Các Bài Thuốc Dân Gian Trị Sỏi Thận - Thiên Tâm

Qua thực tiễn một số bài thuốc dân gian thực sự cũng uống tan sỏi thận.

Tóm tắt nội dung

Toggle
  • Sau đâu các bài thuốc chữa sỏi thận mọi người hay dùng.
    • Trái thơm và phèn chua.
    • Bài thuốc nướng thơm(dứa) với phèn chua :
  • Một số bài thuốc tan sỏi thận khác trong dân gian.
    • Dứa với phèn chua nấu nhừ :
    • Dứa với trứng gà.
    • Dứa với phèn chua chưng cách thủy.
  • Các chú ý khi sử dụng quả dứa, thơm, khóm :
  • Các bài thuốc trị tan sỏi từ dứa dại.
    • Dứa dại phơi khô hãm với nước sôi
    • Trị sỏi thận bằng quả dứa dại với kim tiền thảo

Sau đâu các bài thuốc chữa sỏi thận mọi người hay dùng.

Trái thơm và phèn chua.

Một số vùng miền gọi thơm, dứa, khớm tuy 03 loại khác nhau nhưng thành phần giống nhau nên có thể xem là một loại. sử dụng loại nào cũng được.

Thơm và phèn chua
Thơm và phèn chua

Bài thuốc nướng thơm(dứa) với phèn chua :

Thành phần : một trái thơm (dứa) , phèn chua 0,2g đến 0,3 g.

Thực hiện : Khoét một lỗ nhỏ trên đầu quả thơm (dứa) đã gọt vỏ và cho phèn chua vào. Bỏ lên lửa than nướng cháy vỏ , thời gian khoảng 30 phút .

Vắt thành 2 ly nước. Bạn uống 1 ly trước khi ngủ và 1 ly vào sáng hôm sau, ngay sau khi thức dậy.Thời gian sử dụng khoảng 7 ngày.

Theo phân tích hóa học :

Thơm (Dứa) chứa thành phần :

bromelain, một chất có khả năng giảm đông máu, cải thiện tiêu hóa, phá vỡ protein, bào mòn sỏi và giảm đau thận hiệu quả.

Bên cạnh đó, quả dứa còn giúp giãn cơ để sỏi có thể ra ngoài dễ dàng hơn.

Thành phần hóa học phèn chua :

Phèn chua là một loại muối không màu hoặc có màu trắng đục. Phèn chua hay còn gọi là phèn nhôm. Phèn chua có vị chua nhưng không độc.

Phèn chua ít tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng. Do đó để chế tạo phèn chua người ta thường để phèn kết tinh trong nước lạnh.

Phèn chua là muối sunfat kép của kali và nhôm. Phèn chua có công thức là KAl(SO4)2.

Tuy nhiên thông thường phèn chua thường được thấy ở dạng ngậm nước là KAl(SO4)2•12H2O.

Phèn chua tạo kết tủa AL(OH)3 do đó khi cho phèn chua vào nước sẽ dính các hạt bụi bẩn trong nước lắng xuống đáy làm cho nước trở nên trong hơn.

Trong Đông Y, phèn chua được gọi là minh phàn do có màu trong và sáng.

phèn chua
phèn chua

Còn trong y học cổ truyền, phèn chua có vị chua chát, giúp giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da, các bệnh về dạ dày, viêm ruột, thấp tà, nhưng cần sử dụng liều ít hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phèn chua còn dùng làm bào chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu, ho ra máu (các loại xuất huyết).

Bên cạnh đó, phèn chua còn có tác dụng làm đẹp da, trị mụn, làm trong nước, trị hôi nách, làm sạch vệt ố vàng có trên áo…

Nhưng phèn chua có nhiều tác hại.Trong phèn chua có nhôm có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Theo nghiên cứu cơ thể chúng ta không cần nhôm. Khi nhôm đi vào cơ thể có thể bị đào thải ra ngoài cũng có thể tồn tại ở trong cơ thể.

Nhôm tích lũy nhiều trong cơ thể có thể gây suy giảm trí nhớ.

Vì vậy sau này một số người thay phèn chua thành đường phèn. Không biết có hiệu quả hay không ?.

Một số bài thuốc tan sỏi thận khác trong dân gian.

Dứa với phèn chua nấu nhừ :

Nấu nhừ hỗn hợp gồm 1 quả dứa đã gọt sạch mắt khoét 1 lỗ và 0,3g phèn chua trong vòng 2 giờ, để nguội ăn cả cái lẫn nước.

Mỗi ngày, bạn ăn 1 quả dứa như vậy trong vòng 7 ngày để đạt được kết quả như mong muốn.

Dứa với trứng gà.

Bạn nướng dứa cho đến khi cháy vỏ ngoài, rồi ép lấy nước. Sau đó, bạn đập 1 quả trứng, khuấy nhuyễn và uống.

Bạn nên thực hiện bài thuốc này 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp để giảm cơn đau sỏi thận.

Dứa với phèn chua chưng cách thủy.

Cách thực hiện : lấy một quả dứa, gọt sạch vỏ, rửa lại với nước sạch.

Bước tiếp theo, cắt quả dứa làm hai phần theo chiều ngang, một phần nhỏ và một phần lớn, dùng dao khoét 1 lỗ có đường kính tầm 3cm ở phần lớn bỏ 0,2 đến 0,3g phèn chưa vào. Ráp 2 phần lại với nhau.

Đem chưng cách thủy 60phút. Hấp xong thì có thể dùng cả nước lẫn cái để ăn chứ không cần phải ép lấy nước.

Thời gian áp dụng bài thuốc cũng liên tục trong 7 ngày.

Các chú ý khi sử dụng quả dứa, thơm, khóm :

Trong điều trị bệnh tan sỏi thận. Nếu bộ phận tiêu hóa có hư hàn thấp hay gây đau bụng đi ngoài nhiều lần, lỏng nát, có bọt vàng thì không sử dụng.

Không lạm dụng ăn nhiều dứa vì nó giàu acid oxalic, nếu hàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.Khi trí nhớ giảm sút không nên sử dụng bài thuốc trên.

Các bài thuốc trị tan sỏi từ dứa dại.

Dứa dại phơi khô hãm với nước sôi

cây dứa dại uống tan sỏi
cây dứa dại uống tan sỏi

Cách dùng : quả dứa dại đã phơi khô 30g đem đun sôi với 02 lít nước uống thay nước lọc hằng ngày.

Nước dứa dại không chỉ có tác dụng là tiêu sỏi ở thận mà còn giúp trị được các tình trạng như đái rắt, đái đục, đái buốt và đái tháo đường. uống 30 ngày.

Trị sỏi thận bằng quả dứa dại với kim tiền thảo

Thành phần : quả dứa dại khô 30g, kim tiền thảo 30g.

Thực hiện : đổ 2,5 lít nước đun sôi 30 phút, uống cả ngày thay nước , không phân biệt no, đói. Uống 30 ngày.

5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Cách Làm Dứa Với Phèn Chua