Cá Rồng Ngân Long Và Bí Quyết Nuôi Cá Rồng Khỏe Mạnh

Cá rồng ngân long từ lâu cá rồng luôn là loại cá cảnh được ưa chuộng nhất, không chỉ tại Việt Nam và còn nhiều nước khác trên thế giới.

Cá rồng có rất nhiều loại, tùy thuộc vào màu sắc, kiểu dáng khác nhau mà vẻ đẹp cũng như giá thành của cá sẽ khác nhau.

Với những giống cá rồng huyết long, kim long quá bối,… Giá thành mỗi chú cá có thể lên tới cả vài chục triệu đồng.

Tuy nhiên cũng không quá khó nếu bạn muốn có bể cá cảnh mà bên trong là cá rồng do hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loài cá rồng giá rẻ. Và điển hình là cá rồng ngân long.

Giống cá được người chơi đánh giá là hợp túi tiền, dễ nuôi mà màu sắc lại rất đẹp. Vậy đặc điểm của giống cá này thế nào? Cách nuôi cá ngân long ra sao? Cùng Bể Cá Mạnh Tuấn tìm hiểu chi tiết nhé!

Mục Lục

Toggle
  • Giới thiệu cá rồng ngân long
  • Đặc điểm của cá rồng ngân long
  • Đặc tính sinh học cá ngân long
  • Các loại cá rồng ngân long phổ biến
    • Cá rồng Bạch Kim
    • Cá rồng huyết
    • Cá rồng vàng
    • Thanh Long (Green Arowana)
    • Cá rồng Cao Lưng Hồng Vỹ – High Back Golden
  • Cách thiết kế bể cá rồng ngân long
  • Cách nuôi cá rồng ngân long
    • Cách nuôi cá rồng size nhỏ
    • Giai đoạn cá rồng trưởng thành
  • Bí quyết nuôi cá rồng không phải ai cũng biết
  • Các loại bệnh thường gặp ở cá rồng
    • Bệnh xoăn mang
    • Bệnh xù vảy ở cá rồng
    • Bệnh đốm trắng
    • Bệnh trướng bụng

Giới thiệu cá rồng ngân long

Cá rồng châu Á hay cá mơn (Scleropages formosus) là một loài cá nước ngọt, ở Việt Nam người ta thường biết chúng qua tên gọi là cá rồng.

Trong thế giới cá cảnh, cá rồng châu Á là loại được xếp vào hàng đầu bởi vẻ đẹp, nét độc đáo và vấn đề tâm linh vì người ta cho rằng: Cá rồng là tượng trưng cho sự may mắn, phát tài lộc, đem lại hạnh phúc và xua đuổi tà ma làm cho phong thủy được tốt hơn.

Cá rồng là gì

Đặc điểm của cá rồng ngân long

Một vài đặc điểm của cá ngân long như:

  • Tên tiếng anh: Silver Arowana
  • Khu vực sinh sống:Cá rồng Ngân Long chủ yếu sinh sống ở khu vực sông Amazon, sông Rupununi (Guyana) và Oyapock (French Guyana) của Nam Mỹ.
  • Giống như tên gọi, cá rồng Ngân Long có màu bạc toàn thân, kích thước lớn. Nhìn tổng quát thân thể chúng giống như một lưỡi kiếm vậy.
  • Với cơ thể có thể đạt tới chiều dài 120cm, vẩy to, hàm dưới trề.
  • Vây lưng và vây hậu môn kéo dài về phía vây đuôi nhỏ.
  • Cá đực có vây hậu môn dài và nhọn hơn cá cái.
  • Cá rồng ngân long có tuổi thọ có thể lên tới 20 năm.
  • Chúng thường sống thành bầy ở các sông rạch, đầm lầy khi nước rút để đi săn
  • Nếu nước lên chúng sẽ tản mác khắp mọi nơi để săn các loại động vật như: Cá nhỏ, côn trùng, ếch nhái, thậm trí có cả chim, bò sát và thú non…vv

Cá rồng ngân long

Đặc tính sinh học cá ngân long

Chưa có tài liệu nào nghiên cứu về sinh học của đối tượng này. Chỉ có một số quan sát về sinh sản được H.M.Smith (1945) nêu lên khi nghiên cứu cá mẫu ở Thái Lan. Trứng cá có kích thước to và số lượng ít, được ấp trong miệng cá bố cho tới khi trứng nở. Cá thường sống ở các hồ rộng hoặc các con sông rộng có dòng chảy chậm.

