Các Bệnh Lý Mạch Máu Và Phương Pháp điều Trị (Phần 2) | BvNTP

Hệ thống mạch máu đóng vai trò vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Các bệnh lý của mạch máu là những bệnh lý ảnh hưởng lên trên hệ thống tuần hoàn. Chúng có thể ảnh hưởng lên dòng máu đi tới hoặc đi ra khỏi các cơ quan.

Động mạch là những mạch máu đi tới các hệ cơ quan của cơ thể trong khi tĩnh mạch đưa máu trở lại về tim.

Bệnh lý mạch máu có thể gây ra các biến chứng tim mạch nghiêm trọng, chẳng hạn như huyết khối, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Điều rất quan trọng đó là bạn cần nhận biết được những dấu hiệu của bệnh lý mạch máu để có thể được điều trị sớm và hiệu quả.

5. Suy tĩnh mạch mạn tính

Một tĩnh mạch khỏe mạnh có các van để chống lại tác động của trong lực giúp ngăn máu đọng lại ở các phần dưới của tĩnh mạch. Tổn thương các van này có thể làm cho máu ứ lại ở phần dưới của cơ thể, bao gồm chân và bàn chân.

Triệu chứng

Những trường hợp suy tĩnh mạch mạn tính thường nhận thấy sưng ở chân và bàn chân.

Nếu như không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:

  • Loét và nhiễm trùng;
  • Viêm các tĩnh mạch;
  • Huyết khối.

Điều trị

Nếu không điều trị thì bệnh lý này càng trở nên xấu hơn. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Mang vớ áp lực để cải thiện sự lưu thông của máu;
  • Luyện tập thể dục thời để ngăn ngừa các tổn thương mới;
  • Phẫu thuật để loại bỏ hoặc làm nhỏ các vị trí bị tổn thương của tĩnh mạch.

6. Giãn tĩnh mạch

Là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng và to ra. Thường gặp nhất ở chân nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các vùng khác của cơ thể.

Giãn tĩnh mạch là 1 biến chứng của suy tĩnh mạch mạn tính. Chúng hình thành khi các van bên trong tĩnh mạch bị suy yếu khiến máu ứ lại và gây giãn tĩnh mạch.

Triệu chứng

Giãn tĩnh mạch hình thành ở gần bề mặt da có thể nhìn thấy được, chúng có thể bị xoắn và phình to ra, đôi khi có thể gây đau hoặc không.

Giãn tĩnh mạch thường gặp nhất ở chân nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến các vùng khác của cơ thể. Chẳng hạn như bệnh trĩ cũng là 1 dạng giãn tĩnh mạch.

Điều trị

Một số thói quen cần thay đổi có thể giúp giảm đau, khó chịu và sưng phù do giãn tĩnh mạch. Chẳng hạn như:

  • Tránh đứng lâu;
  • Nâng cao vị trí bị tổn thương khi nghỉ ngơi;
  • Mang vớ áp lực để cải thiện lưu lượng máu.

Một số trường hợp có thể phải phẫu thuật để loại bỏ các giãn tĩnh mạch vì đau hoặc để thẩm mỹ.

7. Huyết khối tĩnh mạch sâu

Đây là tình trạng hình thành huyết khối ở những tĩnh mạch ở sâu, thường là ở chân. Huyết khối có thể hình thành ở bất kỳ đâu nhưng chân thường là vị trí thường gặp nhất.

Yếu tố nguy cơ

Bất kì ai cũng có nguy cơ hình thành huyết khối và một vài người có thể dễ hình thành huyết khối hơn nếu có các yếu tố về gen và 1 số bệnh lý. Tuy nhiên thì những yếu tố sau làm tăng nguy cơ rõ ràng hình thành huyết khối nhất:

  • Ngồi trong 1 thời gian dài: chẳng hạn như ngồi lái xe;
  • Sử dụng thuốc ngừa thai phối hợp, đặc biệt nếu như bạn có các yếu tố nguy cơ khác;
  • Tạo áp lực nhiều lên vùng chân như thừa cân hoặc mang thai;
  • Chấn thương hoặc phẫu thuật ở chân;
  • Hút thuốc lá.

