Các Bệnh Nhiễm Trùng Da Do Vi Khuẩn Phổ Biến Nhất Hiện Nay
1. Những bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp
Nhiễm trùng da do vi khuẩn phổ biến hơn virus hay vi sinh vật khác, mức độ nghiêm trọng của bệnh còn phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh.
Vi khuẩn là tác nhân gây nhiễm trùng da thường gặp
Dưới đây là những bệnh nhiễm khuẩn ở da phổ biến nhất:
1.1. Viêm mô tế bào
Tác nhân gây bệnh viêm mô tế bào là vi khuẩn tụ cầu tấn công vào mô mềm dưới da, khiến da có biểu hiện đau rát, sưng đỏ, xuất hiện các bóng nước phồng rộp như bỏng da. Vi khuẩn có thể tấn công ở cả trạng thái da bình thường, nếu da tổn thương viêm mô tế bào thường nặng hơn.
Ngoài ra, tiếp xúc với liên cầu nhóm A đã có nguy cơ mắc bệnh, bạn cũng có thể bị lây nhiễm vi khuẩn từ nhiều nguồn như: tiếp xúc da trực tiếp với người bệnh, tiếp xúc với vật dụng hay bề mặt nhiễm khuẩn, sinh hoạt trong môi trường đông đúc, vệ sinh da không tốt,…
Có thể điều trị viêm mô tế bào bằng kháng sinh bề mặt, có thể dùng kết hợp đường uống để tăng hiệu quả trong 5 - 10 ngày, các trường hợp nặng cần liệu trình kéo dài 14 ngày.
Viêm nang lông thường không nguy hiểm nhưng dễ lan rộng
1.2. Viêm nang lông
Viêm nang lông xảy ra khi vi khuẩn tấn công vào các lỗ chân lông gây viêm. Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn này khá phổ biến, thường xuất hiện ở các vùng da cánh tay, lưng, mông, chân,… Đặc điểm nhận biết là trên da xuất hiện nhiều nốt đỏ có thể có mủ, lông mọc ngay chính giữa các mụn này.
Viêm nang lông không nguy hiểm song thường gây đau ngứa, khó chịu cho người bệnh, dễ lan rộng ra các vùng da khác gây mất thẩm mỹ. Nếu viêm nặng, lông có thể rụng và gây ra sẹo.
Nên điều trị bằng thuốc mỡ kháng sinh để kiểm soát tốt bệnh, nhiễm trùng da dạng này sẽ khỏi sau khoảng 1 - 2 tuần.
1.3. Ung nhọt
So với 2 dạng nhiễm trùng da do vi khuẩn trên, ung nhọt là loại nhiễm trùng xảy ra sâu bên trong da, tác nhân thường gặp nhất là Staphylococcus. Ban đầu, vi khuẩn này xâm nhập vào nang lông, sau đó tấn công sâu gây viêm, mủ tích tụ thành các khối lớn.
Ung nhọt có kích thước dao động từ khoảng một hạt đậu nhỏ cho đến kích thước bằng cây nấm cỡ vừa, kích thước càng lớn thì nhiễm trùng càng nặng, càng gây đau đớn cho người bệnh. Do nhiễm trùng và tích mủ sâu trong da, cần xử lý ung nhọt bằng cách dẫn lưu dịch mủ, vệ sinh sát khuẩn sạch sẽ.
1.4. Chốc lở
Chốc lở rất thường gặp ở trẻ nhỏ và dễ dàng lây lan qua môi trường nhà trẻ, trường học khi các trẻ tiếp xúc gần với nhau. Tác nhân gây bệnh này là Staphylococcus hoặc Streptococcus, gây xuất hiện những vết loét đỏ chứa đầy dịch lỏng quanh vùng miệng, mũi. Qua giai đoạn viêm nhiễm, các vết loét sẽ vỡ ra, chảy dịch và tạo thành lớp vỏ bọc ngoài da màu vàng nâu.
Chốc lở là bệnh lý về da thường gặp ở trẻ nhỏ
Dù thường gặp song cần điều trị sớm chốc lở, nếu không vi khuẩn sẽ tấn công sâu gây nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí còn gây nhiễm trùng huyết. Ngay khi xuất hiện các vùng da bị chốc lở, trẻ nên được bôi bằng kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ kháng sinh trực tiếp trên da.
1.5. Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin
Đây là dạng nhiễm khuẩn da phức tạp gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu vàng - loại vi khuẩn có khả năng kháng 1 số loại kháng sinh. Vì thế nếu lựa chọn sai loại kháng sinh hoặc không điều trị, vi khuẩn có thể tấn công sâu vào cơ thể, gây nhiễm trùng khớp, xương, máu nguy hiểm với tính mạng người bệnh.
