Cá Ranchu - Đặc điểm, Cách Nuôi Và Phòng Bệnh Cho Cá Khỏe - Eva

Thông tin về cá Ranchu

Cá Ranchu hay cá vàng Ranchu là một trong những giống cá vàng lâu đời nhất, có nguồn gốc từ Nhật Bản. Chúng được lai tạo từ giống cá đầu sư tử của Trung Quốc và chúng có thể sống được từ 15 đến 20 năm tùy điều kiện nuôi dưỡng.

Cá Ranchu - Đặc điểm, cách nuôi và phòng bệnh cho cá khỏe - 1

1. Kích thước

Kích thước trưởng thành của cá vàng Ranchu có chiều dài trung bình từ 12 đến 15cm. Kích thước lớn nhất mà loài cá này có thể đạt được là từ 25–35 cm.

2. Hình dáng

Cá Ranchu có cơ thể hình trứng và bụng sâu. Nhìn chung, đầu, thân và đuôi chúng có sự cân xứng, điểm đối xứng nằm ở trung tâm con cá. Vây ngực và vây bụng ngắn và tròn tương ứng với đuôi.

Đặc điểm sinh học của cá Ranchu

Cá vàng Ranchu không có vây lưng khiến khả năng kiểm soát và sự nhanh nhẹn của chúng khi bơi bị ảnh hưởng.

1. Phần đầu

Đây có lẽ là bộ phận đáng chú ý nhất của cá vàng Ranchu. Những con cá này phát triển mô bất thường trên đầu khi chúng trưởng thành, mà các nhà lai tạo gọi là 'mũ trùm đầu'. Vết này có thể sâu vài mm trên phần lớn đầu đến mức nhô ra xung quanh mắt, miệng và mang.

Cá Ranchu - Đặc điểm, cách nuôi và phòng bệnh cho cá khỏe - 2

2. Phần thân

Cá ranchu có thân ngắn, tròn, bụng to như đang chửa và không có vây lưng ngay từ khi sinh ra. Việc không có vây lưng khiến chúng khó kiểm soát được cơ thể khi bơi, bơi chậm hơn những loài cá khác, tăng tốc chậm hơn và vận động kém hiệu quả hơn cá vàng bình thường.

Độ rộng thân từ 5/8 đến 3/4 chiều dài thân. Sống lưng hơi cong và đột ngột quặp xuống ở gốc đuôi.

Cá Ranchu - Đặc điểm, cách nuôi và phòng bệnh cho cá khỏe - 3

3. Phần đuôi

Đuôi của Ranchu hợp với trục đuôi ở một góc 45 độ, giúp chúng bơi lội uyển chuyển mặc dù không có vây lưng. Đuôi phải cân xứng với mình, đuôi mở rộng ra. Ranchu có thể có 3 đuôi, 4 đuôi hoặc đuôi dạng hoa anh đào (cherry blossom-tail).

Nếu đuôi là dạng đuôi kép thì các phần đuôi phải tách biệt trên 25%, bằng không phải hoàn toàn dính liền. Chiều dài đuôi bằng 1/4 đến 3/8 chiều dài thân, các thùy đuôi phải tròn và hơi nhô.

Vây hậu môn có hai thùy, hình dạng tương ứng với đuôi, vây ngực và vây bụng. Có độ cong tại điểm nối giữa gốc đuôi và đuôi. Gốc đuôi rất to để hỗ trợ lưng và đuôi. Gốc đuôi rất to là đặc điểm độc đáo của Ranchu.

4. Màu sắc

Toàn bộ cơ thể và đuôi của Ranchu đỏ đậm hoặc có màu đỏ hơi vàng cam. Ngoài ra có thể có dạng kết hợp giữa màu đỏ và trắng, hoặc kết hợp giữa trắng và đỏ hơi vàng cam. Một vài con Ranchu có vảy màu đỏ với viền trắng, trong khi những cá thể khác hoàn toàn trắng. Cá vàng Ranchu cũng có màu sắc dạng đốm, được gọi là Edonishiki ở Nhật Bản.

Cá Ranchu - Đặc điểm, cách nuôi và phòng bệnh cho cá khỏe - 4

5. Vảy

Có hai loại vảy là ánh kim và bán kim. Vảy ánh kim gồm các màu cam, đỏ-trắng, đen, xanh dương, đồng thau và trắng. Vảy bán kim gồm nhị sắc, tam sắc và vải hoa (có hay không có các đốm).

Phân biệt cá vàng Ranchu và cá vàng đầu sư tử Lion Head

- Cá Ranchu có lưng cong cao hơn và đuôi ngắn hơn được chếch một góc 45 độ. Còn phần lưng và phần đuôi của cá Lion Head tương đối bằng phẳng và đuôi hơi chếch.

