Các Bệnh Cá Cảnh Thường Gặp Và Cách Trị Bệnh Cho Cá Cảnh
Cá cảnh rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường nên người nuôi cá cảnh cần chú ý đến các bệnh thường gặp ở cá cảnh và biện pháp phòng trị bệnh để hạn chế thiệt hại.
Trước khi sử dụng bất kỳ thuốc trị bệnh nào trong bể, hãy đảm bảo là bạn đã chuẩn đoán đúng bệnh và cố gắng xác minh lý do cá nhiễm bệnh. Nhiều loại bệnh là hậu quả của những con cá bị stress trong quá trình vận chuyển, chất lượng nước hoặc bị tập thích nghi không đúng cách.
1. Bệnh đốm trắng
Bệnh đốm trắng ở cá cảnh, còn gọi bệnh ich, là một bệnh nhiễm ký sinh trùng mà phần lớn những người nuôi cá đều có lúc phải đối mặt. Bệnh đốm trắng gây tử vong cho cá nhiều hơn bất kỳ bệnh nào khác. Bệnh đốm trắng ở cá cảnh phần nhiều xuất hiện ở cá nuôi trong bể do sự tiếp xúc gần với những con cá khác và sự căng thẳng khi sống trong bể, không như cá sống ở vùng nước rộng.
Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh đốm trắng cá cảnh là sự xuất hiện của những đốm trắng nhỏ như những hạt muối, từ đó có tên gọi là bệnh đốm trắng. Các dấu hiệu thường gặp của cá cảnh mắc bệnh đốm trắng là:
- Những đốm trắng có trên mình cá và mang cá. Các đốm này có thể dính lại với nhau tạo thành các mảng trắng. Đôi khi, đốm trắng chỉ xuất hiện trên mang cá.
- Chuyển động quá mức. Cá có thể cọ xát vào cây hoặc đá trong bể nhiều hơn để cố đánh bật ký sinh trùng hoặc do bị ngứa.
- Vây khép. Cá luôn khép vây sát vào mình thay vì xòe ra tự do.
- Thở nặng nhọc. Nếu cá ngoi lên mặt nước để đớp hoặc thường loanh quanh ở gần bộ lọc trong bể, có lẽ là chúng đang bị thiếu ô-xy. Ký sinh trùng ich bám trên mang cá khiến cho cá khó hấp thụ ô-xy trong nước.
- Chán ăn. Nếu cá không ăn hoặc nhả thức ăn ra ngoài thì đó là dấu hiệu của stress và bệnh.
- Hành vi ẩn náu. Loài vật thường ẩn nấp khi chúng cảm thấy bị bệnh, và bất cứ sự thay đổi nào về hành vi thường đều là dấu hiệu của stress hoặc bệnh tật. Cá có thể nấp trong các vật trang trí hoặc không năng động như bình thường.
CÁCH TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG CHO CÁ CẢNH
Loại bệnh cá cảnh rất khó chữa bởi vì bản chất của kí sinh trùng có 3 giai đoạn trong vòng đời của chúng. Trong suốt giai đoạn dưỡng thể và thể trưởng thành của kí sinh trùng, lớp nhớt cá và lớp nhầy của chúng lần lượt làm lớp bảo vệ cho chúng. Giai đoạn có thể chữa trị bệnh cá cảnh duy nhất chỉ là giai đoạn nang (chúng bơi tự do trong nước).
Vì vòng đời của chúng kéo dài khoảng 2 tuần, cho nên nếu bạn bắt đầu chữa trị khi lượt nang mới đang hình thành và ngưng trước khi thể trưởng thành của chúng bung ra để sinh sản, thì bạn sẽ có cả một loạt kí sinh trùng mới. Do đó, bạn nên tiến hành chữa bệnh cho cá trong suốt 4 tuần, hoặc trong suốt 2 vòng đời đầy đủ của chúng.
Tăng nhiệt độ để thúc đẩy vòng đời của chúng, và có thể làm giảm thời gian chữa trị bệnh cá cảnh. Có thể dùng sulphat đồng (0.15 – 0.20 ppm) để chữa và ngăn ngừa bùng phát bệnh. Các thuốc khác cũng dùng được là thuốc malachite green, formalin và methylene blue. Nếu dùng malachite green và methylene blue thì phải dùng theo chỉ dẫn, vì loài cá da trơn rất mẫn cảm với thuốc nhuộm công nghiệp.
