Các Bài Luyện Tập Cho Người Hậu Covid 19 Bằng Phương Pháp 4T
Có thể bạn quan tâm
- Covid và Hậu Covid
Virus Sars Covi -2 tấn công vào Phổi và các cơ quan khác, thời gian ảnh hưởng kéo dài, nhiều triệu chứng có tỉ lệ rất cao như mệt mỏi chiếm tỉ lệ đến 58% những người đã nhiễm Covid, các triệu chứng trên hệ thống hô hấp và tim mạch cũng rất nhiều.
Vậy cần làm gì để mau chóng khỏe lại, lướt qua những vấn đề sức khỏe đang tồn tại để có lại cuộc sống sinh hoạt lao động bình thường. Một trong những phương pháp quan trọng, đơn giản có thể tự thực hiện đó là các phương pháp luyện tập. Từ tháng 8, trong thời gian đỉnh dịch, tại Bệnh viện dã chiến số 1 Quận Phú Nhuận, Viện Y dược học dân tộc đã triển khai cho người bệnh luyện tập bài thở 4 thì của BS Nguyễn Văn Hưởng và đặc biệt là bài tập Phất thủ (vẫy tay) đã mang lại sức khỏe, sự lạc quan cho những người bệnh Covid – 19 và cũng đang được hướng dẫn tập luyện cho những người bệnh hậu Covid – 19 tại Viện. 1/ Bài Tập Thở: Phương pháp thở 4 thì của Bs Nguyễn Văn Hưởng Mỗi lần tập mười hơi thở. Một ngày tập một đến hai lần. Khi chữa bệnh tập nhiều hơn 20 – 40 hơi thở mỗi lần (Tăng huyết áp, hen suyễn…) Để theo dõi đủ 10 hơi thở ta dùng mười ngón tay – Tác dụng: luyện tổng hợp hô hấp, tuần hoàn và thần kinh; chủ yếu là luyện sự cân bằng hai quá trình hưng phấn và ức chế. T1 (HÍT VÀO): Hít vào bằng mũi nhẹ êm, hít vào ngực bụng cùng vươn lên, hít vào vừa đủ – vừa căng (80-85%). Hít vào không gắng gượng do quá sức hít vào để tránh đóng thanh quản. Trong quá trình hít vào, để ý sự nâng lên của lồng ngực và bụng thông qua cảm giác tại 2 bàn tay. Nét mặt tươi, thanh thản. – Lưu ý : Hít vào căng vươn đều, không trồi sụt, sức căng vồng nhẹ và lan tỏa đều. Ngực bụng cùng lên một lúc. T2 (NGƯNG GIỮ HƠI THỞ) : Ngưng thở vào (không đóng thanh quản) khoảng 2 – 3 giây. Co nhẹ cơ đáy chậu (hậu môn) và giữ trong thời gian ngưng thở. 1. Đóng thanh quản, nhốt hơi 2. Gò ngực bụng khi ngưng hơi Ngưng không thở vào, giữ cho hơi không đi ngược ra. Thanh quản vẫn mở nhưng không tiếp tục cho không khí vào, ra, sức căng trên ngực bụng trước sau căng đều gò tròn, căng và lan tỏa đều. T3 (THỞ RA): Thả lỏng cơ thắt đáy chậu (hậu môn). Thở ra bằng mũi. Ngay khoảnh khắc tích tắc trước khi thở ra, nhớ kiểm soát xem nụ cười còn hay mất, nếu mất thì hãy nở một nụ cười. Để ý hai bàn tay chằn nhẹ lên ngực – bụng. Để ý đến cảm giác nằng nặng đó. Khi thở ra, để lồng ngực và bụng xẹp xuống một cách nhẹ nhàng tự nhiên – không kềm cũng không thúc (ngực bụng xuống cùng lúc. T4 (NGƯNG GIỮ HƠI THỞ): Sau khi đã xẹp vừa thì ngưng, không ép thêm nữa (không vắt cạn hoặc hắt hơi), thì ngưng trong vòng 2 – 3 giây (khi đó Tâm Ý vẫn giữ ở hai bàn tay). Giữ trạng thái xẹp này không cho không khí đi vào nhưng thanh quản vẫn mở. Cảm giác toàn thân phẳng dẹp, xẹp, trì nặng trên sàn (như quả bóng hết hơi). Nét mặt thanh thản. – Lưu ý Khi xẹp rồi, giữ độ xẹp đó đúng hiện trạng, không gồng cơ.