Triệu chứng

Huyết khối tĩnh mạch sau có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau nhói hoặc đau dạng co thắt ở 1 bên chân;
  • Sung nóng và đỏ ở chân;
  • Các tĩnh mạch sung lên và có cảm giác cứng hoặc đau khi chạm vào.

Nếu như mảng huyết khối bị vỡ ra, nó có thể di chuyển đến những vị trí khác của cơ thể. Mảng huyết khối có thể di chuyển tới phổi để gây ra thuyên tắc phổi.

Điều trị

Các lựa chọn điều trị cho huyết khối tĩnh mạch sâu gồm:

  • Thuốc kháng đông có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông tiếp tục phát triển cũng như ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới.
  • Thuốc làm tan cục máu đông;
  • Các thủ thuật để làm vỡ hoặc loại bỏ cục máu đông.

Huyết khối tĩnh mạch sâu

8. Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi là khi cục máu đông hoặc các mảnh vỡ của nó đi tới các mạch máu ở phổi.

Triệu chứng

Triệu chứng của thuyên tắc phổi bao gồm:

  • Đột ngột khó thở;
  • Đau ngực, đặc biệt khi thở;
  • Ho hoặc ho ra máu;
  • Rối loạn nhịp tim;
  • Đổ mồ hôi;
  • Lo lắng;
  • Bồn chồn, đánh trống ngực
  • Chóng mặt;
  • Ngất hoặc choáng váng.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ của thuyên tắc phổi khá tương tự với bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu.

Điều trị

Điều trị khẩn cấp đối với thuyên tắc phổi để đảm bảo bệnh nhân có thể thở và sau đó là giải quyết cục máu đông gây ra thuyên tắc. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Thuốc làm tan cục máu đông;
  • Thuốc kháng đông;
  • Cắt bỏ thùy phổi: phẫu thuật để loại bỏ thuyên tắc khi cần thiết;
  • Phẫu thuật loại bỏ huyết khối: sử dụng 1 ống thông để đưa thuốc tới vị trí bị thuyên tắc và phá vỡ khối khối huyết.

Những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng dài hạn của bệnh lý mạch máu

Theo thời gian, các bệnh lý của mạch máu có thể ảnh hưởng tới sự tuần hoàn của máu trong cơ thể tới các mô và cơ quan cũng như đưa máu trở về tim. Những bất thường của hệ thống mạch máu có thể làm tổn thương nhiều cơ quan và hệ cơ quan.

Những rủi ro chính của bệnh lý mạch máu bao gồm:

  • Đột quỵ;
  • Nhồi máu cơ tim;
  • Thuyên tắc phổi;
  • Tử vong.

Khi nào cần khám bác sĩ

Bệnh lý mạch máu có thể không biểu hiện ra bất kì triệu chứng nào, đặc biệt là ở giai đoạn sớm.

Nếu như có các triệu chứng liên quan tới mạch máu, bạn nên đến khám bác sĩ sớm để có chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một vài dấu hiệu và triệu chứng cần lưu ý là:

  • Đau chân không rõ nguyên nhân;
  • Sưng phù ở chân và bàn chân lặp lại, không cải thiện sau 1 thời gian;
  • Giãn tĩnh mạch;
  • Tăng huyết áp;
  • Đột ngột yếu liệt 1 bên của cơ thể;
  • Đột ngột mù 1 bên mắt;
  • Nói nhảm;
  • Các vết loét chân không lành.

Tổng kết

Bệnh lý mạch máu là những bệnh lý ảnh hưởng lên mạch máu của cơ thể và làm giảm sự tuần hoàn. Chúng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Một vài yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh lý mạch máu bao gồm: hút thuốc lá, thừa cân hoặc béo phì, lối sống lười vận động. Bạn có thể giảm nguy cơ các bệnh lý mạch máu bằng cách bỏ thuốc lá, luyện tập thể dục thường xuyên và sử dụng chế độ ăn ít giất béo.

Có nhiều dạng của bệnh lý mạch máu, mỗi loại lại có các triệu chứng và điều trị khác nhau. Trong hầu hết mọi trường hợp thì can thiệp sớm giúp làm giảm các biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy những ai có các triệu chứng của bệnh lý mạch máu nên đến khám bác sĩ chuyên khoa sớm.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Tĩnh Mạch Phổi Là Những Mạch Máu Từ