'Cà Phê đường Tàu' Sau Lệnh Cấm - VnExpress Du Lịch

Sau hơn 4 tháng, Hà Nội đóng cửa phố cà phê đường tàu, khu vực này không còn cảnh hàng trăm du khách tụ tập sát hai bên đường ray gây mất an toàn như trước. Tại khu vực đường tàu đoạn giao phố Phùng Hưng - Trần Phú là những chiếc barrier (thanh chắn) với biển cấm người đi bộ, biển cảnh báo khu vực nguy hiểm bằng tiếng Việt, Anh.

Dù có biển cấm người đi bộ ở hành lang đường đường, các nhóm khách nước ngoài vẫn liên tục tìm đến, đứng trước barrier nhìn vào bên trong và tranh thủ chụp ảnh. Nếu họ có ý định vượt rào, lực lượng chức năng túc trực tại các chốt chặn sẽ lập tức ngăn lại, mời khách quay trở ra. Ảnh: Kiều Dương.

Dù có biển cấm người đi bộ, các nhóm khách nước ngoài vẫn liên tục tìm đến, đứng trước barrier nhìn vào bên trong và tranh thủ chụp ảnh. Nếu họ có ý định "vượt rào", lực lượng chức năng túc trực tại các chốt chặn sẽ lập tức ngăn lại, mời khách quay trở ra. Ảnh: Kiều Dương.

Tuy nhiên, một số người vẫn tìm cách để vào trong uống cà phê. Anh Hugo Đặng, Việt kiều Pháp đến đây giữa tháng 2, nói cách duy nhất để vào là phải uống cà phê tại một quán nào đó ở phố đường tàu. "Bạn có thể đặt lịch qua mạng rồi chủ quán đón vào bằng cửa khác. Các chủ quán cũng thường đứng chờ ở barrier giới thiệu về quán. Nếu đồng ý uống cà phê, họ sẽ dẫn bạn vào, đồng thời chỉ định chỗ ngồi", anh Đặng nói. 

Từng đến phố đường tàu nhiều năm trước, anh Đặng nhận thấy nơi đây hiện đã có một bộ mặt khác, nhiều quán xá và sạch hơn. "Không nên cấm hẳn hoạt động kinh doanh tại đây, nhưng cần một phương pháp quản lý hiệu quả để giữ an toàn", Việt kiều Pháp nói.

Chủ quán dẫn khách vào trong khu phố đường tàu. Ảnh: Kiều Dương.

Chủ quán dẫn khách vào trong khu "phố đường tàu". Ảnh: Kiều Dương.

Khách uống cà phê tại phố đường tàu chủ yếu là người nước ngoài. Sophie Meier (du khách Đức) kể: "Tôi tìm hiểu về nơi này từ trước và đặt lịch với chủ quán. Nơi này hiện rất vắng vẻ so với những gì tôi thấy trên mạng. Tôi nghĩ không nên cấm hẳn vì đây là nét độc đáo của Hà Nội".

Đồ uống tại đây có giá khoảng 25.000 – 45.000 đồng, đồ ăn nhẹ như khoai tây chiên, nem chua rán, nem cuốn... trung bình 50.000 đồng một đĩa. Michel Cassin, du khách Pháp cho biết anh rất thích món nem của Việt Nam. "Chỉ đến Hà Nội tôi mới được ngồi ăn nem, uống cà phê cạnh đường tàu", Michel nói.

Hiện có hơn 60 quán cà phê đường tàu đang hoạt động. Trước cửa các quán đều có vạch sơn an toàn hoặc barrie để cánh báo ranh giới an toàn cho khách. Ảnh: Kiều Dương.

Hiện có hàng chục quán cà phê đường tàu đang hoạt động. Trước cửa các quán đều có vạch sơn hoặc barrier để cảnh báo ranh giới an toàn cho khách. Ảnh: Kiều Dương.

Anh Lê Tuấn Anh (Hàng Bông, Hoàn Kiếm) là người đầu tiên mở quán cà phê cạnh đường tàu gần 2 năm nay kể lại, dãy quán nở rộ bắt nguồn từ nhu cầu của khách. Nhiều người đến đây đi dạo, chụp ảnh và khám phá cuộc sống của người dân hai bên đường tàu nhưng không có điểm dừng chân, nghỉ ngơi. Một chủ quán khác cho biết, kể từ khi có lệnh cấm, chỉ vài chục khách đến đây mỗi ngày, không tấp nập như trước.

Về phía ngành đường sắt, ông Đoàn Duy Hoạch, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, việc du khách đi lại xung quanh đường tàu gây mất an toàn khi có tàu chạy qua và gây cản trở đến việc duy tu bảo trì đường sắt. Ngoài ra, khi đi qua tụ điểm cà phê, tàu thường phải chạy chậm hơn 30 km/h và lái tàu phải chờ du khách nhường đường, gây chậm tàu. Nhiều đoàn tàu thay đổi giờ chạy nên có thể đi qua bất ngờ và không đảm bảo an toàn cho du khách đi lại khu vực này.

Anh Nguyễn Tuấn Mạnh, một du khách Việt Nam cho rằng, việc cấm phố đường tàu như hiện tại chưa hiệu quả. "Các rào chắn chỉ được dựng lên tại phố Trần Phú. Trong khi những khu vực tương tự tại đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Khuyến vẫn có thể đi lại tự do, chỉ khác là ít quán xá hơn".

Tháng 10 năm ngoái, các hộ dân khu vực đường tàu Điện Biên Phủ - Phùng Hưng nộp đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng phản ánh việc chốt chặn tại đây khiến việc đi lại gặp khó khăn. Họ mong muốn tiếp tục được kinh doanh kèm theo các giải pháp để có thể vừa đảm bảo an toàn hành lang đường sắt, vừa phát triển du lịch tại khu phố đường tàu nhưng quận Hoàn Kiếm đã bác bỏ yêu cầu này.

Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho biết, việc kinh doanh tại khu vực này không đảm bảo an toàn hành lang đường sắt nên các kiến nghị của người dân không thể thực hiện được và quận cũng chưa có thời hạn bỏ các chốt chặn.

Kiều Dương

Từ khóa » Cafe đường Ray