Vai trò của tập thở 4 thì: – Thư giãn cơ bắp: Do hít thở sâu thúc đẩy sự ổn định của cơ cốt lõi và giúp bạn chịu đựng tốt hơn khi tập luyện cường độ cao. Nó thậm chí có thể giúp làm giảm các triệu chứng của căng thẳng, lo âu. – Tăng lượng Oxy vào tế bào: Khi hít thở sâu và cảm thấy thư thái, oxy sẽ tràn vào từng tế bào trong cơ thể. Điều này làm tăng chức năng của mọi hệ thống trong cơ thể từ đó tăng sự tập trung và sức chịu đựng thể chất. – Điều chỉnh huyết áp: Khi các cơ giảm căng thẳng, các mạch máu giãn ra và huyết áp trở lại mức bình thường. – Giải phóng Endorphin: Hít thở sâu kích thích giải phóng endorphin, giúp cải thiện phản ứng căng thẳng và giảm đau. Bằng cách hít thở sâu từ cơ hoành, bạn sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh đối giao cảm của cơ thể. Hệ thống này đảo ngược phản ứng căng thẳng bằng cách làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp và xoa dịu tâm trí. Với hơi thở sâu, bạn có thể kích hoạt phản ứng thư giãn của cơ thể, một trạng thái bình tĩnh. 2/ Bài Tập Phất Thủ (Vẫy Tay) Tìm nơi thoáng mát, không khí trong lành. Quần áo mặc rộng rãi. Người thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai, các ngón chân bám chặt xuống mặt đất, bụng dưới hơi thóp, ngực hơi thu vào, vai xuôi tự nhiên, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, tâm hướng về Đan Điền (phía dưới rốn 3 phân). Cách tập: Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu, đưa hai cánh tay về phía trước đồng thời thở ra. Dùng lực vẩy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm tay trong khi nhíu hậu môn lại và hít vào. Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về trước, buông lỏng cơ hậu môn đồng thời thở ra. Sau khi thở ra lại tiếp tục vẩy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái vẫy tay. Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 500 cái một lần. Mỗi ngày có thể làm hai lần. Chú ý: Động tác vẫy tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Do đó, không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường tương ứng với nhịp thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải để bảo đảm thoải mái về tâm lý, dẻo dai về thể lực. – Chữa bệnh, dưỡng sinh thông qua hoạt hóa các khớp: khi tập vẫy tay chuyển động linh hoạt và liên tục hai khớp vai và khớp cổ tay có công năng hoạt hóa toàn bộ các khớp, qua đó cải thiện lưu thông khí huyết toàn thân cho mục đích chữa bệnh, dưỡng sinh. – Xoa bóp nội tạng, tăng cường chuyển hóa: Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều hòa và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành, có tác dụng xoa bóp các nội tạng trong cơ thể, thúc đẩy sự lưu thông khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan, khai thông những bế tắc , ứ trệ trong kinh mạch và ngũ tạng. Những người tiêu hóa bị đình trệ, ứ tắc sau khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ xảy ra hiện tượng trung tiện, ợ hơi. Bài tập rất hữu ích trong việc chữa các bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hay tắc nghẽn kinh mạch. – Điều hòa thần kinh giao cảm: Khi tập vẫy, hai xương bả vai sẽ khép mở, như một cái bơm để bơm máu cho não và vùng giao cảm lưng ngực từ đó điều chỉnh nhịp tim và nhịp thở. – Bài tập giúp Dương giáng, Âm thăng, thông Nhâm – Đốc, tăng cường nội khí. Động tác hít thở và lắc tay ở phía trên kích hoạt huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu và Đại Chùy ổ giữa hai bả vai để thu thiên khí, khai thông. Ở phía dưới, việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất đã kích thích các huyệt Trường Cường và Hội Âm ở hai bên hậu môn và các tĩnh huyệt ở các đường kinh Âm, mà quan trọng nhất là huyệt Dũng Tuyền ở dưới hai bàn chân. Theo học thuyết kinh lạc, Dương phải giáng và Âm phải làm các đường kinh Dương được khai thông và di dẫn xuống cuối đường kinh ở các đầu ngón chân sẽ tự động kích hoạt những tĩnh huyệt kinh Âm khiến các đường kinh này chạy ngược trở lên – Âm thăng. Đối với các đường kinh Âm khi chạy đến cuối đường kinh ở phía trên sẽ lại kích hoạt các đường kinh Dương đi trở xuống và cứ thế tiếp tục luân lưu tuần hoàn trong cơ thể. Đây chính là một biểu hiện của quy luật Cực dương sinh Âm và cực Âm sinh Dương.
