Cá Rồng - Đặc điểm, Phân Loại Và Cách Nuôi Cá Khỏe Mạnh
Có thể bạn quan tâm
Thông tin về cá rồng
Cá rồng châu Á hay cá mơn (Scleropages formosus) là một loài cá nước ngọt thuộc họ Osteoglossidae được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1844, có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Loài cá này phân bổ nhiều ở các nước như Thái Lan, Malaysia, Campuchia và Việt Nam.
Sau nhiều nghiên cứu về hình thái và di truyền, người ta phát hiện ra rằng cá rồng châu Á có quan hệ họ hàng gần hơn với họ hàng Úc là Scleropages jardinii và Scleropages leichardti.
Ở Việt Nam người ta thường gọi là cá rồng và là biểu tượng của sự giàu có, thành công và may mắn.
Đặc điểm ngoại hình của cá rồng
1. Kích thước
Cá rồng châu Á là loài cá có kích thước to lớn, có thể dài tới 90cm. Chúng có thân hình thuôn dài và dạng dẹt và có gân ở bụng.
2. Thân hình
Đầu ngắn, mang cá kích thước lớn; phần miệng khá rộng, môi dưới nổi rõ với hai mấu thịt chìa ra giống như lưỡi rắn.
3. Vây
Cá rồng châu Á ở phần ngực và bụng có một cặp vây thuôn dài, cặp vây ở ngực lớn và dài hơn cặp vây ở bụng. Phần vây lưng và vây hậu môn mọc thành một dải mềm mại như lụa.
Dải vây lưng mọc cách xa phẩn đầu kéo về phía đuôi, dải vây hậu môn bắt đầu mọc sau vị trí hậu môn kéo về phía đuôi đuôi, trái ngược với hầu hết các loài cá.
4. Vảy
Vảy của loài cá rồng châu Á có xoáy lớn với hoa văn khảm tinh xảo, bề mặt bóng như ánh kim. Vảy ở cá trưởng thành có kích thước trên 2cm và được sắp xếp thành năm hàng ngang từ bụng (mức thứ nhất) đến mặt lưng (mức thứ năm). Ngoài ra, chúng có một hàng vảy lưng được chỉ định là cấp độ thứ sáu. Trung bình, mỗi con cá rồng có từ 21 đến 26 vảy.
5. Đuôi
Cá rồng châu Á có vây đuôi lớn hơn nhiều so với vây của họ hàng cá rồng Nam Mỹ, cá rồng bạc. Đây cũng chính là điểm phân biệt giữa hai loài cá trông giống nhau này.
Phân loại cá rồng
Cá rồng châu Á bao gồm bốn loại màu sắc tự nhiên khác nhau, mỗi loại được tìm thấy ở khu vực địa lý cụ thể. Tuy nhiên, chỉ có 3 loại được nuôi phổ biến nhất
1. Cá rồng Huyết Long (Super Red)
Loại này có nguồn gốc ở thượng nguồn sông Kapuas (Khu bảo tồn Danau Sentarum, Tây Borneo, Indonesia).
Đặc điểm
Đây là loại cá rồng được nhiều người biết đến nhất nhờ vào màu đỏ nổi bật của nó. Cá rồng châu Á Super Red trưởng thành cos vùng lưng có màu nâu sẫm. Mang, vảy và màng vây của giống cá này có màu đỏ kim loại, thay đổi từ đỏ vàng đến đỏ đậm. Giống Super Red phát triển màu sắc cơ thể của chúng theo độ tuổi. Con non có bề mặt bụng màu trắng và màu đỏ ít đậm hơn.
Cá Huyết Long có nhiều dòng: Chilli red (màu đỏ ớt), Blood red (màu đỏ máu), Orange red (màu đỏ cam) và Golden red (đỏ vàng 24k).
2. Cá rồng Thanh Long
Loài này có xuất xứ từ nhiều quốc gia Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Việt Nam.
Đặc điểm
Cá rồng Thanh Long có chiều dài tối đa có thể đạt tới là 0,6m, dọc sống lưng có lớp vảy màu xanh rêu, thân có màu bạc hoặc xanh lục vàng ở hai bên, màu bạc hoặc trắng trên bề mặt bụng. Cá trưởng thành có màu ngọc lục bảo sáng ở phần sau của đầu và phần trên của mắt.