Bạn có thể tìm thấy các loại thuốc chữa bệnh đốm trắng cho cá ở hầu hết các cửa hàng bán cá. Dùng thuốc như hướng dẫn trên vỏ chai, nhưng đừng chú ý đến thời gian chữa trị: luôn luôn là 2 vòng đời của kí sinh trùng. Người ta cũng tin rằng tỏi là một biện pháp phòng ngừa và chữa trị tốt. Bạn nên chú ý là muối có tác dụng rất ít đối với kí sinh trùng, nhưng nó có thể giúp tăng khả năng đề kháng của da cá trước kí sinh trùng (tăng lớp nhớt).
2. Bệnh thối vây, đuôi
Hiện tượng thối vây là một triệu chứng phổ biến của một bệnh cá cảnh nhiễm khuẩn xuất hiện ở nhiều loài cá, từ cá betta cho đến cá vàng. Bệnh này thường do bể cá bẩn, cá không được chăm sóc tốt hoặc phơi nhiễm với những con cá mắc bệnh lây nhiễm. Vây của những con cá nhiễm bệnh trông rách tả tơi như bị thối rữa.
Bệnh thối vây cũng có thể khiến cho cá bị biến màu và lờ đờ. Nếu không được chữa trị đúng mức, bệnh thối vây có thể khiến cá tổn thương vây vĩnh viễn và có nguy cơ tử vong. Đây cũng là bệnh dễ lây và cá bị bệnh phải được cách ly càng sớm càng tốt để ngăn ngừa lây bệnh cho những con cá khác trong bể.
CÁCH TRỊ BỆNH THỐI VÂY, ĐUÔI Ở CÁ CẢNH
* Dùng thuốc kháng vi khuẩn thối vây.
- Các loại thuốc trị bệnh cá cảnh thường có chứa chất kháng sinh để trị nấm như erythromycin, minocycline, trimethoprim và sulfadimidine. Đảm bảo thuốc trị thối vây không chứa màu nhuộm hữu cơ, vì chúng có thể gây độc cho một số loại cá.
- Các loại thuốc trị bệnh thối vây thông dụng gồm có Jungle Fungus Eliminator và Tetracycline. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc có tên Maracyn, Maracyn II, Waterlife- Myxazin, và MelaFix.
* Thử dùng dầu tràm trà và muối
- Bạn có thể nhỏ 1-2 giọt dầu tràm trà vào nước bể cá để giữ nước sạch và khử trùng. Đảm bảo cá không phản ứng tiêu cực với dầu tràm trà trước khi bạn cho thêm vào bể ngày hôm sau.
- Sodium chloride cũng có thể được dùng để ngăn ngừa bệnh thối vây ở cá cảnh. Thêm vào bể cá 30 g muối sodium chloride cho mỗi 4 lít nước. Chỉ dùng cho cá nước ngọt có khả năng chịu mặn.
* Sử dụng máy bơm khí hoặc viên sục khí khi bạn bỏ thuốc vào bể cá.
Khi dùng thuốc điều trị cho cá bị bệnh, bạn nên cung cấp thêm oxy cho cá thở. Thuốc thường hút oxy trong nước, vì vậy bạn sẽ cần bổ sung thêm oxy để giúp cá được khỏe mạnh. Lắp đặt máy bơm, viên sục khí hoặc nhà thủy sinh trong bể cá để bơm thêm oxy vào nước.
- Nếu nuôi cá betta, bạn nên đặt máy bơm ở mức thấp để dòng nước không quá mạnh, vì dòng nước mạnh có thể gây stress cho cá betta.
- Bạn chỉ nên dùng thuốc trong thời hạn được ghi trên nhãn. Thuốc có thể gây stress cho cá và chỉ dùng khi cần thiết.
3. Bệnh lồi mắt
Bệnh lồi mắt ở cá là một trong các bệnh thường gặp ở cá cảnh. Bệnh lồi mắt trên cá nói chung và cá cảnh nói riêng là do vi khuẩn Steptococcus gây ra. Vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có nhiệt độ nước 20 – 30 độ C.
Nguyên nhân do:
– Do vi khuẩn Steptococcus gây ra. – Môi trường nước ô nhiễm do hệ thống lọc không tốt. Bạn nên sử dụng lọc tràn để nguồn nước trong sạch hơn. – Bạn mua phải cá có sẵn mầm bệnh ở những nơi không uy tín hoặc không quen như cá bán rong ngoài đường. Bạn nên chọn mua cá ở những của hàng có uy tín để có thể mua được cá khỏe mạnh không mang mầm bệnh.
