/1/2025
Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chín ngày liên tục
Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Cộng hòa Czech miễn thuế lợi nhuận từ tiền mã hóa bằng luật mới

Từ khóa » đơn Xin Giãn Nợ Vpbank