Cá Sặc Rằn – Wikipedia Tiếng Việt

Cá sặc rằn
Tình trạng bảo tồn
Ít quan tâm  (IUCN 3.1)[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Osphronemidae
Phân họ (subfamilia)Luciocephalinae
Chi (genus)Trichogaster
Loài (species)T. pectoralis
Danh pháp hai phần
Trichogaster pectoralisRegan, 1910
Danh pháp đồng nghĩa
  • Trichopodus pectoralis (Regan 1910)[2]
  • Osphronemus saigonensis Borodin, 1930[3]

Cá sặc rằn (danh pháp hai phần: Trichopodus pectoralis[4]) là một loài cá nước ngọt nằm trong họ Cá tai tượng, bản địa của Đông Nam Á.

Cá sặc rằn còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cá sặc bổi, cá rô tía da rắn/cá rô tía Xiêm (tiếng Thái: ปลาสลิด, Phát âm tiếng Thái: [Plà salịt]) hay cá lò tho[5], tiếng Khmer gọi là ត្រី កន្ធរ /trei kantho/. Loài cá này là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều nước, đồng thời nó cũng được sử dụng làm cá cảnh.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá sặc rằn trưởng thành dài trung bình 15 cm, cá biệt có thể lên đến 25 cm[4]. Chúng có thân mình dẹt, hơi thuôn hình bầu dục, phủ kín các họa tiết vằn vện tối màu; miệng nhọn hướng lên trên và vây bụng dạng sợi đặc trưng của chi Cá sặc.

Cá phân bố ở xung quanh lưu vực sông Mekong của Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Chúng chủ yếu sống trong những vùng nước chảy chậm có nhiều thực vật thủy sinh và chất hữu cơ[6]. Nhờ có mê lộ mà chúng có thể sống trong những môi trường nước tù đọng và thiếu oxy như ruộng lúa, đầm lầy,... Cá là loài ăn thịt trong thời kì đầu, tuy nhiên khi trưởng thành, cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá biến đổi phù hợp với việc ăn tạp[6].

Tại Việt Nam, loài này là đặc sản của nhiều tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Loài này thường được phơi khô trước khi bán ra thị trường. Món gỏi xoài khô cá sặc rằn là một món khai vị được ưu chuộng ở miền Tây.

Ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cá sặc rằn Cá sặc rằn
  • Minh họa đặc điểm cá sặc rằn Minh họa đặc điểm cá sặc rằn
  • Cá sặc rằn chiên. Cá sặc rằn chiên.
  • Khô cá sặc rằn. Khô cá sặc rằn.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trichogaster pectoralis”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2012.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. 2012. Truy cập 24/10/2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  2. ^ Synonyms of Trichogaster pectoralis (Regan, 1910)
  3. ^ Paepke, Hans-Joachim (ngày 11 tháng 12 năm 2009). “Again: About the Nomenclature of Trichopodus pectoralis REGAN, 1910; Trichopus cantoris SAUVAGE, 1884 and Osphronemus saigonensis BORODIN, 1930 – a necessary correction (Teleostei: Perciformes: Osphronemidae)” (PDF). Vertebrate Zoology. Dresden: Museum für Tierkunde Dresden. 59 (2): 143–145. ISSN 1864-5755. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2011.
  4. ^ a b “Trichopodus pectoralis Regan, 1910 Snakeskin gourami”. line feed character trong |tựa đề= tại ký tự số 35 (trợ giúp)
  5. ^ “Nghiên cứu Văn Hóa Đồng Nai &amp Cửu Long”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2013. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  6. ^ a b “Cá Sặc Rằn – Đặc điểm sinh học và mô hình nuôi cá Sặc Rằn hiệu quả”.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn] Wikispecies có thông tin sinh học về Cá sặc rằn Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cá sặc rằn.
  • “Species Fact Sheet”. Food and Agriculture Organization of the United Nations. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2012.
  • Robison, Henry Welborn (1971). “An Ethological Study of the Snakeskin Gourami, Trichogaster pectoralis, with Comments on Phylogenetic Relationships Among Species of Trichogaster (Pisces, Belontiidae)”.[liên kết hỏng]
  • Vromant, N. (2002). Duong, L. T.; Ollevier, F. “Effect of fish on the yield and yield components of rice in integrated concurrent rice–fish systems” (PDF). Journal of Agricultural Science. 138: 63–71.

Từ khóa » Ca Sặc