Các Bệnh Ngứa Da Thường Gặp - HEWEL
Có thể bạn quan tâm
Ngứa da là bệnh gì?
Bệnh ngứa da là những bệnh lý về da gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, có thể đi kèm với những biểu hiện khác như nổi sần, mẩn đỏ, sưng tấy. Trên thực tế, có rất nhiều bệnh ngứa da mà chúng ta cần biết để xử lý khi gặp phải. (1)
Nguyên nhân gây ngứa da
Nguyên nhân ngứa da có thể đến từ các vấn đề bên ngoài như dị ứng, thay đổi thời tiết hoặc có thể đến từ các nguyên nhân từ bệnh lý bên trong: (2)
Dị ứng: môi trường, mỹ phẩm, thực phẩm, lông động vật có thể khiến da nổi những nốt mẩn đỏ, gây ra tình trạng ngứa ngáy.
Bệnh lý: bệnh lý ngoài da như mề đay, vảy nến, lang ben,…và các bệnh đến từ bên trong như suy giảm chức năng gan hoặc thận có vấn đề khiến cho cơ thể khó thải độc, tích tụ dần dẫn đến phát ban, mẩn ngứa.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có những thành phần gây dị ứng hoặc gây ra tình trạng rối loạn hormone cũng gây nên những cơn ngứa ở da.
Triệu chứng ngứa da
Ngứa da là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu tại một số vùng nhất định trên da hoặc cả cơ thể, có thể đi kèm theo nổi mẩn đỏ, phát ban, nổi sẩn, mụn nước,…Tùy mỗi người, cơn ngứa có thể dài hoặc ngắn, lặp đi lặp lại nhiều lần.
Phản xạ tự nhiên của con người khi bị ngứa da là đưa tay lên gãi, tuy nhiên hành động này chỉ khiến tình trạng ngứa tăng thêm, khiến da bị trầy xước, dẫn đến tổn thương, hình thành sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.
Các bệnh ngứa da thường gặp
1. Nổi mề đay
Mề đay là bệnh liên quan đến miễn dịch của cơ thể, là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, gây nên hiện tượng phù tại chỗ, làm da bị phồng lên dạng sẩn phù kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng nổi mề đay có thể xuất hiện tại một vùng da, niêm mạc trên cơ thể hoặc xuất hiện cùng lúc ở nhiều vùng khác nhau.
2. Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ gây ra do ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei (cái ghẻ), có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp. Đây là một bệnh về da truyền nhiễm thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, thiếu vệ sinh hoặc thiếu nước sinh hoạt.
Ghẻ thường tấn công vào các bộ phận như kẽ tay, bụng, bộ phận sinh dục, bẹn gây ngứa da. Các triệu chứng thường thấy là ngứa rát và nổi mụn nước ở những khu vực phát bệnh.
3. Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là bệnh da liễu thường gặp và rất dễ mắc phải. Bệnh thường có những triệu chứng như các mảng đỏ trên da đóng vảy trắng đục, nếu ấn vào thì màu đỏ lại biến mất. Khi gãi, vảy có thể sẽ rơi ra và trắng đục như sáp đèn cầy. Nguyên nhân gây ra bệnh thường do hệ miễn dịch và các xáo trộn về sinh hoá, chấn thương tâm lý. Bệnh vảy có thể chữa khỏi nhưng cần chăm sóc và phòng ngừa đúng cách để bệnh không tái phát lại nhiều lần. Bệnh nhân cũng cần lưu ý các yếu tố dễ dẫn đến khởi phát của bệnh như stress, căng thẳng, ánh nắng mặt trời, sử dụng một số thuốc điều trị mãn tính,…. (4)
4. Bệnh nấm da đầu
Nấm da đầu là một loại bệnh ngoài da do chủng nấm Trichophyton và Microsporum gây nên. Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em tuy nhiên rất nhiều người lớn cũng mắc phải. Triệu chứng của bệnh nấm da đầu ban đầu thường là xuất hiện gàu nhiều, sau đó da đầu bị nổi sẩn mảng lớn ngoài rìa và bên trong có vảy mỏng, gây ra cảm giác ngứa ngáy và đau rát cho người bệnh.
5. Bệnh tổ đỉa (Eczema)
Bệnh tổ đỉa là một loại bệnh viêm gây ngứa da, chàm da (còn có tên gọi là bệnh Eczema). Biểu hiện của bệnh ngoài da này là các nốt mụn nước (có dịch) dưới da. Những nốt mụn này gây ngứa và có thể làm dày da, nứt da gây đau rát thậm chí kèm nóng sốt.