Thanh Long cũng có nhiều dòng khác nhau: Borneo, Nami, Chí vàng…
3. Cá rồng Kim Long Quá Bối
Chúng được biết đến có nguồn gốc từ Bang Pahang và Bukit Merah của Bang Perak, Bán đảo Malaysia.
Đặc điểm
Giống này đứng top thứ 2 trong số những giống có giá trị cao nhất của cá rồng. Những con cá rồng Kim Long trưởng thành có màu vàng kim loại sáng ở các vảy ở hai bên sườn, màng vây ngực và vây bụng. Riêng vùng lưng có màu sẫm bao gồm cả vây lưng. Vây hậu môn thường có màu đỏ hoặc nâu.
4. Cá rồng Kim Long Hồng Vỹ
Kim Long Hồng Vỹ hay Red Tail Golden, là loài cá xuất xứ từ Indonesia. Đặc biệt, đây là giống rất dữ nên chúng sống một mình là chủ yếu. Về giá trị, giống này có phần thấp hơn so với các giống cá kể bên.
Đặc điểm
Chúng khác với Kim Long Quá Bối ở chỗ có màu vàng kim loại giao nhau trên phần lưng của cơ thể và các vây không có màu đỏ. Cá trưởng thành có vây ngực tương đối ngắn hơn so với các giống khác và đầu to hơn
Ý nghĩa phong thủy của cá rồng
Cá rồng châu Á được coi là biểu tượng của quyền lực, thành công và sự thịnh vượng. Chính vì vậy những người yêu thích cá cảnh luôn muốn sở hữu cho mình ít nhất một con để nuôi trong nhà để mang lại nhiều may mắn.
Sở dĩ cá rồng có ý nghĩa như vậy là bởi vì loài cá này có đặc điểm ngoại hình giống với rồng Trung Quốc. Cá rồng có vảy lớn có vân chạm trổ tinh xảo, màu sắc ánh kim như kim loại quý, dáng bơi uyển chuyển như rồng bay trên trời và đặc biệt phần đầu cũng có “râu” như rồng trong truyền thuyết.
Tổng thể về hình dáng và màu sắc của cá rồng trông như một món đồ kim loại quý, có dương khí mạnh. Chúng sống trong nước, nước thường mang năng lượng âm nên lựa chọn loài cá rồng nuôi trong nhà chính là sự cân bằng âm dương, giúp người chủ nuôi luôn đạt được sự cân bằng trong cuộc sống.
Môi trường sống của cá rồng
1. Môi trường sống tự nhiên
Cá rồng châu Á trong tự nhiên chủ yếu được tìm thấy ở các dòng nước chảy chậm chảy qua các đầm lầy có rừng và đầm lầy. Những nơi có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm thường có những con cá rồng có màu sắc tươi sáng hơn.
Môi trường nước thích hợp để cá rồng sinh sống có độ pH từ 5-6 với nhiệt độ nước 26-30 ° C.
2. Môi trường nuôi nhốt
Cá rồng khi trưởng thành có kích thước khá lớn, lên đến 90cm nếu phát triển tốt. Vì vậy, khi nuôi nhốt thì người nuôi cần chuẩn bị bể nuôi kích thước lớn và cần có nắp đậy kín để trúng không nhảy ra ngoài.
Có thể nuôi chung các loại cá rồng với nhau trong một bể cá rất lớn, với điều kiện là tất cả các loài cá đều có kích thước tương tự. Đặc biệt, nguồn nước phải được lọc tốt, mềm và có tính axit nhẹ, duy trì ở nhiệt độ 24–30 ° C.
Thức ăn của cá rồng
Cá rồng là loài cá săn mồi và chúng ăn các loài cá nhỏ hơn, côn trùng như dế, giun, gián, rết hay sâu gạo và thậm chí cả chim.
Lưu ý khi cho cá rồng ăn
- Nếu cho ăn cá mồi thì nên áp dụng một số cách đề phòng như sau: Cho muối; Sục ozon và một điểm nữa là nên để ở bể riêng có nhiều nước hạn chế cá mồi chết và tự phát bệnh.
- Khi cho ăn thì cho ít một, cố gắng để cá trong bể ăn hết, cá mồi nằm trong bụng thì sẽ không còn khả năng phát tán bệnh. Nếu để cá mồi bơi tung tăng, lâu trong bể là rất nguy hiểm.