BIỂU HIỆN:
– Cá có dấu hiệu mất phương hướng bơi lội. Mắt bị thương tổn như viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt. – Xuất hiện ác vết lở loét ở quanh mắt – Cá bỏ ăn.
CÁCH PHÒNG BỆNH CÁ CẢNH:
– Vệ sinh bể cá thường xuyên. – Cá khi mua về trước khi thả cá nuôi nên tắm qua nước muối 2 – 3% trong thời gian 5 – 15 phút. – Nên thả nuôi với mật độ vừa phải.
CÁCH TRỊ BỆNH CÁ CẢNH
– Khi dịch bệnh xảy ra nên cắt giảm một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá. – Chuẩn bị bể ngâm cá chữa bệnh ( là bể nhỏ hơn thể tích khoảng 15 – 20l nước). Hút nước bể chính ra bể chữa bệnh. – 10 giọt xanh metylen , 1 viên tetra ( kháng sinh ) , cắm sủi , muối 1%.
– Mọi người nhân thuốc lên với tỉ lệ nước nhé.
– Ngày hôm sau thay 2/3 lượng nước và sử dụng thuốc cho tới khi mắt cá hết sưng thì ngừng.
4. Bệnh xuất huyết
Dấu hiệu bệnh lý cá cảnh bị xuất huyết:
- Khi mắc bệnh xuất huyết cá thể hiện một số trạng thái không bình thường như nổi đầu, bơi lờ đờ trên mặt nước, vùng vẫy bất thường. Một số có hiện tượng treo râu kèm theo bỏ ăn.
- Trên cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường khác, đặc biệt là xuất huyết ở da như gốc vây, mắt miệng, nắp mang. Cá có hiện tượng trương bụng lên, hậu môn sưng đỏ tím, chỉ cần ấn nhẹ vào đó thì chảy ra chất dịch màu vàng hoặc hồng.
- Khi giải phẫu thấy toàn bộ nội quan đều xuất huyết, một số mật bị sưng lên và chuyển sang xanh dương, gan thận bị tím bầm. Cá chết hàng loạt và chết rất nhanh.
Tác nhân gây bệnh: là liên cầu khuẩn Gram (+) Streptococcus.
BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CÁ CẢNH
- Tránh những thương tổn xây xát cho đàn giống.
- Vào mùa dịch bệnh cần san thưa mật độ.
- Dùng các kháng sinh đặc thù cho vi khuẩn Gram (+) hoặc kháng sinh có phổ rộng như Ampiciline, Peniciline, Erythromycin.
CÁCH TRỊ BỆNH CÁ CẢNH
Đối với cá giống dùng phương pháp tắm: Cá được tắm bằng nước thuốc kháng sinh trong 30 phút – 1 giờ, mỗi ngày thay nước một lần, điều trị liên tục từ 3 -5 ngày. Nồng độ thuốc thường dùng:
- Chloramphenicol: 10 – 20mg/l.
- Oxytetracyline: 10-50.
- Streptomycine: 20 – 50.
5. Bệnh nấm
Cá cảnh bị nấm là một trong các bệnh thường gặp ở cá cảnh nhiệt đới. Bởi vì những bào tử của nấm được tìm thấy trong bể cá cảnh, chính những bào tử này sẽ xâm nhập vào cá và gây bệnh cho cá khi cá bị căng thẳng(stress), bị thương hoặc bị bệnh nào đó. Chất lượng nước kém cũng có thể là nguyên nhân làm tăng sự lây nhiễm nấm đối với cá trong bể.
* Bệnh nấm len bông-cotton wool disease:
Bệnh nấm len bông là một thuật ngữ được dùng để chỉ chung cho những loại nấm lây nhiễm trên da, vây và miệng của cá. Những phần nấm trắng (dạng như bông) thường phát triển ở những khu vực mà cá đã bị lây nhiễm trước, những chỗ có ký sinh trùng tấn công và cả những chỗ cá bị thương. Những loài nấm gây bệnh này thường là loài Saprolegnia và Achyla. Nhiều loài nấm khác cũng có thể gây bệnh này và nhiều khi có thể tìm thấy nhiều loại nấm cùng gây bệnh trên cá.
