Cá Sư Tử Là Gì? - Lặn Bắn Cá
Có thể bạn quan tâm
Cá sư tử là loài cá ăn thịt bản địa của khu vực Indo-Thái bình dương nhưng nay trở thành loài xâm lược nơi Đại Tây Dương.
Cá sư tử, loài cá kiểng lộng lẫy có tiếng trong những hồ cá trong nhà, hiện là loài cá xâm lược nở rộ ở vùng biển Mỹ, Đông Nam và bờ biển Caribbean. Loài cá xâm lược này có tiềm năng hủy hoại hệ sinh thái ở rặng san hô vì chúng là loài săn mồi hàng đầu khi cạnh tranh thức ăn và không gian với những loài cá bản địa đang bị khai thác trầm trọng như cá hồng và cá mú. Các nhà khoa học sợ rằng cá sư tử cũng giết những loài vật hữu ích khác như loài cá vẹt ăn tảo biển, tạo điều kiện cho 1 số loài rong biển lấn áp san hô. Ở Mỹ, số lượng loài cá sư tử tiếp tục tăng và ngày càng lan rộng. Phần lớn là do cá sư tử không bị tấn công bởi những loài ăn thịt khác và chúng sinh sản quanh năm; một con cái trưởng thành có thể sản sinh ra khoảng 2 triệu trứng một năm.
Tên thường gọi: lionfish, zebrafish, firefish, turkeyfish, red lionfish, butterfly cod, ornate butterfly-cod, peacock lionfish, red firefish, scorpion volitans, devil firefish
Tên khoa học: Pterois volitans (red lionfish) và Pterois miles (devil firefish)
Đặc điểm nhận dạng
Cá sư tử có màu nâu hoặc nâu đỏ đặc trưng, và sọc hay dải băng trắng phủ khắp đầu và mình. Chúng có xúc tu thịt trên mắt và dưới miệng; vây bên hông hình cánh quạt; gai dài và riêng biệt; 13 gai lưng; 10-11 gai mềm ở ngực, 3 gai cứng và 6-7 gai mềm ở phía sau. Một con cá trưởng thành có thể dài đến 18 inches, trong khi những con cái con có thể chỉ bé bằng 1 inch hoặc nhỏ hơn. Cá sư tử có vẩy xương (vẩy cá có hình bầu dục với cạnh nhẵn). Với loại vẩy này, phần trước của vẩy trước chồng lên 1 phần sau của vẩy sau, tăng độ uyển chuyển cho cá nhiều hơn các loại vẩy khác. Có 1 loại vẩy chính (vẩy tấm, vẩy láng và vẩy xương, chia thành vẩy tròn và vẩy lược) và mỗi loại lại chia ra những dạng khác nhau.
Khu vực bản địa
Nam Thái Bình Dương và biển Ấn Độ (khu vực Indo – Thái Bình Dương). Phạm vi sống của cá sư tử rất rộng, từ Tây Úc và phía đông Malaysia đến khu Polynesia thuộc Pháp và quần đảo Pitcairn của Anh, bắc của Nam Nhật và Hàn và nam của đảo Howe Island đến bờ biển Đông của Úc và quần đảo Kermadec của New Zealand. Ngoài ra, cá sư tử còn được tìm thấy ở Micronesia.
Khu vực xâm lấn
Cá sư tử được thấy dọc bờ biển Đông Nam Mỹ từ Florida đến bắc Carolina. Những con cá con còn được bắt từ vùng nước gần Long Island, New York, và Bermuda. Cá sư tử là loài cá biển kiểng phổ biến và có thể được cố ý thả ở biển Đại Tây Dương. Cá sư tử đầu tiên được thấy ở vùng biển nam Florida vào năm 1986 với nhiều sự xuất hiện được ghi chép lại từ đầu những năm 2000.
Môi trường sống
Cá sư tử được tìm thấy ở hầu hết cái khu vực sinh thái biển ở vùng ấm gần xích đạo. Cá sư tử được tìm thấy trong độ sâu từ 1 đến 300 feet trong khu vực đá, rừng đước, cỏ biển, san hô và những rặng san hô nhân tạo (như khu thuyền bị đắm).