Cá rồng là loài cá ăn tạp thức ăn của chúng gồm các loài côn trùng, một số loài cá nhỏ và cả ếch nhái. Đây là một loài có giá trị độc đáo về mặt khoa học và cả để nuôi làm cá cảnh.

Hiện nay cá rồng thiên nhiên còn rất ít đa số cá nuôi làm cảnh đều là thế hệ F2. Đây là loài cá rất hiếm. Theo các ngư dân cho biết loài cá này trước đây thỉnh thoảng đánh bắt được nhưng hiện nay hầu nh­ư không gặp nữa.

Từ năm 1969 loài cá này được IUCN (Liên hiệp bảo vệ thiên nhiên quốc tế) bảo vệ. Có thể xem như ở mức E. Mức đe dọa: Bậc E. Hiện loài cá này mới được tìm thấy tại sông La Ngà thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên tỉnh Đồng Nai vào ngày 10 tháng 10 năm 1998 và suối Sai, phân trường Bà Hào thuộc Lâm trường Mã Đà ngày 4 tháng 2 năm 2003.

Đặc tính sinh học cá ngân long

Các loại cá rồng ngân long phổ biến

Cá rồng trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại. Có thể kể đến như: cá rồng 7 màu, cá rồng màu đen, cá rồng xanh…Tuy nhiên, nếu nói đến độ HOT thì không thể bỏ qua 3 loài cá rồng dưới đây.

Chúng là những loại cá rồng mà bất cứ ai đam mê cá cảnh cũng đều mong muốn được sở hữu.

Cá rồng Bạch Kim

Nếu như cá rồng được xem là vua của các loài cá cảnh trên thị trường thì Cá rồng Bạch Kim chính là vua trong loài cá rồng. Mức độ quý hiếm của loài cá Bạch Long này khiến không ít người sẵn sàng chi ra số tiền “khủng” để được sở hữu loài cá này.

Thực ra, màu trắng trên thân cá chính là một dạng đột biến gen khiến màu da trên người chúng chuyển trắng. Nó tương tự như bệnh bạch tạng ở con người vậy.

Cũng chính sự thay đổi này lại trùng hợp mang đến cho loài cá rồng này vẻ đẹp cao quý, hút mắt đến khó cưỡng.

Cá rồng ngân long

Cá rồng huyết

Nếu xét về mức độ quý hiếm thì cá rồng huyết chỉ đứng sau cá Bạch Kim mà thôi. Với sắc đỏ tươi nổi bật điểm xuyết chút đen trên vảy cá đã giúp cá rồng đỏ có được vẻ đẹp ma mị, đầy lôi cuốn.

Tuy nhiên, loài cá rồng này chỉ khi trưởng thành mới có được sắc đỏ đẹp mắt như vậy.

Cá rồng huyết

Cá rồng vàng

Cá rồng vàng có lẽ là giống cá thể hiện rõ nhất thần thái của loài cá Đế Vương này. Sắc vàng óng ánh trên thân tượng trưng cho sự cao quý, cho tài lộc mà loài cá này có thể mang đến cho người nuôi.

Trên thị trường hiện nay, loài cá rồng màu vàng này còn được gọi với tên khác là Kim long quá bối.