THUỐC TRỊ BỆNH CÁ CẢNH NẤM LEN BÔNG:
Để chữa bệnh cá cảnh bị nấm thì có thể tắm cho cá bằng nước muối hoặc sử dụng thuốc kháng nấm có chứa phenoxyethanol. Trong một số trường hợp cần phải điều trị toàn bộ số cá trong bể nhưng nếu có vài con riêng lẻ bị bệnh thì có thể bắt riêng những cá thể đó ra để điều trị riêng. Việc sử dụng thuốc kháng nấm và kháng khuẩn có chứa chất Gentian Violet để bôi vào vết nấm cho cá cũng là một sự lựa chọn tốt trong điều trị.
* Bệnh thối mang - Gill rot:
Đây là loại bệnh nấm không thường gặp nhưng khi bị bệnh thì rất nguy hiểm cho cá và làm cho cá chết nếu không được điều trị. Khi cá cảnh bị nhiễm loại nấm này sẽ có dấu hiệu hô hấp bất thường như thở gấp gáp để lấy không khí. Các tơ mang và lá mang dính lại với nhau bởi chất nhầy và trên đó cũng xuất hiện các đốm.
Nguyên nhân của bệnh thối mang là do nấm Branchiomyces, có thể làm cho mang bị thối đi. Bệnh này thường xuất hiện khi cá bị stress mà nguyên nhân chủ yếu là lượng amoniac hoặc nitrat trong bể cao. Khi cá bị bệnh thì việc điều trị rất khó khăn và thường là không thành công nhiều.
Trong một số trường hợp có thể chữa bệnh cá cảnh bị nấm được bằng cách tắm phenoxyethanol trong thời gian dài và tăng lượng oxy trong bể. Vì thế chế độ chăm sóc tốt bể cá chính là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh này.
* Bệnh nhiễm nấm toàn thân - Systemic fungal infections:
Bệnh nhiễm nấm toàn thân ở cá cảnh nhiệt đới là bệnh cá cảnh rất hiếm gặp và nói chung là rất khó chẩn đoán và điều trị. Kết quả là không có nhiều hiểu biết về loại bệnh này. Một loại nấm có thể gây nhiễm bệnh này là Icthyophonus.
Cá bị nhiễm bệnh rất yếu ớt, bơi lội, hoạt động và kém ăn rõ rệt. Cá sống trong môi trường nước kém và hay thay đổi dễ bị mắc bệnh này. Tuy nhiên bệnh có thể điều trị thành công bằng cách tắm và ngâm cá trong thuốc xanh malachit.
Hầu hết những người nuôi hoặc chơi cá cảnh đều phải đối mặt với những bệnh lây nhiễm nấm không khi này thì khi khác. Đa số những bệnh nấm đều được điều trị thành công nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Có một điều hiển nhiên ai cũng biết là nấm hay phát triển khi cá có sức khoẻ yếu, hoặc bị thương, đặc biệt là việc chăm sóc bể cá kém. Vì vậy khi cá nuôi của bạn bị nhiễm nấm thì bạn hãy kiểm tra chất lượng nước và đảm bảo chắc chắn rằng nước trong bể của bạn được tốt, an toàn và tự nhiên cho các chú cá nuôi của bạn.
THUỐC TRỊ BỆNH CÁ CẢNH
– Thay sạch nước trong bể cá nhiễm bệnh.
– Dùng sưởi tăng nhiệt độ bể cá nên 30 -32 độ C.
– Cho xanh methylen ( có bán tại các hiệu thuốc tây ) 3-5 giọt / 20l nước cho và thay nước liên tục một ngày một lần . Đối với các bể cá lớn nên bắt cá ra các bể nhỏ hoặc chậu có thể tích từ 20 – 40l tùy theo cá lớn hay bé cho sủi khí , sưởi và thuốc như trên.
– Hoặc cũng có thể dùng tetracyclin , muối trắng , thuốc chuyên trị bệnh nấm có bán tại các cửa hàng cá cảnh như tetra nhật, Bensol, Thuốc đặc trị nấm BIO-KNOCK Số 2 của Thái Lan.
6. Bệnh giun hay gyrodactylite
Khi cá cảnh mắc bệnh này thường có hành vi cạ mình vào các đồ vật bên trong bể, dấu hiệu này thường kèm theo triệu chứng thở gấp ở cá. Lúc này các mang của cá cảnh thường há ra, các bạn có thể thấy được sự sưng phù ở phần mang.
