Cá Rồng Trong Phong Thủy

Đăng Nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Đăng nhập Đăng ký
Kiểm tra đơn hàng Vui lòng nhập mã đơn hàng Vui lòng nhập số điện thoại hoặc email Kiểm tra
  • Trang chủ
  • Giỏ hàng (0)
  • Đăng nhập
  • CÁ RỒNG
    • Kim Long Quá Bối
    • Huyết Long
    • HighBack Các loại
    • Rare Arowana
  • Thức ăn cá rồng
  • PHỤ KIỆN HỒ CÁ
    • Bể cá cảnh
    • Bộ lọc ngoài hồ cá
    • Bộ lọc trong hồ cá
    • Cá Hổ, Đuối nước ngọt
    • Cá cảnh nước mặn
    • Cây thủy sinh
    • Dụng cụ hồ cá
    • Đá Sỏi Cát Phân nền
    • Đèn hồ cá
    • Đèn UV
    • Máy bơm hồ cá
    • Máy điều hòa nước
    • Máy móc khác
    • Máy sủi tạo Oxi
    • Máy sưởi hồ cá
    • Máy thổi luồng, tạo sóng
    • Thuốc cho cá cảnh
    • Thiết bị bể thủy sinh
    • Thức ăn cho cá
    • Skimmer
    • Vật liệu lọc nước
    • Xử lý nước nuôi cá
  • PHỤ KIỆN THÚ CƯNG
    • Thức ăn thú cưng
    • Thuốc thú cưng
  • CHỢ SINH VẬT CẢNH
  • TIN TỨC
  • Kiểm tra đơn hàng
Phiên bản trên máy tính

Cá rồng trong phong thủy

Thời gian đăng: 16/08/2014 12:03 Cá rồng được sử dụng rất nhiều trong phong thuỷ học như là một giải pháp mang tính thủ thuật để gia tăng tài lộc, tiền bạc cho con người hay cho từng bố cục của mỗi gia đình cũng như để hoá giải hay giảm thiểu những vận hạn trong cuộc sống. Để cung cấp cho các bác mới chơi cá rồng hay những ai chưa hiểu biết về thuật phong thuỷ một số kiến thức phong thuỷ giản lược nhất, thực tế nhất và dễ áp dụng nhất Carong1068.com xin được viết một số dòng mang tính hướng dẫn để các bác tìm hiểu và tuỳ theo quan điểm cá nhân về phong thuỷ học mà ứng dụng để lựa chọn loài cá rồng và bài trí bể cá rồng cho phù hợp. Cũng xin lưu ý các Bác là phong thuỷ học là một hệ thống lý luận dựa trên những lý thuyết của văn hoá phương đông, không phải là một môn khoa học dựa trên những phép tính toán học chính xác vì vậy hãy xem như đây là những kiến thức có ý nghĩa thực tiễn một cách tương đối, chủ yếu là để tham khảo hay đối với một số bác không tin môn này thì coi như là để giải trí. Cá rồng được sử dụng rất nhiều trong phong thuỷ học như là một giải pháp mang tính thủ thuật để gia tăng tài lộc, tiền bạc cho con người hay cho từng bố cục của mỗi gia đình cũng như để hoá giải hay giảm thiểu những vận hạn trong cuộc sống.  Để cung cấp cho các bác mới chơi cá rồng hay những ai chưa hiểu biết về thuật phong thuỷ một số kiến thức phong thuỷ giản lược nhất, thực tế nhất và dễ áp dụng nhất tung611200 xin được viết một số dòng mang tính hướng dẫn để các bác tìm hiểu và tuỳ theo quan điểm cá nhân về phong thuỷ học mà ứng dụng để lựa chọn loài cá rồng và bài trí bể cá rồng cho phù hợp.  Cũng xin lưu ý các Bác là phong thuỷ học là một hệ thống lý luận dựa trên những lý thuyết của văn hoá phương đông, không phải là một môn khoa học dựa trên những phép tính toán học chính xác vì vậy hãy xem như đây là những kiến thức có ý nghĩa thực tiễn một cách tương đối, chủ yếu là để tham khảo hay đối với một số bác không tin môn này thì coi như là để giải trí. 1. Trước hết xin được sơ lược về phong thuỷ và những điểm cần áp dụng theo mục đích của bài viết. Phong thuỷ là một trong 4 học thuyết lớn nhất của nền văn hoá Trung Hoa, bao gồm : Dịch học, Phong thuỷ học, Tướng pháp và Bát tự pháp. Theo quan điểm của người Á đông thì