Cá rồng vàng

Thanh Long (Green Arowana)

Loài cá này thường có màu thân màu xám xanh, đuôi có sọc xanh và xám đậm, thường được tìm thấy ở một vài nhánh sông tại Malaysia, Myanmar, Thái Lan. Loài cá này rất được giới nuôi cá cảnh ưa chuộng và có giá thành rẻ nhất trong các loại cá Rồng hiện nay.

Cá rồng Cao Lưng Hồng Vỹ – High Back Golden

Loài cá này có nguồn gốc từ Indonesia, có thân hình màu hanh đỏ hoặc nâu, đến lúc trưởng thành thì chuyển sang màu vàng đậm. Phần lưng của chúng hơi gù, phần đầu thì có màu sậm hơn, còn phần đuôi thì có màu nhạt hơn.

Cách thiết kế bể cá rồng ngân long

Cá rồng là một loại cá lớn và khá hung dữ, hiều trường hợp cá làm vỡ bể hoặc nhảy ra khỏi bể. Do vậy việc thiết kế bể cá rồng cần phải đảm bảo kích thước lớn giúp cá thoải mái trong môi trường sống.

  • Kính làm bể cá cũng phải dày và có nắp bảo vệ
  • Các bạn nên sử dụng bể có kích thước tối thiểu 120x60x60 cm (Nếu có điều kiện thì nên sử dụng bể có kích thước lớn hơn)
  • Kính cũng nên sử dụng loại có độ dày từ 5mm đến 8mm.
  • Chân bể nên sử dụng chất liệu từ bể gỗ, kim loại đến sắt,… trong đó được ưa chuộng nhất là những loại chân gỗ.

Báo giá bể cá rồng

Tham khảo dịch vụ thiết kế lắp đặt bể cá rồng tại: https://becamanhtuan.com/be-ca-rong

Cách nuôi cá rồng ngân long

Để có một bể cá rồng đẹp thì người chơi phải chú ý đến khá nhiều yếu tố. Bể Cá Mạnh Tuấn sẽ cùng bạn đi vào chi tiết những yếu tốt dưới đây:

Cách nuôi cá rồng size nhỏ

Khi cá rồng con mới được mua về từ cửa hàng chúng có kích thước nhỏ chỉ khoảng từ 20 đến 30cm. Mặc dù thời gian đầu nhìn có vẻ hơi trống trải nhưng đừng lo, chúng sẽ phát triển trưởng thành rất nhanh thôi.

Nếu bạn sử dụng một bể nhỏ thì đến khi cá trưởng thành bạn vẫn phải bắt buộc sử dụng bể cá mới lớn hơn.

  • Chỉ nên nuôi từ 1 đến 2 cá rồng và có cùng kích thước.
  • Tốt nhất ta nên mua cá cùng một địa chỉ bán cá để đồng đều chất lượng. Cũng như hạn chế bệnh tật cùng việc cá sau này tranh giành lãnh thổ.
  • Ở giai đoạn này ta nên duy trì nhiệt độ nước khoảng 26-28 độ C.
  • Độ pH cũng rơi vào khoảng 7-8pH.

Cũng không cần thay nước cho cá quá thường xuyên do bể rộng cá cũng còn bé và cũng vị cá con chúng sẽ rất dễ nhạy cảm với nước mới.

Để khắc phục điều này ta nên thay nước cho cá khoảng 2 tuần 1 lần. Mỗi lần ta nên để lại khoảng 30% nước trong bể tránh gây sốc môi trường cho cá.

Vấn đề thức ăn cho cá cũng hết sức quan trọng. Cá rồng con cần nhiều dinh dưỡng để phát triển. Do vậy ta có thể cho cá ăn khoảng 4 đến 5 lần một ngày.

Cũng cần lưu ý nếu bạn muốn sau này đỡ phải vất vả kiếm thức ăn cho chúng.