Bệnh cá cảnh này thường do các loại giun nhỏ như Dactylogyrus hay Gyrodactylus gây ra, chúng thường ký sinh và xâm nhập vào da, đặc biệt tập trung nhiều nhất ở những vùng mềm của mũi cá. Gyrodactylus thường làm cá yếu đi và làm chúng biến đôi màu sắc.
THUỐC TRỊ BỆNH CÁ CẢNH
Người ta có thể loại trừ các loài giun này bằng cách cho cá tắm trong các dung dịch lỏng của xanh methylen, formol (pha loãng và tiến hành thận trọng vì là một chất độc) và aciflavin.
- Xanh methylen pha loãng 1%. Ngâm lâu cá trong dung dịch 0,4-0,8cc mỗi lít.
- Acriflavin pha loãng 10/mg/lít. Ngâm lâu, dùng 2,2cc mỗi lít.
- Formol. Đậm đặc formaldehyd 47%. Ngâm ngắn (45-50 phút) 0,25cc mỗi lít, hoặc ngâm lâu 0,066cc mỗi lít.
Cần chú ý là độ đậm đặc của các sản phẩm thích hợp thay đổi tùy theo từng nơi, từng khu vực khác nhau.
>>> Có thể bạn quan tâm:
✔️ Các loài cá cảnh đẹp dễ nuôi nhất ở Việt Nam
✔️ Thức ăn cho cá cảnh
7. Bệnh lở loét
TÁC NHÂN
Một trong những vi khuẩn gây nhiễm trùng thường gặp nhất là Aeromonas hydrophila, tác nhân gây bệnh cơ hội khi cá bị bệnh, có vết thương hoặc sức đề kháng yếu.
TRIỆU CHỨNG
Vi khuẩn gây ra các vết thương và viêm loét cho những cá thể cá có sức đề kháng yếu. Trong những năm gần đây, vi khuẩn Aeromonas hydrophila đã trở nên đề kháng với hầu hết các loại thuốc kháng sinh và kháng khuẩn.
Cá có ba bộ phận bảo vệ tự nhiên chống lại sự tấn công của vi khuẩn: chất nhờn, da và vảy. Nếu các bộ phận này bị tổn thương thì vi khuẩn gây bệnh cơ hội sẽ xâm nhập vào da thịt. Nếu không được kiểm soát, vết viêm sẽ phát triển, vi khuẩn xâm nhập vào máu gây ra hiện tượng mắt lồi hoặc cổ chướng. Cuối cùng cá sẽ chết.
Loét là kết quả của sự xâm nhiễm ký sinh trùng hoặc chất lượng nước không đảm bảo, các ký sinh trùng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể cá thông qua vết lở loét.
PHÒNG BỆNH CÁ CẢNH:
- Bệnh loét trên cá koi có thể được ngăn chặn kịp thời bằng việc chú ý quan sát biểu hiện của cá, thường xuyên thay nước, kiểm tra các thông số kỹ thuật của chất lượng môi trường nước: nhiệt độ, pH, DO, NH3, NO2-,...
- Sử dụng một thuốc kháng sinh nằm trong danh mục cho phép sử dụng của Bộ NN&PTNT để trị vi khuẩn (lưu ý đến vấn đề kháng thuốc của vi khuẩn).
8. Bệnh trùng mỏ neo (Larnea)
Tác nhân: Trùng gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ neo, giống như cái que, đầu có mấu giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá.
Triệu chứng: Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viên và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Tác hại: Bệnh gây tác hại lớn cho cá giống và cá hương. Làm cho cơ thể bị dị hình uống cong, kí sinh một lượng lớn trong xoang miệng làm cho miệng cá không đóng lại được cá khống bắt được thức ăn và chết.
Biện pháp phòng trị: Kiểm tra cá trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có trùng mỏ neo ký sinh dùng thuốc tím 10 – 25g/m3 tắm trong một giờ. Trị bệnh có thể dùng lá xoan liều lượng 0,3 – 0,5 kg /m3 nước.
9. Bệnh bong bóng
TRIỆU CHỨNG:
Cá không giữ thăng bằng khi bơi, thường bị lật sang một bên, trôi xuống đáy, bơi đầu chỏng lên hoặc đuôi chỏng lên.
NGUYÊN NHÂN:
Bong bóng cá là cơ quan chứa khí, có tác dụng giúp cá bơi và cân bằng trong nước nhờ sự điều chỉnh áp lực khí bên trong. Nguyên nhân của bệnh bong bóng thường gặp ở cá cảnh có thể là:
- Nội tạng của cá bị dị tật bẩm sinh.
