Cá Tính Của Gà Tây Bạn Cần Nắm
Có thể bạn quan tâm
Cá tính của gà Tây ra sao?
Cá tính của gà Tây: Mỗi giống vật trên đời này đều có một cá tính riêng, gà tây không là một ngoại lệ. Muốn thuần hoá và nuôi dưỡng chúng được thành công như ý muốn, không gì tốt hơn là ta nên cố tìm hiểu kỹ về những cá tính đặc biệt của chúng.
Nếu không nắm vững được cách ăn nết ở của chúng ra sao thì rất khó khăn trong việc thuần hoá chúng, nếu không muốn nói là dễ gặp thất bại.
Việc tìm hiểu cá tính đặc biệt của một giống vật nào đó vốn xa lạ với ta mà ở đây là cá tính của gà Tây, nếu bản thân chưa có kinh nghiệm, không sẵn tài liệu hướng dẫn, hoặc không có sự chỉ vẻ tường tận của những người trong nghề lâu năm đi trước thì khó lòng thu thập được đầy đủ trong một sớm một chiều.
- Tiêu chuẩn chọn giống gà Tây tốt
- Nuôi gà Tây kiểu truyền thống
- Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà Tây
Vấn đề này thường đòi hỏi phải có nhiều thời gian, công sức và có khi tốn kém tiền bạc nữa.
Lấy ví dụ như việc chăn nuôi chim đà điểu:
Do trước đây không ai nắm vững tập tính sinh sống của chúng nên suốt cả trăm năm liền tại Nam Phi và một số nước khác, người ta chỉ biết nuôi chim đà điểu trên những diện tích quá rộng, hàng mẫu đất trở lên cho mỗi con, nên phải đầu tư rất nhiều tiền của cho việc tạo dựng chuồng trại, rào giậu …
Vì thời trước nhiều người chỉ nghĩ một cách đơn giản là ở ngoài sa mạc hay ở thảo nguyên, đà điểu sống rộng rãi ra sao thì khi thuần hoá ta cũng phải cho chúng sống trên vùng đất rộng rãi như vậy mới thích hợp với chúng.
Mãi đến vài chục năm sau này, khi phong trào nuôi đà điểu bắt đầu phát triển mạnh thì người ta mới khám phá ra rằng giống chim này cũng có thể nuôi nhốt trong môi trường sống chật hẹp hàng trăm lần trước đây mà vẫn sinh sản tốt. Quả thật đây làm một khám phá đầy thú vị.
Và cũng do chưa nghiên cứu tường tận về giống chim chạy này nên ngày nay nhiều nhà nghiên cứu chim đà điểu trên thế giới đang đặc biệt quan tâm, như: Tại sao đà điều con dưới ba tháng tuổi lại khó nuôi, lắm bệnh tật lại chết nhiều?
Có phải khẩu phần ăn dành cho đà điểu nuôi chuồng tính toán chưa hợp lý nên mới có nhiều đà điểu mái đến tuổi sinh sản mà vẫn không chịu sinh sản? Còn đà điểu trống phối giống thường kém hiệu quả, trứng thường thiếu cồ?
Việc chưa thể tìm hiểu hết mọi thứ bệnh tật của đà điểu cũng đang là một mối lo cho các nhà nghiên cứu.
Xin quay lại với giống gà tây, trước đây hơn 80 năm, chúng còn là gà tây rừng sống đời hoang dã ở chây Mỹ. Vào thời đó không ai cần tìm hiểu đến cá tính của chúng, cách sống của chúng nên … cứ mù mờ về chúng! Hằng ngày, người ta chỉ biết vào rừng săn bắt để ăn vì thời đó số lượng gà tây quá nhiều. Nhưng khi đạo luật cấm săn bắn gà tây rừng ra đời thì nhiều người mới đổ xô thuần hoá chúng thành gà tây nhà.