TS BS Trương Thị Ngọc Lan – Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc-Phó Chủ tịch Hội Đông y Thành Phố Hồ Chí Minh
BÀI VIẾT LIÊN QUANCÙNG TÁC GIẢ
Khép lại 10 tháng khám sức khỏe miễn phí cho 5.000 người dân TP.HCM
4.300 người nghèo, cao tuổi được khám sức khỏe miễn phí hậu nhiễm COVID-19
Khám hậu COVID 19 miễn phí cho 5 000 người dân có hoàn cảnh khó khăn và đoàn viên thanh niên
Đơn vị liên kết
Lựa chọn liên kếtSở Y tế TP.HCMCục Quản lý Y, Dược cổ truyềnCổng Thông Tin Điện Tử Pháp Điển
BÀI MỚI
Tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy, nâng cao ý...
22/11/2024Mời chào giá xây dựng kế hoạch dự toán mua sắm...
22/11/2024Khai giảng lớp “Quản lý Điều dưỡng” tại Viện Y dược...
20/11/2024Viện Y dược học dân tộc mang tâm huyết Y học...
19/11/2024Viện Y dược học dân tộc tổ chức các lớp tập...
18/11/2024 Địa chỉ: Số 273 - 275 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh 1. Điện thoại: (028) 38443047 2. Đường dây nóng: 0964392632 3. Tư vấn về khám chữa bệnh: 0941573926 4. Tư vấn về đào tạo: 0967040273 5. Hỗ trợ, tư vấn thông tin cho người bệnh, người nhà người bệnh: 0283.8443.047, DĐ: 0941.573.926 Fax: (028) 39972864 Contact us: v.ydhdt@tphcm.gov.vnBÀI VIẾT
Tác dụng của cây Lá đắng (lá mật gấu)
14/08/2016Củ sâm đất: Có thật sự chữa nhiều bệnh?
31/10/2019Lịch khám bệnh Đa khoa
28/01/2023CHUYÊN MỤC
- CLB CTXH48
- CÂU LẠC BỘ 4T23
- CLB Yoga Hoa Sen16
- ĐÀO TẠO - NCKH - CĐT159
- SẢN PHẨM THUỐC31
- KIẾN THỨC Y HỌC CỔ TRUYỀN10
- TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ99
- QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG61
- KHÁM CHỮA BỆNH64
Dời lịch khai giảng lớp Đông dược cơ bản khóa 63
30/05/2019Đánh giá của bệnh nhân từng điều trị bệnh “Hậu Môn...
17/08/2016Lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại...
06/03/2024Từ khóa » Bài Tập Thở đan điền Thần
-
Bài 121: Vị Trí, Công Dụng, Cách Tập Thở Các Loại Đan Điền
-
30 PHÚT TẬP THỞ ĐAN ĐIỀN MỖI NGÀY ĐỂ SUỐT ĐỜI THÂN ...
-
Tĩnh Công: Thở Đan Điền Thần - Chữa Huyết áp Thấp, Thiếu Máu
-
Bài Tập Khí Công 31. Ngọa Thiền.Thở đan điền Thần L ... - YouTube
-
J's Goodman - Tĩnh Công: Tập Thở Đan điền Thần | Facebook
-
J's Goodman - Cách Thứ Ba : Tập Thở Đan Điền Tinh | Facebook
-
Tập Thở Đan Điền Chữa Bệnh Mất Ngủ - Khí Công Y Đạo Việt Nam
-
30 PHÚT TẬP THỞ ĐAN ĐIỀN MỖI NGÀY ĐỂ SUỐT ĐỜI THÂN ...
-
Bài 121: Vị Trí, Công Dụng, Cách Tập Thở Các Loại Đan Điền - Pinterest
-
Cách Thở đan điền Giúp Trường Thọ - Khoa Học Và đời Sống
-
“Đưa Hơi Xuống Huyệt đan điền”
-
Đan điền Là Gì - Saboten