- Đong đếm lượng thức ăn hàng ngày, không nên cho cá ăn quá no sẽ khiến cá có cảm giác ớn đồ ăn và đầy bụng.
- Khi cá ăn xong thì nên vớt đồ ăn thừa và những chất cặn bã trong bể để nguồn nước luôn sạch sẽ.
Tập tính sinh sản của cá rồng
1. Ghép đôi sinh sản
Cá rồng châu Á thường mất đến bốn năm để đạt được sự trưởng thành về mặt sinh sản. Trong thời gian tán tỉnh, cá rồng đực và cá rồng cái sẽ bơi cạnh nhau theo vòng tròn. Chúng sẽ cọ xát nhau khi bơi và tiến hành giao phối.
Sau khi kết đôi thành công, cá cái đẻ trứng và bơi đi tìm thức ăn, để lại cá rồng đực tự thụ tinh với trứng.
2. Thời kỳ sinh sản
Thời kỳ sinh sản của cá rồng châu Á vào khoảng tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Sau khi cá rồng cái đẻ trứng, con đực sẽ ấp con non bằng cách ngậm trong khoang miệng hơn sáu tuần thì trứng nở ra cá con. Trong thời gian ấp trứng, cá rồng đực hoàn toàn ngừng ăn.
Cách chọn mua cá rồng đẹp
Để có thể mua được con cá rồng đẹp thì cần phải hội đủ các điều kiện sau đây :
- Màu sắc: Tùy theo từng giống, nên chọn những con có màu sắc rực rỡ.
- Ngoại hình: Chiều dài, chiều rộng phải cân đối với nhau; kỳ, vây phải hoàn chỉnh.
- Vảy: Vảy to đều và phản sáng mạnh khi ánh sáng chiếu vào.
- Râu: Cá rồng không phải là cá rồng nếu không có râu. Cặp râu phải dài, thẳng đứng và tương đương với nhau về kích thước.
- Mang: Khép sát thân, phần mềm phải xếp tự nhiên. Nắp mang chiếu sáng.
- Đôi mắt: Hai mắt bằng nhau, không bị xệ (nhìn xuống phía dưới), không bị kéo mây, sáng và có thần.
- Miệng: Khép kín, hàm dưới không nhô cao hơn hàm trên.
- Răng: Phải đều đặn, không bị khiếm khuyết.
- Hậu môn: Không lồi ra.
- Bơi lội: Khi bơi thân thẳng, công uyển chuyển, nhẹ nhàng, có thần thái. Tránh mua cá khi bơi, đầu chúc/chỉa xuống và đuôi thì chỉ thiên ngược lên. Đứng quan sát chúng 5-10 phút, xem chúng bơi, hoạt động như thế nào, tránh những cá bơi lấp lửng, lập lờ trên mặt nước, hay thu gọn vào một góc sát đáy hồ.
Các loại bệnh mà cá rồng hay gặp phải
Khi nuôi, người nuôi cần lưu ý các loại bệnh dễ gặp phải ở loài cá rồng ngày như:
1. Bệnh xoăn mang (kênh mang)
Nếu không thay nước thường xuyên sẽ khiến cá rồng dễ mắc phải bệnh này, do vi khuẩn ký sinh trong mang khiến cho các cơ cấu mang cá bị viêm và đẩy vỏ mang phình lên.
2. Bệnh xù vẩy
Bệnh này thường xảy ra vào mùa đông, những chú cá nhỏ và yếu có sức đề kháng kém dễ mắc phải bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu là do nấm và sự thay đổi quá đột ngột của môi trường, nước quá bẩn và nghèo oxy. Trường hợp này cần xử lý càng sớm càng tốt.
3. Bệnh xụp mắt
Bệnh này khá phổ biến ở nhiều loại cá và cá rồng cũng không phải ngoại lệ. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do nước không được thay thường xuyên, lượng amoniac và nitrat quá nhiều. Vi khuẩn gây bệnh bám vào tròng mắt làm viêm, tạo ra một lớp quầng màu trắng phủ lấy trong mắt. Nếu không được chữa trị cá sẽ bị hỏng mắt hoàn toàn.