Việc này tuy đã xảy ra gần trăm năm nay, nhưng khoảng thời gian đó chưa đủ dài cho việc nghiên cứu đầy đủ về cá tính của giống gà này. Ngay mỗi việc tại sao gà tây con dưới ba tháng tuổi rất khó nuôi hơn các giống gia cầm khác, như giống gà nội địa chẳng hạn, cũng là một điều thắc mắc lớn đối với giới chăn nuôi! Nhiều người tự hỏi có phải do cơ thể chúng thiếu sức đề kháng?
Mà nếu đúng vậy thì do đâu chúng bị yếu sức? Ngay những thứ bệnh tật gà tây mắc phải gồm có bệnh tật gì, đến nay nhiều nhà nghiên cứu vẫn đang cố tìm hiểu cho đầy đủ hơn, cặn kẽ hơn.
Những cá tính của gà tây bạn nên nắm
Cá tính của gà Tây là thích sống bầy đàn
Cũng như nhiều giống gia cầm khác, gà tây thích sống thành bầy đàn. Trong đời sống hoang dã, người ta cũng bắt gặp nhiều đàn gà tây rừng đông đảo từ năm mười con đến bốn năm mươi con quần tụ chung sống với nhau, miển là vùng sinh sống của chúng quanh năm có sẵn nguồn thức ăn dồi dào. Gà tây nhà dù bầy đàn đông, chúng cũng sống hoà thuận với nhau, kiếm ăn bên nhau.
Trống đa thê là cá tính của gà Tây
Gà tây cũng như các giống gà khác, con trống đa thê. Một gà tây trống “cặp: với cả đàn gà mái, có thể vài ba con, năm bảy con. Nhưng, để đảm bảo trứng có nhiều cồ, ta nên cho một trống “cặp” từ 2 đến 4 mái mà thôi.
Gà tây trống không biết ấp trứng
Nhiệm vụ của gà tây trống chỉ biết “phủ” mái, chứ không hề biết ấp trứng. Trong thời gian mái nằm ổ thì gà trống tha hồ ngao du với những mái khác, không chút bận tâm đến gà mẹ và ổ trứng. Ngay khi bầy gà con nở ra, gà cha cũng thoái thác nhiệm vụ chăn dắt, nuôi nấng, mọi việc úm ấm con, tìm mồi nuôi con chỉ mỗi gà mẹ lo liệu hết.
Gà tây mẹ tự tìm ổ đẻ
Gần đến ngày nhảy ổ, gà tây mái tự tìm đến nơi thích hợp để làm ổ đẻ. Gà tây nhà nhiều con cũng tìm cách lót ổ hoang ở ngoài sân vườn như vậy. Nhiều mái khác thì chịu vào đẻ trong các ổ mà chủ nuôi đã lo liệu trước cho chúng. Trong đời sống hoang dã, gà tây mái rừng tự tìm đến những nơi khô ráo, yên tĩnh, có lùm bụi che chắn kín đáo để làm ổ đẻ. Gà trống chỉ tham gia bằng cách đi theo cho biết chỗ và thản nhiên đứng nhìn gà mái làm mọi việc như đào hố làm ổ, phủ kín lá khô lên trên … Trong 4 tuần liên tiếp, gà mái ấp trứng cả ngày lẫn đêm, nó chỉ tạm thời rời ổ ngày vài lần để đi tìm thức ăn nước uống, chờ đến ngày gà con nở.
Gà tây trống hung dữ trong mùa sinh sản
Bình thường gà tây trống rất hiền, các trống chung đàn đều sống hoà thuận với nhau. Chỉ trong mùa sinh sản những con trống trưởng thành trở nên hung dữ, ưa ruột đuổi và đá với trống khác trong bầy đàn. Chúng thường trở mặt đấu đá với nhau quyết liệt để tranh giành gà mái. Nếu không can thiệp kịp thời, chúng có thể đá nhau cả buổi, cho đến khi nào một con chịu thua mới thôi. Những trống yếu sức thường bị thương rất nặng, có khi bị chết. Con nào chiến thắng thì múa với vũ điệu quay tròn tỏ ra kiêu hãnh lắm. Sau mùa sinh sản, gà trống lại sống thân thiện với nhau.