Phong thuỷ đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, nó ảnh hưởng đến sự cát hung, hoạ phúc của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân. Phong thuỷ (gió và nước) là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của địa lý đến đời sống của con người bao gồm sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước vì người xưa quan niệm nước và khí có quan hệ mật thiết đến sức khoẻ và đời sống con người. Điều này đã được chứng minh trong thực tế. Ngày nay khoa học thực nghiệm đã chứng minh phong thuỷ đóng một vai trò rất to lớn trong cuộc sống, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ và có tác dụng cải biến chứ không thể thay đổi hoàn toàn vận mệnh. Phong thuỷ tốt sẽ giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu và ngược lại sẽ giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt. Hiện vẫn còn nhiều tranh luận liên quan về tính đúng đắn của môn phong thuỷ, và mặc dù có nhiều ý kiến nhưng phong thuỷ vẫn tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm. Bất kỳ một lý thuyết nào cũng đều phải trải nghiệm qua thực tế và chắc chắn không thể tồn tại được nếu tính đúng đắn không được thực tế chứng minh. Trong phong thuỷ, về lý khí có các tiểu phái là : Phái Bát Trạch, phái Mệnh lý, phái Tam hợp, phái Phiên quái, phái Tinh tú, phái Huyền không phi tinh. Tuy nhiên trong bài viết này chỉ xin đề cập đến 2 phái lớn, có liên quan mật thiết hơn đến việc sắp đặt trong phong thủy, đặc biệt là việc sắp đặt và chọn lựa loại cá rồng, đó là phái Bát trạch và phái Huyền không phi tinh. - Phái Bát trạch: Phái này căn cứ vào phương toạ của huyệt hay còn gọi là Sơn làm Quái gốc, kết hợp với 8 quái còn lại theo phép Đại du niên tạo thành 8 sao. Có 4 sao tốt: o Sinh khí: Là sao tốt, chủ về phú quí, giàu sang, an khang, thịnh vượng. o Phúc đức: Là sao tốt, chủ về phúc lộc, gia đạo an khang, thịnh vượng. o Thiên Y: Là sao tốt, chủ về phúc lộc, sức khoẻ, đường con cháu. o Phục vị: Sao tốt, chủ về yên ổn, an khang. Có 4 sao xấu: o Tuyệt mệnh: Là sao rất xấu, chủ về bệnh tật, thị phi, kiện tụng, gia đạo suy bại. o Ngũ quỷ: Là sao rất xấu, chủ về bệnh tật, suy bại, con cái phá sản nghiệp. o Lục sát: Là sao xấu, chủ về kiện tụng, gia đạo bất hoà. o Hoạ hại: Là sao xấu, chủ về bệnh tật, bất hoà. Phái Bát trạch được áp dụng cho cung mệnh của từng người. Ví dụ JinPinMei có mệnh là mộc ( tang đố mộc ) nên thuộc về Đông tứ mệnh, do vậy nhà hợp với các hướng Đông, Nam, Bắc, Đông Nam. Tuy nhiên đối chiếu với Dịch lý thì phái này không có nhiều tính chính xác cao vì phương pháp sắp đặt của phái này là phương pháp tĩnh nên có phần giản đơn. Trong thực tế thường kết hợp phái này với phái Huyền không phi tinh có sự chính xác và phù hợp hơn. - Phái Huyền không phi tinh: Phái này căn cứ vào Hà đồ và Lạc thư đề xuất 9 sao là: o Nhất bạch thuỷ tinh: Còn gọi là sao văn xương chủ về công danh, thi cử. Nếu sao này vượng thì vượng đinh, vượng tài, công danh hiển đạt, thi cử đắc lợi. Sao này tốt cho công danh sự nghiệp. Nếu sao này suy tử thì bị hoạ về tửu sắc, bệnh tật o Nhị hắc thổ tinh: Gọi là sao bệnh phù. Khi nó sinh vượng thì gia đạo an khang. Nếu suy tử thì phát sinh bệnh tật, kiện tụng. o Tam bích mộc tinh: Còn gọi là sao Lộc tồn. Khi vượng thì an khang, phú quí. Khi suy tử thì thì sinh ra thị