- Ranchu có thân hình “mập mạp” hơn so với Lion Head. Lion Head có thân hình ngắn hơn với hình dạng cơ thể tròn trịa hơn.

- Cá vàng Ranchu có đầu dài, rộng và đầu dạng hình chữ nhật trong khi đó, cá vàng Lion Head có đầu tròn, lớn.

Tập tính sinh sản của cá Ranchu

Nếu nuôi trong bể hoặc hồ lớn thì cá vàng Ranchu sẽ tự sinh sản một cách tự nhiên. Cá đực và cá cái sẽ tự kết đôi hoặc người nuôi tự ghép cặp chúng với nhau.

Tới mùa sinh sản hững con cá cái có bụng chứa trứng to phình thấy rõ và đẻ chừng 800-1000 trứng. Quá trình thụ tinh bằng cách cá đực vườn đuổi và ép cá cái vào thành bể để cá cái đẻ trứng. Khi cá cái đẻ trứng xong, cá Ranchu đực sẽ tưới tinh trùng lên trúng.

Trứng cá sau khi đẻ có thể được bám vào các rễ bèo, cây thủy sinh, các hốc cây, hốc đá mà người nuôi đã tạo sẵn để hỗ trợ cá sinh sản. Sau chừng 5-6 ngày trứng cá sẽ nở thành cá con.

Cá Ranchu - Đặc điểm, cách nuôi và phòng bệnh cho cá khỏe - 5

Cách nuôi cá Ranchu

Cách nuôi cá vàng Ranchu thực sự của Nhật Bản là trong những chiếc bát nông hoặc hồ đáy nông, rộng chứ không phải trong bể kính. Để khi nhìn ngắm từ trên xuống, mới thấy được hết nét đẹp về hình thể và dáng bơi uyển chuyển của chúng.

1. Môi trường sống

Ranchu có thể được nuôi ở hồ ngoài trời hoặc trong nhà, miễn là chúng có đủ không gian sống (khoảng 40l nước/con). Cá vàng Ranchu bài tiết khá nhiều, vì thế cần thay nước thường xuyên. Những bể nuôi nhỏ nên có một máy lọc nước đủ mạnh để thanh lọc cặn bẩn.

Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng cả máy sục khí ozone và bộ lọc không quá mạnh vì những con cá này bơi kém và sẽ phải vật lộn với dòng nước khiến chúng mất sức(bể càng lớn thì hệ thống lọc càng cần thiết). Hồ nuôi Ranchu có thể làm kết hợp tiểu cảnh để chúng có thể trú ngụ, và sinh sản.

2. Nước

Sự trao đổi chất của Ranchu phụ thuộc vào nhiệt độ nước. Cá sống tốt trong khoảng 18-23 °C. Ranchu có thể chịu được sự chiếu sáng cao. Điều kiện nước nên duy trì pH 6,5-7,5 và dH 4-20.

3. Thức ăn

Ranchu là loài cá vàng ăn tạp, chúng có thể ăn được hầu hết mọi thức ăn mà cá khác có thể ăn. Từ giun đỏ sợi nhỏ, tôm nhỏ, cọng rau diếp, cây thủy sinh, tới các loại cám cá công nghiệp hoặc thức ăn cho thêm.

Lượng thức ăn nên thay đổi tùy theo điều kiện nhiệt độ trong mùa. Nên cung cấp cho cá vàng Ranchu một khẩu phần ăn đa dạng nhằm đảm bảo cá được nhận đầy đủ dưỡng chất.

Nên cho chúng ăn thức ăn chìm thay vì thức ăn nổi. Lý do là với thân hình tròn trịa, cá vàng Ranchu dễ bị các vấn đề về bàng quang khi bơi. Hấp thụ quá nhiều không khí từ bề mặt khi cố gắng ăn những thức ăn trôi nổi này có thể gây ra các biến chứng trên vết thương khi bơi của chúng.

Lưu ý: Nên cho lượng thức ăn vừa phải với từng giai đoạn phát triển của cá. Thức ăn cần được nghiền nhỏ, không để quá to khiến chúng không thể ăn được. Lượng thức ăn thừa cần vớt loại bỏ khỏi bể nuôi, không cho ăn các thức ăn ôi thiu khiến cá dễ bị bệnh.

Cá Ranchu - Đặc điểm, cách nuôi và phòng bệnh cho cá khỏe - 6

Cách chọn cá Ranchu đẹp

1. Phần đầu

Khi nhìn xuống, đầu cá phải càng vuông vức càng tốt. Đầu nên có dạng chữ nhật với khoảng cách giữa hai mắt dài. Bướu trên cả ba vùng phải phát triển đều và cân xứng. Mắt to và gen mắt rồng.

