CÁC BỆNH VỀ TÚI MẬT VÀ SỎI MẬT

Túi mật là gì?

Túi mật là một cơ quan nhỏ có dạng hình quả lê nằm nằm ở mặt dưới của thùy gan phải. Nó chứa mật. Mật là một chất sệt màu xanh lục hơi nâu tiết ra từ gan. Mật giúp cơ thể tiêu hoá chất béo.

Thông thường, túi mật cất giữ và thu thập mật giữa các bữa ăn. Sau khi ăn, thức ăn giàu chất béo trong ruột sẽ kích thích túi mật co bóp tiết mật vào ruột. Sau vài tiếng đồng hồ, túi mật sẽ giãn ra và bắt đầu tái dự trữ mật.

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là những viên sỏi nhỏ đuợc hình thành bên trong túi mật. Chúng có thể bé như một hạt cát hoặc rất to. Đôi khi, sỏi mật sẽ gây tắc túi mật và ngăn nó co bóp. Sỏi mật cũng có thể gây kích thích túi mật. Nếu sỏi mật bị đẩy ra khỏi túi mật, chúng sẽ gây tắc nghẽn gan và tuỵ.

Người có dịch mật cô đặc bất thường và chứa nhiều cholesterol hoặc canxi có nguy cơ hình thành sỏi mật. Sỏi mật thường phổ biến ở phụ nữ. Rủi ro hình thành sỏi mật cũng cao hơn ở phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và béo phì.

Các triệu chứng của sỏi mật là gì?

Hầu hết, sỏi mật không gây nên vấn đề gì. Nhưng khi có triệu chứng, sỏi mật thường gây:

  • Đau bụng – thường là đau ở ngay dưới sườn phải hoặc ngay vùng thượng vị.
  • Đau lưng hoặc vai phải
  • Buồn nôn hoặc ói mửa
  • Đầy bụng hoặc khó tiêu

Nếu bạn biết rằng mình có sỏi mật, nhưng không có triệu chứng, bạn có thể sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu có triệu chứng, bạn nên điều trị ngay. Các triệu chứng sẽ có lúc có lúc không, nhưng sẽ ngày càng tệ hơn.

Sỏi mật có nghiêm trọng không?

Không hẳn. Tuy nhiên, sỏi mật đôi khi có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác, bao gồm:

  • Viêm túi mật
  • Vàng da
  • Thủng túi mật
  • Viêm tụy (Tuỵ là nơi sản xuất hoc-môn và men tiêu hoá thức ăn)
Làm thế nào để phát hiện sỏi mật?

Bác sĩ có thể phát hiện ra sỏi mật qua siêu âm. Siêu âm là một xét nghiệm dùng sóng siêu âm để kiểm tra phát hiện sỏi mật. Nó không gây đau đớn, không chứa tia xạ cũng như không mang tính xâm lấn.

Chữa sỏi mật như thế nào?

Đối với những bệnh nhân có sỏi mật nhưng không có triệu chứng thì chưa cần thiết phải điều trị. Chỉ khi triệu chứng xuất hiện, mới cần suy nghĩ đến việc điều trị xử lý. Bác sĩ có thể cần phải làm các xét nghiệm khác để đảm bảo các triệu chứng bạn có thực sự liên quan đến sỏi mật.

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật và sỏi là cách thức đều trị chuẩn hoá đối với các bệnh và triệu chứng gây ra bởi sỏi mật. Thuốc tan sỏi có thể có tác dụng, nhưng sẽ cần đến vài tháng hoặc vài năm để thấy hiệu quả. Ngày ngay, thuốc tan sỏi ít được dùng hơn. Người bệnh có triệu chứng nghiêm trọng thường không muốn chờ lâu như thế. Phuơng thức sử dụng sóng siêu âm làm tán sỏi nay cũng rất hiếm khi đuợc sử dụng. Những mảnh sỏi vỡ ra có thể rơi xuống ống mật gây nên tắc nghẽn và các vấn đề khác. Vả lại, sỏi có thể tái hình thành sau khi được điều trị bằng phương pháp tán.

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật (“cholecystectomy”) là việc phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ sỏi cũng như túi mật. Đây là một thủ thuật phổ biến. Rủi ro phẫu thuật thấp. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật được thực hiện với việc gây mê toàn phần và qua một vết cắt trên da. Ngày nay, trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật được thực hiện bằng việc đặt các thiết bị nhỏ và máy camera qua các vết cắt nội soi. Thủ thuật này được gọi là phẫu thuật nội soi (“laparoscopic cholecystectomy”).

Túi mật là một cơ quan quan trọng, nhưng bạn vẫn có thể sống mà không cần nó. Cắt bỏ túi mật không gây nhiều ảnh hưởng đến việc tiêu hoá. Khoảng một nửa số bệnh nhân có một ít triệu chứng nhẹ sau khi phẫu thuật, như tiêu chảy nhẹ (phân lỏng), chướng hơi và đầy bụng. Các triệu chứng này thường không cần điều trị và qua thời gian sẽ đỡ hơn. Bệnh nhân được cắt túi mật không cần phải lo lắng về việc sỏi mật tái phát.

Từ khóa » Các Triệu Chứng Của Bệnh Sỏi Túi Mật