phi, kiện tụng. o Tứ lục mộc tinh: Gọi là sao Văn khúc. Khi vượng thì phát về thi cử, đỗ đạt, văn chương. Nếu suy tử thì hoạ về tửu sắc, bệnh tật. o Ngũ hoàng thổ tinh: Còn gọi là sao Chính Quan. Sao này là sao rất xấu, giáng hoạ rất lớn, bệnh tật, phá gia bại ***. Sao này chỉ đóng ở trung cung (ở giữa nhà ) thì mới là tốt. o Lục bạch kim tinh: Còn gọi là sao Vũ Khúc. Khi sinh vượng thì sao này rất tốt, phát quan, công danh hiển đạt. Khi suy tử thì gây thương tích, tai hoạ trong quan trường. o Thất xích Kim Tinh: Gọi là sao Phá Quân. Khi vượngthì vượng tài, phát về võ chức. Suy tử thì sinh giặc cướp, dễ mắc tai nạn, hình ngục. o Bát bạch Thổ Tinh: Gọi là sao Tả phù. Khi sinh vượng thì công danh, phú quí. Suy tử thì bị bệnh chân tay. o Cửu tử Hoả tinh: Gọi là sao Hữu Bật. Sinh vượng thì thi cử đỗ đạt, sự nghiệp hiển vinh. Suy tử thì dễ bị hoả hoạn, bệnh tật. Theo thời gian 9 sao này không đứng yên mà vận động theo những quĩ đạo khác nhau. Mỗi sao có một qui tắc bay riêng theo qui luật của Lường Thiên Xích khá phức tạp mà không thể đề cập hết ở đây mà chỉ áp dụng sự phân bố các sao trên tinh bàn theo từng 20 năm và theo từng năm. 2. Để cho có một cách nhìn toàn diện hơn, Carong1068.com xin được viết thêm một chút về 2 học thuyết cơ bản nhất của nền tảng triết lý văn hóa phương đông, đó là Học thuyết âm dương và học thuyết Ngũ Hành. Để cho có một cách nhìn toàn diện hơn, Carong1068.com xin được viết thêm một chút về 2 học thuyết cơ bản nhất của nền tảng triết lý văn hóa phương đông, đó là Học thuyết âm dương và học thuyết Ngũ Hành. Học thuyết âm dương: Đây là học thuyết quan trọng nhất của văn hóa Phương Đông. Tóm tắt học thuyết như sau : Mọi vật đều phát sinh từ các nguồn năng lượng khác nhau trong vũ trụ gọi là " Khí ". Tất cả mọi vật chất đều do " khí " tạo thành, " khí " tụ lại thì thành hình, tán ra lại trở về khí. Trong khí thì có 2 khí tạo thành, khí âm và khí dương. Hai khí này vận động tạo nên mọi vâth trong vũ trụ. Âm và dương là hai mặt đối lập thống nhất của một sự vật, hiện tượng, chúng mâu thuẫn lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau không thể tách rời. Đặc tính của âm và dương luôn đối lập ( dương : cứng, mạnh .v.v. âm : mềm, yếu .v.v. ). Tuy đối lập và mâu thuẫn nhưng lại có sự thống nhất, dựa vào nhau để tồn tại, cái này dùng cái kia làm tiền đề cho mình. Âm và dương luôn vận động, cái này mạnh thì cái kia yếu. Khi cái này mạnh đến cực điểm thì lại suy yếu giúp cho mọi vật luôn có xu hướng trở về cân bằng, tối ưu. Âm và dương chuyển hóa lẫn nhau, trong âm có dương và ngược lại vì vậy không có vật nào tồn tại tuyệt đối ví dụ như : Họa là đầu mối của phúc, phúc lại mang mầm mống của hoạ. Việc nắm vững học thuyết âm dương sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống. Sự vật ở trạng thái lý tưởng khi âm dương cân bằng. Mọi điều xấu đều do khi âm dương mất cân bằng mà ra vì vậy có thể nói quá thiên về cái nào đó cũng không tốt. Học thuyết Ngũ hành: Theo thuyết âm dương thì khí âm và khí dương vận động tạo nên các dạng của vật chất, tuy nhiên người xưa lại phân chia thế giới vật chất thành 5 loại vật chất biểu kiến, cơ bản bao gồm: Kim, mộc, thuỷ, hỏa, thổ. Nội dung cơ bản của học thuyết Ngũ hành là mối quan hệ biện chứng duy vật giữa 5 loại vật chất cơ bản này để hình thành nên thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy. 5 loại vật chất này vừa có tác động thúc đẩy, vừa có tác dụng ức chế lẫn nhau để hình thành nên một vũ trụ luôn luôn vận động... Đặc tính của ngũ hành: - Kim : Là kim loại, có tính chất yên tĩnh. - Mộc : Là cây cỏ, gỗ nói chung, có tính chất sinh sôi, dài thằng - Thủy : Là nước, có tính chất lạnh, hướng xuống - Hỏa : Là lửa, ánh sáng, có tính chất hướng lên - Thổ : Là đất đai, có tính chất nuôi lớn, hóa dục. Ngũ hành tuân theo 2 qui luật vận động là : Tương sinh và tương khắc. + Quy luật ngũ hành tương sinh: Có nghĩa là bồi bổ, thúc đẩy, trợ giúp cho nhau: - Mộc sinh hoả - Hỏa sinh thổ - Thổ sinh kim - Kim sinh thuỷ - Thủy sinh mộc + Quy luật ngũ hành tương khắc: Có nghĩa là chế ngự, khống chế lẫn nhau: - Thổ khắc thuỷ - Thủy khắc hoả - Hỏa khắc Kim - Kim khắc mộc - Mộc khắc thổ Mỗi dạng vật chất, hiện tượng, vận động trong vũ trụ đều có tcác hành phần cấu tạo bởi ngũ hành: + Về màu sắc: - Xanh các loại: Mộc - Đỏ, hồng, tím: Hỏa (như vậy Hồng long, huyết long là Hỏa) - Nâu, vàng: Thổ - Trắng, bạc, vàng ánh kim: Kim (Như vậy ngân long, Kim long là Kim) - Đen: Thủy ( chắc hắc long là thủy quá ?) + Về phương vị: - Đông: Mộc - Nam: Hoả - Tây: Kim - Bắc: Thuỷ - Giữa: Thổ 1. Màu sắc của loài cá khi đối chiếu với mệnh của người chơi. Ví dụ: Người mệnh thổ thì nên nuôi cá huyết long có màu đỏ vì hỏa sinh thổ .v.v. 2. Xem xét về phương vị để đặt bể cá rồng. Về yếu tố phương vị cần xem xét trên các khía cạnh:  Về ngũ hành: Bể cá bản thân là thủy vì vậy nên để bể cá ở phương Đông, Đông nam là mộc và phương Bắc là thuỷ. Về Bát Trạch: Phân bố theo Bát Trạch là cố định cho mỗi con người vì vậy cần xem xét đặt bể ở những nơi tạo sinh khí, thiên y .v.v. Về phi tinh: Phi tinh luôn vận động theo từng năm, mỗi năm một phương có một sao chiếu đến vì vậy cần bố trí bể ở những nơi có những sao như : Nhất bạch thủy tinh, Tứ lục mộc tinh, Thất xích Kim tinh .v.v. chiếu ngự. Như vậy, để áp dụng Cá Rồng trong phong thủy cần xem xét các yếu tố sau: 1. Màu sắc của loài cá khi đối chiếu với mệnh của người chơi. Ví dụ: Người mệnh thổ thì nên nuôi cá huyết long có màu đỏ vì hỏa sinh thổ .v.v. 2. Xem xét về phương vị để đặt bể cá rồng. Về yếu tố phương vị cần xem xét trên các khía cạnh:
  • Về ngũ hành: Bể cá bản thân là thủy vì vậy nên để bể cá ở phương Đông, Đông nam là mộc và phương Bắc là thuỷ.
  • Về Bát Trạch: Phân bố theo Bát Trạch là cố định cho mỗi con người vì vậy cần xem xét đặt bể ở những nơi tạo sinh khí, thiên y .v.v.
  • Về phi tinh: Phi tinh luôn vận động theo từng năm, mỗi năm một phương có một sao chiếu đến vì vậy cần bố trí bể ở những nơi có những sao như : Nhất bạch thủy tinh, Tứ lục mộc tinh, Thất xích Kim tinh .v.v. chiếu ngự.
Việc kết hợp các yếu tố trên là cần phải thực hiện cẩn thận, kỹ lưỡng để phát huy hết các yếu tố phong thủy của bể cá rồng.

Các tin khác

  • 03/05/2023 11:41 GH trong nước là gì? độ cứng của nước và cách làm mềm nước cứng
  • 14/03/2022 11:43 Độ kiềm KH nước hồ nuôi cá bao nhiêu là hợp lý
  • 07/03/2022 14:41 Cá rồng bị stress: cá nằm đáy, cá rồng bỏ ăn, cá rồng tăng động
  • 16/06/2021 23:16 Giải pháp cho hệ thống lọc nước hồ Koi: Tự nhiên và sinh thái
  • 04/05/2021 11:57 Cách đánh đèn, dùng đèn cho cá rồng trên hồ nuôi cá rồng

Từ khóa » Cá Rồng May Mắn