Vai trò sinh thái
Cá sư tử di chuyển chậm và dễ thấy, vì vậy chúng phải dựa vào những vây và màu sắc để ngăn những loài cá săn mồi khác khỏi ăn chúng. Cá sư tử hiện nay là loài săn mồi hàng đầu ở nhiều môi trường san hô ở Đại Tây Dương. Cá sư tử ăn trên 50 loài sinh vật biển bao gồm cả những loài quan trọng đối với hệ sinh thái và nền kinh tế. Cá sư tử là thợ săn chủ động bằng cách phục kích con mồi và dùng những cái vây xòe rộng như cánh quạt bung rộng để từ từ đuổi theo và dồn con mồi vào góc.
Hoạt động của cá sư tử
Cá sư tử được xem là thợ săn đêm nhưng chúng cũng được tìm thấy với cái dạ dầy no căng vào ban ngày ở Đại Tây Dương. Chúng di chuyển chậm rãi sử dụng vây ngực và đuôi. Ban ngày, chúng đôi lúc ẩn nấp ở những gờ và kẽ hở giữa đá và san hô. Mặc dù vậy ở Đại Tây Dương, cá sư tử thường thấy di chuyển vào ban ngày, cả đơn độc và theo nhóm.
Tầm quan trọng
Mặc dù cá sư tử được dùng làm nguồn thực phẩm ở khu vực bản địa, về mặt kinh tế, chúng quan trọng hơn nhiều trong kinh doanh bể cá. Cá sư tử rất phổ biến và được ưa chuộng trong hồ kiểng, đặc biệt là ở Mỹ.
Tình trạng bảo tồn
Cá sư tử hiện nay không bị coi là loài bị đe dọa hay có nguy cơ tuyệt chủng ở khu bản địa. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường tăng nhanh ở những rặng san hô có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thức ăn chính của cá sư tử (như các loại cá khác và các loài giáp xác). Nếu cá sư tử không thể thích nghi với sự suy giảm của các loài con mồi, số lượng của chúng có thể suy giảm.
Những lưu ý đặc biệt khác
Gai của loài cá này có chứa độc tố có thể kéo dài vài ngày và gây đau kinh khủng, đổ mồ hôi, khó thở và thậm chí là tê liệt. Tuyến độc của cá sư tử nằm ở 2 rãnh của gai. Nọc độc gồm đạm, chất độc thần kinh cơ và chất dẫn truyền thần kinh gọi là acetylcholine (đọc là: a-si-tô-cô-lin). Sau khi gai đâm vào da, nọc độc theo vết thương vào cơ thể từ tuyến nọc trên gai. Nếu bạn bị cá sư tử đâm, phải gọi cấp cứu ngay lập tức.
Source: https://oceanservice.noaa.gov/facts/lionfish-facts.html
Dịch bởi: MN
Từ khóa » Cá Sư Tử Nọc độc
-
Cá Sư Tử – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cá Sư Tử đỏ - Loài Cá Sư Tử Lớn Nhất đại Dương - Tạp Chí Thủy Sản
-
Cá Sư Tử Siêu đẹp Nhưng Nọc độc Cực Nguy Hiểm
-
Cá Sư Tử Cực đẹp Và Cực độc - Cá Cảnh Thái Hòa
-
Cá Sư Tử Cá Mao Tiên đẹp Và độc Của đại Dương
-
Hồ Sơ Loài Cá Sư Tử (cá Mao Tiên) - AQUA PET VIETNAM
-
Cá Sư Tử (Cá Mao Tiên) Giá Bao Nhiêu Tiền? Ăn Gì? Có độc Không?
-
Các Vết đốt Của Cá Sư Tử Và Cách điều Trị Chúng
-
'Nó Rất đẹp, Nhưng Phải Giết' - Cá Sư Tử Tác Quái Ra Sao? - BBC
-
Cá Sư Tử (Cá Mao Tiên) - Một Trong Những Loài Cá độc Của Đại Dương
-
Cá Sư Tử (Mao Tiên) Giá Bao Nhiêu? Nên Nuôi Và Cho ăn Thế Nào?
-
Cá Sư Tử - Wikiwand
-
Cá Sư Tử Chứa Nọc độc Chết Người Thành Món Ngon Nổi Tiếng - Zing