Bạn sẽ luyện cho cá ăn thức ăn viên xen kẽ các loại thức ăn tươi như tôm bóc vỏ, trùng huyết, thịt ếch nhái băm nhỏ…vv

Bể cá rồng

Giai đoạn cá rồng trưởng thành

Khi cá đạt kích thước từ 30 đến 40cm cơ thể chúng bắt đầu chuyển sang ánh bạc.

Giai đoạn này ta cần bổ sung ánh sáng cho cá lên màu đẹp cần phải chiếu sáng ít nhất 4-5 giờ/ngày.

Bạn cũng cần chú ý thay nước cho cá thường xuyên hơn khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày ta thay nước 1 lần. Mỗi lần thay thì chỉ cần để lại 15% đến 20% lượng nước trong bể để bể sạch hơn. Ngoài ra cần vệ sinh thường xuyên bộ lọc tránh chúng bị bẩn gây ô nhiễm nước trong bể.

Giai đoạn này ta cũng không cần cho cá ăn nhiều và thường xuyên như trước. Chỉ cần cho chúng ăn đều 2 lần/ngày vào sáng và tối.

Tránh cho cá ăn quá nhiều khiến chúng không tiêu hóa được dễ bị các bệnh đường ruột. Và cũng vì để chúng ăn quá nhiều sẽ khiến cá béo bụng gây mất thẩm mỹ cá.

Cá rồng trưởng thành

Bí quyết nuôi cá rồng không phải ai cũng biết

Sau đây Bể Cá Mạnh Tuấn sẽ giới thiệu tới cá bạn một vài mẹo – bí quyết nuôi cá rồng như sau:

  • Đo độ pH trước khi thả cá vào bể: Ta nên kiểm tra lại độ pH của nước trong bể mà bạn chuẩn bị cho cá rồng.
  • Nắp đậy: Nắp đậy cần phải kín và an toàn. Đây là điều tối cần thiết cho cá rồng, vì chúng phóng rất hay nhảy vọt lên mặt nước.
  • Bể cá có kích thước lớn: Một bể cá rồng với kích thước nhỏ sẽ làm chậm đi sự phát triển bình thường của cá rồng và hình dáng cá sẽ trở nên rất xấu.
    • Ảnh hưởng của còi cọc một khi đã xảy ra, không thể thay đổi được.
    • Cho nên người chơi cá rồng lúc nào cũng hướng tới nuôi cá trong môi trường bể cá lớn, thoáng rộng thì cá rồng mới phát triển tối đa và không bị kìm hãm.
  • Thiết kế Background: Có thể bạn cho đây không là yếu tố quan trọng, nhưng thật sự nó có tác dụng rất quan trọng đến màu sắc của cá rồng.
    • Đối với huyết long, background màu đen thường được sử dụng.
    • Background màu đen sẽ kích thích cá lên màu đỏ rực dưới tác dụng của ánh đèn với công suất lớn. Đồng thời màu đen cũng giúp ích cho độ óng ánh của vảy.
    • Kim Long Quá Bối /Kim Long Hồng Vỹ cần background nhạt màu hơn, ví dụ như màu xanh sẻ kích thích màu sắc của vẩy leo lên lưng mau hơn. Tuy nhiên, bù lại, màu xanh sẽ làm cho sự óng ánh của vẩy không sáng được bằng màu đen
    • Với giống cá rồng Bạch Kim Long, ta nên sử dụng background màu nhạt khi còn cá còn bé. Và đổi sang màu đậm hơn khi cá lớn.
  • Thử nghiệm nước trước khi thả cá rồng vào bể: Cho một loại cá khác để thử nghiệm nước. Cá neon, tera là loại cá thử nghiệm nước khá tốt. Vì chúng rất nhạy cảm với các độc tố trong nước.
  • Thử nước trong bể hàng ngày: Mỗi ngày nên dùng dung dich để kiểm  tra hàm lượng ammonia bàng cách nhỏ từng giọt dung dich ammonia vào ống thử.
    • Hàm lượng của ammoni lúc ban đầu sẽ tăng vọt, và rồi sẽ giảm xuống zero.
    • Khi ammonia giảm xuống zero, thì đó là dấu hiệu cho biết nhóm vi sinh hửu ích đã sinh sôi và đang phát triển.
  • Các thành phần lọc: Như (bioballs, ceramic rings v.v…) nên được sử dụng trong bộ lọc của bể để kích thích sử phát triển của những nhóm vi sinh hữu ích.