- Cá mắc bệnh táo bón (bệnh này sẽ làm bóng khí căng to): do cá nuốt hơi trên mặt nước khi ăn hoặc có quá nhiều không khí trong thức ăn viên, đặc biệt là thức ăn khô dạng nổi.
Một số nguyên nhân khác là: bệnh gan nhiễm mỡ, nang thận
- Vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng cũng có thể liên quan đến bệnh bóng khí.
ĐIỀU TRỊ:
Đầu tiên, bạn hãy ngừng cho cá ăn từ 2-3 ngày. Tăng nhiệt độ nước và làm cho cá bơi dễ dàng hơn bằng cách hạ thấp mực nước. Việc tăng nhiệt độ nước sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp tránh táo bón.
- Sử dụng thuốc kháng sinh sẵn có trên thị trường nếu cần. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy nhiều loại thuốc kháng sinh cho bệnh viêm bàng quang ở đây.
- Nếu tình trạng của cá không khá hơn, thì vấn đề không phải là bong bóng cá mà từ một bộ phận khác hoặc cá mắc bệnh nhiễm trùng. Lúc này, điều bạn cần làm là gọi cho bác sỹ cá để nhận hỗ trợ tư vấn và chữa trị kịp thời.
Phòng ngừa: Để ngăn chặn bệnh bong bóng cá, hãy giữ sạch bể và thực hiện đều đặn lịch thay nước bể cá. Ngoài ra, bạn hãy giã nhỏ và ngâm thức ăn trước khi cho ăn và tránh cho ăn quá nhiều.
10. Bệnh đường ruột ở cá cảnh
Triệu chứng:
Khi cá bị đường ruột hay đi phân trắng, sình bụng, cá thường núp vào một góc và bỏ ăn, bụng trương lên 5-6 tiếng mà không xẹp lại và xuất hiện những sợi trắng kéo dài từ lỗ hậu môn.
Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột thường gặp ở cá cảnh, phổ biến nhất là do thức ăn ôi thiu, để quá lâu, thức ăn chưa được rã đông hoặc có thể do môi trường nước thay đổi đột ngột dẫn đến cá bị sốc.
THUỐC TRỊ BỆNH CÁ CẢNH
Căn bệnh đường ruột phải chữa từ chứ không thể hết ngay được và cần sử dụng đúng phương pháp, đúng thuốc.
Trước tiên, bật sưởi oxy để hỗ trợ hô hấp cho cá, sau đó dùng thuốc Metronidazol dưới dạng viên nén, một viên nén thuốc cho cá cảnh được sử dụng với 15 lít nước. Sau 24 giờ, thay 30% nước và cho thêm 1 viên vào. Trong thời gian này, tuyệt đối không được cho cá ăn vì dạ dày cá còn rất yếu, dễ dẫn đến tình trạng nặng hơn.
Nguồn: Tổng hợp
Từ khóa » Cá Bị Lồi Ruột
-
Cá Bị Lòi Ruột. | Diễn Đàn Cá Cảnh
-
Chữa Lòi Ruột ở Cá La Hán | Cure Intestinal Diseases In Fish - YouTube
-
5 Bệnh Thường Gặp Ở Cá Cảnh Và Cách Điều Trị
-
Cz-Aquavietnam - Trị Bệnh Và Phẫu Thuật Cho Em Cá Lòi Ruột...
-
DIỄN ĐÀN LA HÁN VIỆT. | Cá E Bị Lòi Ruột Ra Hay Sao ấy - Facebook
-
Help - Cá Bị Lòi Ruột Hay Sình Bụng | Diễn đàn Chim Cá Cảnh
-
Cách Phòng Và điều Trị Cá Rồng Bị Bệnh đường Ruột | Pet Mart
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Các Bệnh Thường Gặp ở Cá Bảy Màu
-
CÁ BỊ LÒI RUỘT ! - CÁ CẢNH
-
Trị Tóp Bụng Cá Bảy Màu Nhanh Và Hiệu Quả Nhất - Yêu Cá Cảnh
-
Chửa Bệnh đường Ruột Cho Cá La Hán - Vua Thủy Tề
-
Tổng Hợp Những Bệnh ở Cá La Hán Và Cách Chữa Trị
-
Tổng Hợp Bệnh Thường Gặp ở Cá Vàng Và Cách điều Trị