Cà Phê Nhân Sống Có Mấy Loại

Khi tìm hiểu về cà phê, bạn sẽ nghe rất nhiều loại cà phê nhân khác nhau, vậy thật ra cà phê nhân có bao nhiêu loại?. Sau đây mời các bạn cùng tìm hiểu để nắm rõ hơn về cà phê nhé!

1. Phân loại cà phê theo giống.

Một cách đơn giản nhất, phổ biến nhất, thì cà phê chỉ có 02 giống chính là Robusta Arabica

  • Cà phê nhân Robusta (hay còn gọi là cà phê vối): chiếm sản lượng lớn nhất ở nước ta (~90%). Mọi người khi nói đến cà phê mà không nói gì thêm thì mặc nhiên được hiểu đó là cà phê Robusta.
    Cafe nguyên chất giá rẻ
    Chùm trái cà phê Robusta

    Cà phê nhân Arabica (hay còn gọi là cà phê chè – do thân cây khá giống với cây chè): Ở VN cà phê Arabica không nhiều lắm nhưng trên bình diện thế giới, Arabica mới là giống cà phê có sản lượng lớn nhất (>60%).

    Cà phê rang xay
    Cà phê Arabica có trái thưa và cây nhỏ hơn so với Robusta

02 giống cà phê trên là tổng thể nhất, nhưng đi chi tiết vào từng giống nó mới bắt đầu phát sinh phức tạp, ví dụ như:

  • Đối với cà phê Robusta thì có cà phê Ro sẻ (các giống cũ đa số trồng trước năm 1990), rồi cà phê Rô đã được lai ghép (cao sản); hoặc người ta phân biệt theo vùng trồng như Ro Đăk lắc, Ro Di Linh, …
  • Phức tạp nhất là Arabica, rất nhiều chi, giống Arabica được tạo ra, mà phổ biến nhất là Arabica Catimo (dòng cà phê được lai ghép giữa Arabica thuần chủng và Robusta), Typica, Moka …Thông thường, ở VN, khi nói đến Arabica mà không nói gì thêm, thì thường đó là Catimo, còn nếu bạn muốn Moka, hay Typica thì nhớ nói rõ nhé; Moka thì dòng thuần đa số ở Cầu Đất, Trạm hành và một số vùng núi cao ở Đà Lạt – cho chất lượng tốt nhất; ngoài ra thì có Moka lùn 🙂 (đã được lai ghép), Moka Lào, ….

Ngoài 02 giống chính là Robusta và Arabica, còn một giống nữa, số lượng ít hơn mà có tên Việt là Cà phê Mít. Cây cà phê mít rất to (như cây mít) và đặc biệt là rất khỏe, tuy nhiên diện tích ngày càng bị thu hẹp do hương vị không được ưa chuộng lắm.

2. Phân loại theo phương pháp sơ chế

Sơ chế là công đoạn từ khi thu hoạch trái cà phê đến khi xay xát ra hạt cà phê nhân. Trước đây thì công đoạn này đa số do bà con nông dân tự phơi khô, sau đó xay xát loại bỏ vỏ và giữ lại nhân cà phê. Tuy nhiên, với đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hiện nay, nhiều nhà máy, trang trại áp dụng các phương pháp sơ chế chất lượng cao hơn, có thể tóm tắt như sau:

  • Cà phê nhân truyền thống: Do bà con tự phơi khô, xay xát, bà con nông dân tự làm nên không phân loại chất lượng trái, cũng như không chủ động động được mưa nắng nên chất lượng của cà phê nhân không được cao cho lắm, bù lại có giá thành rẻ hơn.
    Phơi cà phê ở Tây nguyên
    Phơi cà phê tại Tây nguyên; cà phê có thể để nguyên trái hoặc được “dâp” để phơi nhanh khô hơn
    xay xát cafe nhân
    Trái cafe sau khi phơi khô sẽ được bà con xay để tách hạt cafe nhân, quá trình xay rất bụi
  • Cà phê chế biến khô (Natural Coffee): Trái cà phê sau khi thu hái, sẽ phân loại sau đó được phơi nắng trên giàn (hoặc sấy khô), sau đó sẽ xay xát để tách vỏ. Phương pháp này giúp cho cà phê có thể chất rất đậm mạnh, vị đắng đằm đặc trưng.
    Natural coffee
    Phơi khô trái cà phê trong phương pháp Natural
  • Cà phê chế biến bán ướt / hay chế biến mật ong (Honey Coffee/ Sermi wash Coffee): Những trái cà phê chín, tốt sau khi hái sẽ đưa vào máy xát loại bỏ lớp vỏ ngoài cùng, và giữ lại lớp “thịt ngọt” bao quanh nhân, sau đó đem phơi/ sấy. Sau khi khô sẽ tách nhân. Phương pháp này giúp cà phê có hương thơm rất quyến rũ (như mùi trái cây chín), vị đậm đà hài hòa, đắng thanh dịu, hậu ngọt.
    Phơi cafe Honey
    Phơi Hạt cafe theo phương pháp chế biến mật ong
  • Cà phê chế biến ướt, hay phương pháp lên men (Full washed coffee): Những trái cà phê chín sẽ được xát dập lớp cơm vỏ bên ngoài, rửa sạch để tách lấy nhân, sau đó sẽ đem nhân đi ủ (quá trình lên men), sau khi ủ xong sẽ đem đi phơi sấy và tách lớp vỏ trấu. Cà phê chế biến ướt có hương thơm tốt, vị đắng thanh dịu, hậu ngọt và hơi chua.
cà phê chế biến ướt
Ủ lên men trong phương pháp chế biến ướt

Khi phân loại cà phê theo phương pháp sơ chế thì có 04 loại trên; thông thường, nếu không nói cụ thể thì đó là cà phê được sơ chế theo phương pháp truyền thống; còn nếu muốn có cà phê chất lượng hơn, thì hãy tìm hiểu và chọn các loại chế biến Natural, Honey hoặc full wash nhé.

3. Cà phê Culi

Culi là một loại cà phê khá thú vị, từ hình dáng đến tên gọi. Nếu bạn đã nhìn thấy trái cà phê, bạn sẽ biết rằng trái cà phê sẽ có 2 nhân; tuy nhiên, có một tỷ lệ trái chỉ có 01 nhân, và những trái cà phê này khi thu hoạch, sơ chế sẽ cho ra 01 nhân tròn, gọi đó là Culi (có người gọi là cà phê Bi), nếu cà phê Robusta thì ta có Culi Robusta, còn Ara thì gọi là Culi Arabica.

hạt rang culi nguyên chất
Cafe hạt rang Culi

Hương vị cơ bản cà phê Culi cũng giống với hạt cà phê thường, nhưng Culi thường có thể chất (body) mạnh hơn, nên tổng thể cà phê Culi sẽ chất hơn.

Hy vọng với một vài thông tin chia sẽ trên, sẽ giúp bạn hiểu hơn về thế giới cà phê.

Nếu bạn yêu thích cà phê, muốn rang xay cà phê và cần tìm nguồn cà phê nhân sống tại Vũng Tàu, vui lòng liên hệ:

Cà Phê Sạch

425E Bình Giã, Vũng Tàu

ĐT: 0937.15.63.63

Dương Cầm (Cà Phê Sạch)

Từ khóa » Có Mấy Loại Cà Phê