Bệnh ngứa da này thường xuất hiện ở gót chân, bàn chân, bàn tay khiến việc đi lại và sinh hoạt khó khăn. Nguyên nhân của bệnh tổ đỉa rất đa dạng, thường do nhiễm khuẩn hoặc dị ứng. Bệnh tổ đỉa có thể chữa khỏi nhưng cần chữa trị sớm và dứt điểm.
6. Bệnh zona
Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra cũng là virus gây bệnh thủy đậu. Virus này đi vào hệ thần kinh và khu trú trong các hạch thần kinh cảm giác. Khi có điều kiện thuận lợi, virus tái hoạt động, phá hủy các sợi thần kinh cảm giác, gây đau, rát và ngứa ngáy toàn thân.
Zona có triệu chứng bởi những vết ban hoặc dải mụn nước ở một bên của cơ thể, cổ hoặc trên mặt. Bệnh zona không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây đau đớn và kéo dài dai dẳng.
Hiện nay, bệnh zona có thể ngăn ngừa bằng cách tiêm vaccine, tuy nhiên đây là loại vaccine mới nên chưa phổ biến như nhiều loại vaccine khác. Trong trường hợp mắc bệnh, điều trị sớm giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh và nguy cơ biến chứng.
7. Bệnh lý về gan
Tình trạng nổi mẩn, ngứa da ngoài các bệnh lý về da, dị ứng, nguyên nhân do người bệnh có vấn đề về gan khá phổ biến và không thể xem thường. Gan là bộ phận khá quan trọng đối với cơ thể, nắm giữ vai trò tiêu hóa, chuyển hóa các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và vai trò chống độc bằng cách chuyển hóa, làm giảm độc tính, biến các chất độc thành chất không độc hoặc ít hơn rồi đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.
Một khi gan gặp vấn đề, tổn thương, mắc các bệnh lý về gan, gan nhiễm độc thì chức năng hoạt động của gan sẽ bị ảnh hưởng khiến các chất độc tố tích tụ, phát tát ra ngoài da gây nên các cơn ngứa, mụn nhọt,…về lâu ngày nếu không được quan tâm chữa trị, cải thiện chức năng gan sẽ dẫn đến mắc các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Một mắc xích quan trọng gây ra các bệnh về gan đó là tế bào Kupffer, trước đây tế bào Kupffer thường được biết đến như một loại đại thực bào nằm trong xoang gan – nơi dẫn máu ra, vào gan và là tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với các loại vi khuẩn, độc tố, tạo phản ứng miễn dịch. Điều đáng nói, tế bào Kupffer cũng là loại tế bào tham gia vào cơ chế sinh bệnh của hầu hết các bệnh lý về gan. TTND Lê Văn Điềm |
Cho đến gần đây, các công trình nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử đã chỉ ra: khi bị kích hoạt quá mức, tế bào Kupffer sẽ phóng thích ra các chất gây viêm (như Interleukin, TNF-α, TGF-β…) làm gan hư hại, tổn thương.
Tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức một mặt là do sự xâm nhập của các loại virus viêm gan, ký sinh trùng, độc chất từ thực phẩm kém an toàn, môi trường ô nhiễm, thuốc lá, bia rượu, thuốc điều trị… xâm nhập vào cơ thể. Mặt khác các chất độc hại cũng khiến tế bào gan làm việc quá sức khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh ra các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer, gây chết tế bào gan nhiều hơn từ đó gây ra các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan…
Các nguyên nhân ngứa da khác
1. Dị ứng thực phẩm
Đây cũng là một dạng bệnh lý khá phổ biến ở khá nhiều người, đặc biệt ở những người có cơ địa nhạy cảm. Tình trạng ngứa da không chỉ là do bị dị ứng với một số loại thức ăn như hải sản, đậu phộng,… mà còn có thể dị ứng với các thực phẩm có chứa các hóa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Tình trạng dị ứng nặng có thể gây phù mạch, khó thở.
2. Dị ứng nước
Với người có làn da mẫn cảm, khi tiếp tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, nước giếng, nước hồ bơi, nước máy chứa các tạp chất hoặc một thành đố nào đó không phù hợp với da, cơ thể sẽ phản ứng lại các tác nhân không tương thích với da, dẫn đến tình trạng mẩn ngứa.