Bí quyết nuôi cá rồng

Các loại bệnh thường gặp ở cá rồng

Khi nuôi cá rồng, bạn cần nắm được những loại bệnh nào phổ biến đối với chúng. Hiện nay, có một số bệnh phổ biến của loài cá này mà bạn cần phải quan tâm.

Đó chính là:

Bệnh xoăn mang

Căn bệnh này thường xuất phát từ việc người nuôi thiếu chăm sóc khiến nước bị nhiễm bẩn và xuất hiện ký sinh trùng trong mang cá. Lượng amoniac và nitrat trong nước tăng cao làm oxi giảm khiến cá trở nên khó thở hơn. Mang cá vì thế mà cũng bị viêm và phình to ra.

Khi phát hiện mang cá bị kênh ra, cá khó thở và trở nên kém ăn thì cần phải kiểm tra sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

Bệnh xù vảy ở cá rồng

Thường thì khi nuôi cá rồng nhỏ hay cá có sức khỏe yếu sẽ dễ gặp phải căn bệnh này. Bệnh vảy xù thường xuất hiện nhiều vào mùa thu và mùa đông.

Dấu hiệu của bệnh chính là phần vảy bị kênh lên, nhiều nhất là ở lưng. Cá thường có tình trạng oằn mình và bỏ ăn.

Lý do khiến cá bị bệnh này thường là do môi trường sống quá ít oxy và nước trong bể quá bẩn.

Bệnh đốm trắng

Cá rồng khi mắc bệnh đốm trắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của cá. Những đốm xuất hiện trên vây thường là do môi trường sống không đảm bảo chất lượng.

Việc thay nước thường xuyên là điều cần thiết. Nhưng khi thay cần thay từng chút một và bổ sung thêm muối ăn.

Bệnh trướng bụng

Khi nuôi cá rồng thì đây là căn bệnh ít gặp nhưng khả năng chết rất cao nếu gặp phải. Vì thế, người nuôi cần hết sức lưu ý để phòng ngừa cho cá.

Triệu chứng của bệnh là cá có hiện tượng bỏ ăn, bụng phình to hơn, bơi lội cũng trở nên khó khăn. Nhiều trường hợp cá có dấu hiệu “trồng cây chuối”. Thậm chí, nếu để bệnh nặng có thể xuất hiện tình trạng hậu môn của cá chảy nước nhờn.

Nguyên nhân của căn bệnh này thường là do thức ăn của cá không đạt tiêu chuẩn hoặc ăn quá no khiến cá không thể tiêu hóa gây nên tình trạng viêm ruột.

Trên đây Bể Cá Mạnh Tuấn đã giới thiệu tới bạn đọc nội dung về Cá rồng ngân long và bí quyết nuôi cá rồng khỏe mạnh.

Mong rằng những kiến thức bổ ích trên sẽ góp phần giúp những người yêu cá cảnh chăm sóc những chú cá quý giá của mình tốt hơn nhé.

Xem thêm các sản phẩm bể cá đẹp tại:

  • Bể cá cảnh
  • Bể cá thủy sinh
  • Bể cá treo tường
  • Bể cá rồng

Thông tin liên hệ

Bể Cá Mạnh Tuấn

Địa chỉ: Số 30/38 ngõ 89 đường Lạc Long Quân – quận Tây Hồ – Hà Nội

Hotline: 097 122 8368

Email: becamanhtuan@gmail.com

Website: https://becamanhtuan.com

Từ khóa » Cá Rồng Kim Ngân