Ca Trù Và Chầu Văn, đàn đáy Và đàn Nguyệt - Báo Đà Nẵng
Có thể bạn quan tâm
* Trong bài “Tôi chỉ là người đem hạt giống” đăng trên Đà Nẵng cuối tuần số ra ngày 11-10-2009, có đoạn: “… Nhưng nhiều người Việt Nam khi được hỏi chầu văn và ca trù khác nhau như thế nào thì không biết; trong khi lẽ ra phải biết ít nhất rằng, đàn trong ca trù là đàn đáy, đàn trong chầu văn là đàn nguyệt”. Xin cho hỏi, vậy ca trù và chầu văn, đàn đáy và đàn nguyệt khác nhau thế nào? (Trần Ngọc Nguyên, Hải Châu, Đà Nẵng).
Đàn đáy |
Một chầu hát cần có ba thành phần chính: một nữ ca sĩ (gọi là “đào” hay “ca nương”) sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp; một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát; người thưởng ngoạn (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.
Hát văn, còn gọi là chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc trong nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Dàn nhạc hầu bóng gồm có một đàn nguyệt, một đàn nhị, một trống nhỏ (gọi là trống con), một cảnh đôi, một phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác. Nhưng đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi là các nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc nên không thể thiếu được.
Đàn đáy, cũng theo Wikipedia, là nhạc cụ do người Việt Nam sáng tạo ra. Không rõ đàn đáy xuất hiện từ bao giờ nhưng đã được nhắc đến gần 200 năm qua. Đàn đáy có tên gốc là “đàn không đáy” tức “vô để cầm” (Wikipedia ghi là “vô đề cầm” – ĐNCT), vì nó không có đáy. Do đó người ta gọi tắt là đàn đáy lâu ngày thành tên chính thức như hiện nay. Một giả thuyết khác cho rằng nhạc cụ này có dây đeo bằng vải, dây này trong chữ Hán là “đái” (đai) nên mới gọi là “đàn đái”, đọc chệch lâu ngày thành “đàn đáy”.
Đàn nguyệt |
Đàn nguyệt tức nguyệt cầm, người miền Nam gọi là đàn kìm, có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên có tên là “đàn nguyệt”. Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ thì ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18.
Đàn nguyệt được dùng để biểu diễn các thể loại nhạc dân ca của Việt Nam. Trong ban nhạc “Ngũ tuyệt” của nhạc thính phòng cổ truyền thì đàn nguyệt đóng vai trò điều khiển cùng với bốn nhạc cụ khác gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam và ống sáo. Đàn nguyệt cũng giữ vai trò tối trọng yếu trong nhạc chầu văn.
ĐNCT
Từ khóa » đàn Nguyệt Còn Có Tên Gọi Khác Là Gì
-
Đàn Nguyệt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tên Gọi Khác Của đàn Nguyệt
-
Đàn Nguyệt Có Tên Gọi Khác Là Gì
-
Tìm Hiểu Về đàn Nguyệt: Nhạc Cụ Dân Tộc
-
ĐÀN NGUYỆT - TRANG CHỦ - Duda
-
Nhạc Cụ Cổ Truyền VN – Đàn Nguyệt | Đọt Chuối Non
-
BÁN ĐÀN NGUYỆT ( NGUYỆT CẦM) - NHẠC CỤ DÂN TỌCO
-
Top 20 đàn Nguyệt Còn Gọi Là đàn Gì Mới Nhất 2022 - XmdForex
-
Đàn Nguyệt - Wiki Là Gì
-
Đàn Nguyệt (nguyệt Cầm) - Nhạc Cụ đàn Hương
-
Tìm Hiểu đàn Kìm Là Gì? Đàn Kìm Có Mấy Dây? - Mpod
-
Tổng Quan Về đàn Nguyệt | Mobile - TẠ THÂM