3. Do côn trùng cắn
Các vết cắn của côn trùng trên da ban đầu chỉ gây nên những vết thương rất nhỏ nhưng nếu không được chú ý, xử trí sớm sau đó sẽ sưng to do phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với kháng nguyên từ lông, ngòi của côn trùng hay từ vết cắn đưa vào. Phản ứng ngoài da thường gặp nhất là tình trạng ngứa ngáy dữ dội nơi bị cắn, nổi hồng ban sưng phù, tróc vẩy.
4. Dị ứng thời tiết
Cơ địa mẫn cảm với thời tiết có thể khiến bạn bị ngứa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh. Biểu hiện của bệnh là mẩn đỏ nổi ở một vùng da trên cơ thể hoặc toàn bộ kèm theo cảm giác ngứa. Nhiều người bị tình trạng ngứa và sần da, bong vảy khi di chuyển từ nơi thời tiết đang lạnh qua vùng thời tiết nóng hoặc ngược lại. Cũng có những người bị ngứa theo mùa, đặc biệt là vào mùa hè với cảm giác ngứa toàn thân, càng gãi càng ngứa.
Đối tượng dễ bị dị ứng ngứa da
Những người sinh sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, thường xuyên tiếp xúc với các các hóa chất độc hại là những đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh lý về da cao hơn bình thường.
Người có sức khỏe kém, hệ miễn dịch suy yếu cũng là lúc cơ thể dễ bị tác động bởi những yếu tố có hại bên ngoài môi trường.
Một số người có cơ địa nhạy cảm, khi ăn phải thực phẩm lạ, thời tiết thay đổi đột ngột cơ thể không kịp thích ứng cũng khiến da bị kích ứng dẫn đến tình trạng dị ứng ngứa da.
Đối với những người mắc bệnh về gan, chức năng gan suy giảm thì nguy cơ mắc bệnh về da cũng cao hơn bình thường.
Cách điều trị bệnh ngứa da
1. Trị ngứa da tại nhà
Ngứa da không chỉ gây cảm giác khó chịu, việc gãi nhiều khi ngứa còn gây tổn thương cho da, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Để giảm bớt cơn ngứa bạn có thể áp dụng một số cách trị ngứa da tại nhà dưới đây: (5)
Trà xanh: có tính kháng khuẩn, chống nấm, người bệnh có thể đun sôi 1 nắm lá trà xanh lấy nước rửa vùng da bị ngứa hoặc nấu nước lá trà xanh để tắm, thực hiện liên tục nhiều ngày sẽ giúp làm dịu cơn ngứa, hỗ trợ chữa lành các vết trầy xước.
Nha đam: có đặc tính dưỡng ẩm là một trong những lựa chọn tốt để chăm sóc da. Chỉ cần lấy phần thịt trắng bên trong lá nha đam bôi lên vùng da bị ngứa, để trong vài phút, nhựa nha đam sẽ giúp giảm kích ứng da và giảm nhẹ tình trạng ngứa.
Lá cây hương nhu: rất giàu thymol, eugenol và camphor, những chất này có tác dụng giúp giảm bớt kích ứng da. Người bệnh có thể lấy lá hương nhu rửa sạch, sau đó trà lên vùng da bị ngứa hoặc đun sôi lá hương nhu, sau đó dùng bông thấm dung dịch này bôi vào vùng da bị ngứa.
Giấm táo: chứa axit axetic có khả năng khử trùng tự nhiên khá tốt. Pha loãng giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:1 rồi thoa lên vùng da bị ngứa là một trong những cách trị ngứa da tại nhà hữu hiệu. Lưu ý không nên thoa lên vùng da bị trầy xước vì có thể gây nóng rát, da nứt nẻ, chảy máu.
Baking soda: có tính kháng nấm và có tác dụng tốt trong điều trị nhiều bệnh ngoài da. Pha bột baking soda với nước theo tỉ lệ 1:3 sau đó thoa vào vùng da bị ngứa trong trường hợp bị ngứa da giới hạn ở khu vực cụ thể. Trong trường hợp ngứa da toàn thân, có thể hòa một cốc bột baking soda vào bồn tắm nước ấm, ngâm mình khoảng 30 phút sẽ giúp trị ngứa.