Ít bươi
Nuôi gà ta, gà tàu ai cũng ngại cái tính ưa bươi của chúng, làm dơ bẩn cửa nhà và hại cây cối. Điều này gà tây khác với gà ta. Gà tây rất ít bươi. Cách đi kiếm ăn của gà tây rất từ tốn, chúng thường dùng mỏ để thu nhặt thức ăn rơi vãi chứ ít khi bươi. Do đó, nuôi gà tây ít hại cây trồng như nuôi gà ta. Đó là điều nhà nông nào cũng thích.
Thích ăn rau cỏ
Giống như tính chim đà điểu, gà tây rất thích ăn rau cỏ. Thả ra vườn, nơi nào có cỏ mọc là gà tây kéo đến đó để mổ ăn lia lịa. Mỗi ngày một con gà tây trưởng thành có thể ăn đến vài trăm gram rau cỏ tươi. Chúng thích ăn nhất là cỏ cú. Vì vậy, trong sân vườn chăn thả gà tây, ta nên trồng cỏ để tạo thức ăn tươi cho gà. Thức ăn thiếu cỏ, gà tây lớn chậm, vì vậy trong khẩu phần ăn của gà tây nuôi nhốt không thể thiếu rau cỏ tươi.
Thích ngủ nơi cao ráo
Trong đời sống hoang dã gà tây rừng thích ngủ trên cây. Tuy thân xác có vẻ nặng nề, nhưng gà tây lại có khả năng bay được độ cao vừa phải và bay xa từng quãng ngắn, chứ bay không giỏi bằng vịt xiêm hay gà sao. Việc ngủ trên cao là do bản năng sinh tồn mà có, vì nếu không ngủ như vậy chúng sẽ bị thú dữ sát hại.
Gà tây nhà, nếu không tập từ đầu cho chúng ngủ sàn ổn định thì chúng cũng tìm đến các cành cây cao trong vườn mà ngủ. Có con còn tìm chỗ ngủ trên mái nhà.
Nắm được cá tính của gà Tây là bạn đã nắm 50% thành công trong chăn nuôi. Farmvina chúc bạn vui khoẻ!
Câu Hỏi Thường Gặp
Gà Tây có những đặc điểm cá tính nào?
Gà Tây thích sống bầy đàn, gà tây trống đa thê và không biết ấp trứng, gà tây mẹ tự tìm ổ đẻ, gà tây trống hung dữ trong mùa sinh sản, ít bươi, thích ăn rau cỏ, thích nơi cao ráo …
Từ khóa » Gà Tây Có Biết Bay Không
-
5 điều Thú Vị Về Gà Tây - Công An Nhân Dân
-
Gà Tây Nhà – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đặc điểm Giống Gà Tây ( Gà Lôi)
-
Đổi đời Nhờ Nuôi Gà Tây Thịt I VTC16 - YouTube
-
Vài điều Thú Vị Về Giống Gà Tây
-
Gà Tây Có Bay được Không?
-
Những điều Thú Vị Về Gà Tây Nhà? Bạn đã Biết?
-
Tại Sao Gà Không Bay? - Báo Thanh Niên
-
Câu Chuyện Con Gà Tây Và Bài Học Cắt Lỗ Trong đầu Tư Chứng Khoán
-
Quy Luật Thành Công ít Người Biết: Bạn Không Thể Bay Với đại Bàng ...
-
Gà Tây- Thế Giới Gia Cầm | Tạp Chí Chăn Nuôi
-
Có Thể Nuôi Chung Gà Nhà Và Gà Tây được Không
-
Kỹ Thuật Chọn Giống Gà Tây - Chăn Nuôi
-
Sinh Sản ở Gà Tây Có Gì đặc Biệt - Món Miền Trung