2. Phân thân

Lưng rộng và không có vây lưng, lưng hơi cong và dốc về phía đuôi. Khi quan sát từ bên trên xuống thì phần sống lưng và gốc đuôi phải to và gốc đuôi không quá ngắn.

3. Phần đuôi

Đuôi và gốc đuôi tạo thành một góc 45 độ. Gốc đuôi là phần nối giữa đuôi và thân. Gốc đuôi càng rộng và to thì càng tốt. Đây là điểm rất quan trọng khi đánh giá Ranchu. Đuôi nên đối xứng và hài hòa với thân. Đuôi không nên xòe quá rộng. Những con cá Ranchu có 4 đuôi là đẹp nhất.

4. Vảy và màu sắc

Nên chọn những chú cá Ranchu có màu sắc tươi sáng, vảy nhỏ và đều. Ranchu có thân màu vàng nhạt và đầu màu đỏ tươi rất hiếm. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn phải nhỏ.

Cá Ranchu - Đặc điểm, cách nuôi và phòng bệnh cho cá khỏe - 7

Các loại bệnh mà cá Ranchu dễ gặp phải

1. Bệnh đốm trắng

Đây là loại bệnh khá thường gặp ở các loài cá vàng, biểu hiện của bệnh này là trên vây và vảy của cá vàng Ranchu có xuất hiện đốm trắng do ký sinh trùng gây nên, làm suy yếu sức khỏe của cá và khiến cá tử vong.

Bệnh này lây nhiễm khá nhanh, cần phòng ngừa bằng cách cần vệ sinh và thay nước hồ hoặc bể nuôi thường xuyên. Bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng và pha thêm một chút muối vào hồ để khử khuẩn.

Cá Ranchu - Đặc điểm, cách nuôi và phòng bệnh cho cá khỏe - 8

2. Cá vàng Ranchu bị mục đuôi, vây

Biểu hiện của bệnh này là phần đuôi hoặc vây của cá Ranchu bị hoại mô, dần dần bị cụt đi. Nguyên nhân chủ yếu do nước bẩn, nhiều ký sinh trùng gây nên.

Cần dùng thuốc đặc trị để điều trị cho cá.

3. Cá vàng Ranchu bị bệnh nấm Fungus

Bệnh này khiến trên người cá vàng xuất hiện các vết đốm màu nâu, đỏ đậm hay xám rồi lan thành từng mảng. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh này, có thể mật độ nuôi quá dày, nguồn nước ô nhiễm…

4. Ranchu bị bệnh táo bón

Thức ăn quá nhiều dạng bột, thức ăn không đủ dinh dưỡng cho cá vàng khiến chúng khó khăn trong việc đại tiện. Nhận biết cá vàng Ranchu bị táo bón dễ dàng khi quan sát có phân lủng lẳng ở phần hậu môn.

Khắc phục tình trạng này bằng cách thay đổi khẩu phần ăn, bổ sung thêm các loại rau và ngâm thức ăn dạng bột cho mềm trước khi cho cá ăn.

5. Bệnh phù nề ở cá vàng

Phù nề hay Dropsy là căn bệnh mà cá vàng bị nhiễm từ bên trong cơ thể, nếu nặng có thể làm bong vảy và suy thận ở cá Ranchu. Điều trị bằng cách dùng thuốc chống khuẩn và vệ sinh bể cá, thay lọc nước thường xuyên.

Giá cá Ranchu là bao nhiêu

Tùy thuộc vào ngoại hình đẹp, độ tuổi và cá đực hay cá cái thì giá bán của cá Ranchu cũng thay đổi.

- Những chú cá Ranchu có màu sắc đẹp, hiếm, dáng bơi đẹp, mềm mại uyển chuyển, mắt sáng và cân đối thường có giá từ 2 triệu đến 5 triệu đồng một con.

- Cá vàng Ranchu nhỏ giá khoảng từ 50 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng.

- Cá vàng Ranchu lớn tùy màu sắc, độ bắt mắt, kích thước… Giá dao động khoảng 200 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng.

Ý nghĩa cá vàng Ranchu

Văn hóa truyền thống Nhật Bản coi những đặc điểm về ngoại hình của giống cá “đô vật” Ranchu và đô vật Sumo có chung một hình tượng rắn chắc và uy nghiêm bao gồm các hình tròn và hình vuông khổng lồ. Biểu tượng của sự cân bằng, và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, đạt được vinh hoa phú quý như mong muốn.

Không nên đặt bể cá cảnh cố định một chỗ lâu dài vì có thể gặp họa Không nên đặt bể cá cảnh cố định một chỗ lâu dài vì có thể gặp họa Theo quan niệm phong thủy, bể cá cảnh biết dùng thì được phúc, không biết thì gặp họa, Vì sao lại thế? Bấm xem >>

Phong thủy nhà ở

Từ khóa » Cá Ranchu