Việc điều trị ngứa da tại nhà có thể thành công với những trường hợp nhẹ, ngứa da do dị ứng tiếp xúc. Đây chỉ là những cách điều trị ngứa da tạm thời, với tình trạng ngứa da không rõ nguyên nhân, ngứa da bệnh lý, cần xác định được nguyên nhân gây ngứa mới có thể khắc phục được một cách tận gốc.
2. Thuốc trị ngứa da
Thuốc gây tê tại chỗ: được sử dụng nhằm làm giảm triệu chứng ngứa da mặt, ngứa da tay chân và vết ngứa do côn trùng cắn. Thuốc tác dụng gây tê trên bề mặt và ít hấp thu nên có thể dùng cho vùng da nhạy cảm, có vết thương hở. (3)
Thuốc kháng histamin tại chỗ: Histamine là thành phần trung gian trong phản ứng dị ứng. Khi hệ miễn dịch giải phóng histamin vào các mô, thành phần này sẽ kích thích da phát sinh các triệu chứng lâm sàng như sưng, đỏ, ngứa và nóng bừng. Thuốc kháng histamin tại chỗ được sử dụng nhằm ức chế phản ứng dị ứng và cải thiện tình trạng trên da.
Thuốc kháng khuẩn, ký sinh trùng: dùng trị ngứa do ghẻ bị bội nhiễm có mủ, ngứa do ký sinh trùng.
Corticoid dùng ngoài: được chỉ định điều trị ngứa do bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, viêm da do thần kinh, chàm, tổ đỉa, viêm da tăng tiết bã nhờn ở đầu, vảy cá thông thường và các dạng vảy cá khác, vảy nến, lupus ban đỏ hình đĩa, phản ứng dị ứng da do tiếp xúc.
Mắc bệnh ngứa da nên ăn gì và kiêng gì?
Khi mắc bệnh ngứa da, ngoài việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt trong thời gian mắc bệnh là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị. Việc ăn uống của người bệnh có thể làm dịu cơn ngứa, giảm tần suất tái diễn hoặc kích thích tình trạng trở nên tệ hơn.
Tăng cường thực phẩm chứa vitamin A, C, E: ăn nhiều các loại rau củ quả như cam, chanh, đu đủ, dâu tây, cà chua, cà rốt, khoai lang, bí ngô, rau cải xoăn, rau cải xanh, bông cải,….sẽ giúp cơ thể chống lại các nhân tố gây viêm nhiễm, dị ứng ngứa da một cách hiệu quả.
Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3: cá hồi, quả óc chó, bông cải, quả bơ,…Omega 3 đóng vai trò chuyển hóa những thành phần độc hại, góp phần khắc phục hiệu quả các triệu chứng bệnh ngứa da gây ra.
Ăn thực phẩm có kháng viêm: người mắc các bệnh lý về da nói chung, ngứa da nói riêng có thể dùng các thực phẩm có tính kháng viêm như tỏi, hành, nghệ vàng làm gia vị chế biến các món ăn trong bữa cơm hằng ngày.
Hạn chế các loại thịt đỏ: thịt trâu, thịt bò, thịt dê,…là nguồn cung cấp đạp dồi dào nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng ngứa da nặng hơn.
Kiêng các loại hải sản: trong hải sản chứa một lượng lớn histamin khiến tình trạng ngứa da sẽ tăng nặng thêm.
Kiêng thực phẩm cay nóng, chiên qua dầu mỡ: khi cơ thể dung nạp các thực phẩm cay nóng, gan thận sẽ hoạt động nhiều hơn bình thường để loại bỏ chất độc ra ngoài, hơn nữa những thực phẩm cay nóng, chiên xào qua dầu mỡ dễ gây kích ứng khiến tình trạng ngứa da tăng lên.
Phòng ngừa ngứa da
Có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa da, do đó, chúng ta khó có thể tìm ra nguyên tắc phòng bệnh hay chữa bệnh chung chung cho tất cả mọi người. Theo các chuyên gia, nếu có chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh và chăm sóc da đúng cách hàng ngày, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được những cơn ngứa đến từ một số nguyên nhân về vệ sinh và dị ứng. Chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau:
– Tăng cường bổ sung các chất thanh nhiệt có tính mát như rau, củ, quả, nước ép hoa quả, các loại canh rau.
– Uống những loại trà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như trà hoa cúc, trà quýt, trà cam mỗi ngày.
– Kiêng các loại thực phẩm như hải sản, thịt đỏ, thực phẩm lên men không tốt cho bệnh.