4. Bệnh đốm trắng
Vốn dĩ bệnh này rất chung cho mọi loại cá. Trên thân, nhất là trên vây, đuôi xuất hiện những đốm trắng dạng nấm và phát triển rất nhanh. Nấm bám trên thân cá và hút chất lỏng trên thân thể cá làm cho cá khó chịu. Nếu bạn kiểm tra nước trong bề hơi đục và có mùi tanh nồng, cá bơi lội hay giật mình, chà xát người vào thành bể, bỏ ăn… thì có khả năng cá đã bị nhiễm bệnh.
Cá rồng giá bao nhiêu
Loài cá rồng nổi tiếng với vẻ ngoài rực rỡ, kích thước lớn và nhìn rất trầm nhưng lại có sự hung hăng nhất định khi chúng nổi cáu khiến người nuôi cá rất phấn khích và muốn chinh phục nó.
Cùng với đó là độ hiếm và khó lai tạo khiến giá thành của loài cá cảnh này có giá cao hơn nhiều lần so với những loài cá cảnh khác. Giá của loài cá này phụ thuộc vào những yếu tố chính như giống loài, ngoại hình và kích thước…
1. Giá cá rồng Huyết Long
Cá Rồng Huyết Long là một trong những giống cá được lựa chọn nhiều nhất bởi những người chơi cá cảnh. Sở dĩ gọi là “Huyết” bởi loài cá này sở hữu một bộ vảy màu đỏ rực trông vô cùng bắt mắt.
Giá của loài cá rồng Huyết Long con khoảng 12 đến 14 triệu đồng, cá trưởng thành thì sẽ có giá cao hơn, khoảng từ 15 đến 20 triệu.
2. Giá cá rồng Kim Long Quá Bối
Giống cá này được gọi như vậy là vì chúng có bộ bộ vảy màu vàng óng nhìn vô cùng hút mắt. Theo dân gian, màu vàng vốn là màu mang lại sự phú quý, giàu sang.
Giá của loài cá rồng Kim Long Quá Bối con khoảng 4 đến 5 triệu đồng, cá trưởng thành thì sẽ có giá cao hơn, khoảng giá là 12 đến 20 triệu đồng
3. Giá cá rồng Thanh Long
Giá bán cá rồng thanh long hiện nay dao động từ 800 đến 1.5 triệu đồng/con. Mức giá ổn định, được cho là rẻ nên nhiều người có thể sở hữu cá rồng thanh long đẹp.
4. Giá cá rồng Kim Long Hồng Vỹ
Giá của loại cá này cũng dựa vào một số yếu tố như kích thước và mức độ lên màu. Ví dụ cá kim long hùng vĩ có size 12- 15 và màu vảy đã tới hàng thứ 5 giá giao động từ 2 đến 3 triệu đồng/ con, còn cá có ánh kim, size 15 và vảy full hàng 5 sẽ có giá đắt hơn khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng/ con.
Không nên đặt bể cá cảnh cố định một chỗ lâu dài vì có thể gặp họa Theo quan niệm phong thủy, bể cá cảnh biết dùng thì được phúc, không biết thì gặp họa, Vì sao lại thế? Bấm xem >>Phong thủy nhà ở
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Loài Cá Rồng
-
Những điều Bạn Chưa Biết Về Loài Cá Rồng
-
Cá RỒNG - Nguồn Gốc Xuất Xứ , Đặc điểm Và Phân Loại
-
Tìm Hiểu Về Cá Rồng - Thú Chơi Cá Của Giới Thượng Lưu
-
Những Kiến Thức Cơ Bản Về Cá Rồng
-
Tổng Hợp Từ A – Z Về Cá Rồng – Loài Cá Cảnh Đế Vương Cực HOT
-
Cá Rồng – 10+ Thông Tin đặc Biệt Về Loài Cá Đế Vương
-
Tổng Quan Về Cá Rồng
-
Tìm Hiểu Về Loài Cá Rồng
-
Cá Rồng Là Gì? Giá Bao Nhiêu? Ăn Gì? Mua, Bán ở đâu Hà Nội, Hcm
-
Cá Rồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cách Nuôi Cá Rồng Khỏe Mạnh, Kích Thước Cá Rồng Trưởng Thành ...
-
Họ Cá Rồng: Đặc điểm, Phân Loại Và Thức ăn
-
Cá Rồng Là Gì?có Bao Nhiêu Loại Cá Rồng,các Loại Cá Nuôi Chung Với ...
-
Tổng Hợp #6 Loài Cá Rồng đẹp Tuyệt Vời Bạn Nên Biết