CÀ PHÊ VÀ TRÀ (CHÈ): CÁI NÀO TỐT HƠN CHO TIM MẠCH?

  • +65-6397-2004
  • [email protected]
01 Jun 2018 admin Hiểu Về Trái Tim June 1, 2018 admin

Chúng ta đều biết rằng rượu vang được chứng minh có lợi trong việc chống lại bệnh tim ở nhiều nghiên cứu, được gọi là Nghịch lý của Pháp.

Thực tế này đã thúc đẩy nhiều công cuộc điều tra vào các loại đồ uống phổ biến khác như cà phê và trà (chè) được tiêu thụ với số lượng lớn hơn rượu vang. Vậy thì hai thức uống này sẽ có tác dụng như thế nào đối với bệnh tim mạch?

Trà có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã được dùng trong đời sống hàng ngày trong suốt 4000 năm qua. Trong những năm đầu, nó được coi là một loại cây thuốc với nhiều công dụng điều trị. Trà đã được tìm thấy có chứa các chất catechin, caffeine, theanine, saponin, vitamin và nhiều thành phần nhỏ khác. Các hiệu quả điều trị chính phải đến từ catechin, một polyphenol tác dụng chống oxy hóa mạnh. Theanine là một axit amin làm nên hương vị đặc trưng của trà, có tác dụng thư giãn và là thức uống nhắm nháp ưa thích để tận hưởng thời gian.

Mặt khác, cà phê lại được xem là một thức uống kích thích. Các thành phần chính của cà phê bao gồm caffein, chất chống oxy hóa và diterpenes được tìm thấy trong dầu đậu. Việc trồng cà phê bắt đầu từ thế kỷ 15 ở Ả Rập và thói quen thức uống giàu năng lượng với hương thơm tuyệt vời này đã nhanh chóng xuất hiện tại các quán cà phê ở Trung Đông và lan sang châu Âu trước thế kỷ 17. Từ đó, nhiều người có thói quen bắt đầu ngày mới với 1 ly cà phê nóng hổi có caffein.

Vậy thì trong trận chiến giữa hai loại đồ uống có từ thời xa xưa này, loại nào sẽ dẫn đầu? Các phương pháp khoa học hiện đại đã được thực hiện để nghiên cứu hai thức uống yêu thích này. Cả hai loại đều có caffeine là thành phần chính và caffeine có liên quan đến chứng tăng huyết áp, nhịp tim bất thường và tăng sức đề kháng mạch máu, tất cả các tác động này đều thực sự không tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, thông tin về mối quan hệ giữa trà hoặc cà phê với các biến chứng tim như đột quỵ, đau tim, mảng bám cholesterol trong động mạch tim…là thưa thớt.

Gần đây, các chuyên gia từ Bệnh viện Johns Hopkins và Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã bắt tay vào một nghiên cứu để xác định điều đó. Họ tiến hành một nghiên cứu đa sắc tộc trên 6814 đàn ông và phụ nữ, xác định lượng tiêu thụ trà, cà phê và các sản phẩm caffeine từ một bảng câu hỏi được tiêu chuẩn hóa. Những người này được yêu cầu báo cáo tần suất uống cà phê và trà, họ cũng được kiểm tra về các biến chứng tim mạch, chẩn đoán tim, bệnh nhập viện, phẫu thuật tim và tử vong. Ngoài ra, nhiều tham số lâm sàng cũng được thu thập từ những người tham gia trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy 51% số người tham gia uống một hoặc nhiều tách cà phê mỗi ngày và chỉ có 13% trong số họ uống một hoặc nhiều tách trà mỗi ngày. Những người tham gia được theo dõi trung bình trong 11 năm.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người uống cà phê một hoặc nhiều tách mỗi ngày có nồng độ vôi hóa mạch vành cao hơn 100 lần. Điểm vôi hóa mạch vành có mối quan hệ mật thiết với lượng cholesterol có trong động mạch tim. Điểm càng cao thì càng có nhiều cholesterol. Ngược lại, trong những người uống trà, chỉ một số ít có điểm vôi hóa mạch vành là 100.

Khi theo dõi những người tham gia theo thời gian, việc uống cà phê không có tác động nào đến sự tiến triển điểm vôi hóa mạch vành, trong khi uống trà lại làm giảm điểm vôi hóa mạch vành theo thời gian, với khoảng giảm 27%. Điều này có nghĩa là uống trà thực sự làm chậm sự tích tụ cholesterol trong động mạch tim. Kết quả này lại rõ ràng hơn ở những người không hút thuốc và người đã từng hút thuốc so với những người đang hút thuốc.

Những người uống một hoặc nhiều tách cà phê mỗi ngày không chịu tác động đáng kể nào đến các triệu chứng về tim mạch. Những người thỉnh thoảng uống cà phê (ít hơn một ly mỗi ngày) có sự gia tăng 28% các triệu chứng về tim mạch. Ngược lại, những người uống một hoặc nhiều tách trà một ngày đã giảm 29% các các triệu chứng về tim mạch!

Tóm lại, nghiên cứu theo dõi trong 11 năm phát hiện ra rằng uống trà có có lợi trong việc ngăn chặn sự phát triển của bệnh động mạch tim dẫn đến giảm sự xuất hiện của các triệu chứng tim bất thường. Đây thực sự là tin tốt cho những người uống trà thường xuyên và chúng ta có thể khẳng định trà là một lựa chọn tối ưu hơn cả. May thay, việc uống cà phê thường xuyên không dẫn đến bất kỳ sự gia tăng triệu chứng tim bất thường nào, vì vậy bạn có thể an tâm uống cà phê hàng ngày. Nguyên nhân của các kết Aluận trên thực sự không rõ ràng từ nghiên cứu này. Trà có một đặc tính chống oxy hóa mạnh hơn nhiều do sự hiện diện của các polyphenol giống như trong rượu vang. Chất diterpenes trong cà phê có tác dụng tăng LDL hoặc cholesterol xấu nhưng tùy thuộc vào cách pha cà phê mà chất này có thể không ở đáng kể. Song dù bất kể chuyện gì, bản thân tôi muốn nâng ly chúc mừng cho những ai yêu trà vì đã chọn một loại thức uống nhiều lợi ích tuyệt vời như vậy.

Bác sĩ Kenneth Ng

  • Search for:
  • Categories

    • Hiểu Về Trái Tim
    • News
    • Publication
  • Recent Posts

    • Đi bộ
    • Cao Huyết Áp
    • Đột Tử Tim (SCD)
    • Chế độ ăn giảm cân có thật sự tốt cho trái tim của bạn?
    • Phỏng vấn với tạp chí SHAPE về chứng ăn khuya và bệnh tim.
MENU
  • Trang Chủ
  • Về NHC
  • Đội Ngũ
    • B.S. Hsu Li Fern
    • B.S. Jimmy Lim
    • B.S. Raymond Lee
    • B.S. Kenneth Ng
  • Triệu Chứng
  • Ý Kiến Thứ Hai
  • Dịch Vụ
  • Biểu Phí
  • Hiểu Về Trái Tim
  • Liên Hệ
  • Anh (English)

Từ khóa » Cafe Và Tim Mạch