– Không nên mặc quần áo, sử dụng khăn bằng chất liệu len dạ khi đi ngủ, chỉ nên mặc quần áo cotton, bông mềm.
– Tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
– Giảm căng thẳng, lo lắng, stress vì ảnh ăng cường hưởng thần kinh cũng gây ngứa.
– Chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp có thành phần lành tính từ thiên nhiên. Không nên sử dụng các loại kem trộn hay thuốc mà không có kê toa của bác sĩ.
– Nếu bị ngứa nhiều và không rõ nguyên nhân, nên đi khám ở các bệnh viện da liễu.
– Với những người bị dị ứng thực phẩm hoặc các hóa chất (xà phòng, chất tẩy rửa) thì nên hạn chế tiếp xúc các chất này và sử dụng bao tay khi cần phải tiếp xúc với chúng.
– Vệ sinh thân thể sạch sẽ để giảm tình trạng viêm nhiễm ở các vết ngứa mà bạn vô tình làm xước.
– Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, thay giặt chăn màn thường xuyên.
HEWEL hỗ trợ điều trị ngứa da do gan
Gan đóng vai trò như nhà máy của cơ thể, có nhiệm vụ chống độc, hỗ trợ tiêu hóa, chuyển hóa chất dinh dưỡng, dự trữ máu và dưỡng chất, điều hòa miễn dịch bảo vệ cơ thể… khi gan bị suy yếu dẫn đến khả năng giải độc trong cơ thể kém khiến các độc tố bị tích tụ trong cơ thể. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ phát tán qua da và gây nên các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt,…
Lâu nay chúng ta vẫn nghĩ rằng, việc nổi mẩn ngứa là “nóng gan” chỉ cần uống các loại lá làm mát gan là hết nhưng thực tế gan đang gặp vấn đề, nếu không được quan tâm để lâu dài không can thiệp điều trị sẽ dẫn những biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh nên chủ động dùng các loại thảo dược có chứa tinh chất Wasabia và S.Marianum có trong HEWEL – Không chỉ giúp giải độc gan hiệu quả, giảm mẩn ngứa, mụn nhọt…. HEWEL còn giúp gan chủ động chống độc trước vấn nạn thực phẩm bẩn, bia rượu, ô nhiễm môi trường… bảo vệ gan luôn khỏe mạnh.
HEWEL với tinh chất S. Marianum và Wasabia thiên nhiên, kiểm soát tế bào Kupffer, giúp phòng và cải thiện các bệnh về gan. Đồng thời tăng khả năng chống độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (vi sinh vật, hóa chất, thuốc cải thiện bệnh,…), hỗ trợ các liệu pháp khắc phục viêm gan siêu vi B, C; giảm tác hại của hóa trị, xạ trị.
Trong các trường hợp viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan, tổn thương gan do rượu bia HEWEL còn hỗ trợ làm hạ men gan, phòng và phục hồi chức năng gan.
Trinh
Từ khóa » Các Bệnh Ngứa Ngoài Da Thường Gặp
-
Các Bệnh Về Da Gây Ngứa Thường Gặp, Cách Nhận Biết Và Chữa Trị
-
Các Vấn đề Về Da Thường Gặp ở Người Lớn: Bệnh Zona, Nổi Mề đay ...
-
Các Bệnh Về Da Gây Ngứa Thường Gặp, Cách Nhận Biết Và Chữa Trị
-
12 Bệnh Ngoài Da Thường Gặp ở Người Lớn Và Cách Phòng Tránh ...
-
Bệnh Ngứa Ngoài Da Và Cách Chữa Trị Dứt điểm
-
Ngứa Ngoài Da Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Và Chữa Trị
-
Ngứa - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Các Bệnh Ngoài Da Gây Ngứa Và Khó Chịu Nhất - VIETSKIN
-
15 Thủ Phạm Khiến Da Nổi Mẩn Ngứa Và Cách điều Trị Hiệu Quả!
-
Các Bệnh Da Thường Gặp Và Cách Phòng Tránh
-
Các Bệnh Ngoài Da Thường Gặp ở Người Cao Tuổi - Medinet
-
Các Bệnh Ngoài Da ở Người Lớn Thường Gặp
-
Các Bệnh Ngoài Da Thường Gặp Trong Mùa Hè Cần Lưu ý | BvNTP
-
Các Bệnh Về Da Khi Thời Tiết Chuyển Mùa Thường Gặp Nhất | Medlatec