Vi khuẩn tụ cầu vàng này dễ dàng lây qua tiếp xúc da, gây xuất hiện nhiều cục da màu u đỏ như nhọt song người bệnh thường có triệu chứng toàn thân đi kèm như: sốt, ớn lạnh, khó thở, tức ngực, mệt mỏi,… Lựa chọn kháng sinh phù hợp sẽ giúp bệnh nhân điều trị căn bệnh nhiễm trùng da này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định dùng loại kháng sinh hiệu quả.
2. Phương pháp điều trị nhiễm trùng da do vi khuẩn hiệu quả
Nhiễm trùng da do vi khuẩn cần điều trị bởi khác với virus, hệ miễn dịch sẽ có kháng thể chống lại sự tấn công của tác nhân gây bệnh, vi khuẩn có xu hướng dễ tấn công vào các tầng tế bào sâu trong cấu trúc da. Nặng hơn, nhiễm trùng da nặng còn xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng cho các cơ quan khác gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nhiễm trùng da do vi khuẩn cần điều trị với kháng sinh
Điều trị nhiễm trùng da do vi khuẩn có nhiều phương pháp, dưới đây là phương pháp phổ biến:
Thuốc mỡ kháng sinh
Thuốc mỡ kháng sinh bôi lên vùng da nhiễm trùng sẽ có tác dụng giảm ngứa, giảm đau, làm bong các vảy tiết và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Đây là phương pháp hiệu quả với nhiễm trùng da nhẹ, vi khuẩn chưa ăn sâu và giúp da sau tổn thương phục hồi tốt hơn.
Sử dụng dung dịch NaCl 0.9%
Nước muối sinh lý NaCl 0.9% có tác dụng sát khuẩn tốt, được sử dụng để rửa vùng da nhiễm trùng hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. Đây cũng là phương pháp điều trị áp dụng do da bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Sử dụng dung dịch sát khuẩn
Dung dịch sát khuẩn thường dùng như Castellani hay Milian có thể dùng chấm vào vùng da của tổn thương, thuốc sẽ có tác dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Sử dụng kháng sinh đường uống/tiêm
Nếu nhiễm trùng da nặng, có nguy cơ nhiễm trùng sâu xâm nhập vào máu, cần dùng kháng sinh toàn thân đường uống hoặc đường tiêm. Vi khuẩn được tiêu diệt hiệu quả hơn, từ đó ngăn ngừa biến chứng do nhiễm trùng nặng.
Kháng sinh uống cần thiết cho nhiễm trùng da do vi khuẩn nặng
Nhiễm trùng da do vi khuẩn nói riêng và nhiễm trùng da nói chung là bệnh da liễu thường gặp, nếu điều trị vệ sinh tốt thì không đáng lo ngại. Không nên chủ quan bởi nhiễm trùng da không chỉ gây đau rát, ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà nếu điều trị không tốt, bạn còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách vệ sinh thân thể sạch sẽ, hạn chế tổn thương da và vệ sinh sạch sẽ tránh bội nhiễm trên tổn thương,…
Khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thăm khám và điều trị các bệnh lý về da cho mọi lứa tuổi. Ngoài ra, các khách hàng sẽ được làm các xét nghiệm chuyên sâu cần thiết khác để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
Các chuyên gia của MEDLATEC đều dày dặn kinh nghiệm, có chứng chỉ và bằng đại học trong và ngoài nước, liên tục cập nhật các kiến thức mới để giúp bệnh nhân có phương pháp điều trị tối ưu.
Liên hệ ngay MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí từ các bác sĩ Da liễu hàng đầu.
Từ khóa » Khuẩn
-
Tổng Quan Về Vi Khuẩn - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Vi Khuẩn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Làm Sạch Và Khử Trùng Cơ Sở Của Quý Vị
-
Vi Khuẩn ăn Thịt Người Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Phòng Tránh
-
Nhiễm Khuẩn Huyết Là Gì? | Vinmec
-
Cách Sử Dụng Dung Dịch Sát Khuẩn Tại Nhà | Vinmec
-
Các Vị Trí Cần Vệ Sinh, Khử Khuẩn Tại Nơi Làm Việc để Phòng Dịch ...
-
Có Phải Tất Cả Các Loại Vi Khuẩn đều Có Hại Hay Không?
-
NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI CẤY MÁU
-
Dung Dịch Diệt Khuẩn Tay & Bề Mặt Lifebuoy Total 10
-
Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn
-
Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn - Bệnh Viện Đại Học Y Dược Huế
-
Nhiễm Khuẩn đường Ruột ở Trẻ