Các Biển Báo Giao Thông đường Bộ Việt Nam 2020 ( Tiếp)

Menu Diễn đàn Gara trực tuyến
  • Trang chủ Xưởng điện ô tô Xưởng gầm máy Xưởng đồng sơn Chăm sóc xe Showroom ô-tô
  • Tổng kho phụ tùng
  • Chẩn đoán nhanh
  • Diễn đàn Bài viết mới Tìm chủ đề
  • Liên hệ
Đăng nhập Đăng ký Có gì mới? Tìm kiếm

Tìm kiếm

Everywhere Chủ đề This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề Bởi: Tìm Tìm kiếm nâng cao…
  • Bài viết mới
  • Tìm chủ đề
Menu Đăng nhập Đăng ký
  • Diễn đàn
  • GÓC LÁI XE
  • Luật giao thông đường bộ
Các biển báo giao thông đường bộ Việt Nam 2020 ( tiếp)
  • Thread starter admin
  • Ngày gửi 17/10/20
A

admin

Tài xế
Thành viên BQT Cố vấn dịch vụ Tester 17/10/20 #1 Biển báo nguy hiểm Biển báo nguy hiểm có vai trò cảnh báo những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra ở đoạn đường phía trước để người tham gia giao thông chú ý cẩn thận phòng tránh. Điều đầu tiên người lái xe nên làm khi gặp các biển cảnh báo nguy hiểm này là giảm tốc độ, sau đó xem nội dung biển báo và đưa ra cách xử lý phù hợp ở đoạn đường phía trước. Nhóm biển báo nguy hiểm có đặc điểm: Biển nguy hiểm hình tam giác, nền vàng, viền ngoài màu đỏ, hình vẽ bên trong màu đen. Biển cảnh báo nguy hiểm có tất cả 46 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 201 đến 246 trong hệ thống biển báo giao thông. bien-bao-nguy-hiem-1469x2048.pngBiển báo hiệu lệnh Biển báo hiệu lệnh có vai trò thông báo các hiệu lệnh người tham gia giao thông cần chấp hành. Đặc điểm các biển hiệu lệnh: Biển hiệu lệnh hình tròn, màu xanh biển (không viền), hình vẽ bên trong màu trắng. Biển hiệu lệnh có tất cả 9 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 301 đến 309 trong hệ thống biển báo giao thông. bien-hieu-lenh-1536x528.pngBiển chỉ dẫn Biển chỉ dẫn có vai trò hướng dẫn những nội dung cần thiết, hỗ trợ người tham gia giao thông di chuyển thuận lợi hơn trên đường. Đặc điểm hình ảnh biển báo chỉ dẫn: Biển chỉ dẫn hình chữ nhật hoặc vuông, nền xanh (không viền), bên trong có hình vẽ màu trắng (với biển chỉ dẫn đường đi) hoặc màu đen nền trắng (với biển thông báo các địa điểm như trạm xăng, trạm sửa chữa..). Biển chỉ dẫn có tất cả 48 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 401 đến 448 trong hệ thống các loại biển báo giao thông. bien-chi-dan-1445x2048.pngBiển báo phụ Biển báo phụ có vai trò biểu thị các nội dung bổ sung nhằm làm rõ biển báo chính như biển cấm, biển nguy hiểm, biển chỉ dẫn… Biển báo phụ thường đặt dưới biển báo chính. Đặc điểm biển báo phụ: Biển báo phụ hình chữ nhật đứng hoặc ngang, nền trắng, viền đen, hình vẽ bên trong màu đen. Cũng có một số biển phụ hình màu đỏ. Biển phụ có tất cả 10 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 501 đến 510 trong hệ thống các loại biển báo giao thông. bien-phu-1536x416.pngVạch kẻ đường Vạch kẻ đường dù hiển thị trên mặt đường nhưng cũng được xem là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn người tham gia giao thông di chuyển đúng phần đường của mình. Vạch kẻ đường có 2 dạng: vạch kẻ nằm đứng và nằm ngang. Vạch kẻ đường có tất cả 23 loại, được đánh số thứ tự từ 1.1 đến 1.23. vach-ke-duong-2000x1137.png​Một số loại vạch kẻ đường thường gặp: Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đơn, đứt nét Vạch kẻ đường dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe (không có dải phân cách ở giữa), dạng vạch đơn, nét đứt. Trong trường hợp cần thiết, xe được phép lấn làn, đè lên vạch. vach-ke-duong-phan-chia-2-chieu-net-dut-414x241.png​Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đơn, nét liền Vạch kẻ đường dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe (không có dải phân cách ở giữa), dạng vạch đơn, nét liền. Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. vach-ke-duong-phan-chia-2-chieu-net-lien-407x203.png​Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đôi, nét liền Vạch kẻ đường dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường 4 làn trở lên (không có dải phân cách ở giữa), dạng vạch đôi, nét liền. Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. vach-ke-duong-phan-chia-2-chieu-vach-doi-net-lien-425x215.png​Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đôi, một vạch nét liền, một vạch nét đứt Vạch kẻ đường dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường từ 2 làn trở lên (không có dải phân cách ở giữa), dạng vạch đôi, một vạch nét liền, một vạch nét đứt. Xe bên làn đường tiếp giáp với vạch liền không được lấn làn, không được đè lên vạch. Xe bên làn đường tiếp giáp với vạch đứt được phép lấn làn, đè lên vạch khi cần thiết. vach-ke-duong-phan-chia-2-chieu-1-net-lien-1-net-dut-415x243.pngBiển báo trên đường cao tốc Trên các đường cao tốc thường sử dụng một nhóm biển báo chỉ dẫn riêng. bien-bao-tren-duong-cao-toc-1411x2048.pngBiển báo theo hiệp định GMS Hiệp định GMS-CBTA được ký kết nhằm tạo ra một hệ thống vận tải xuyên quốc gia của các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc. Nhóm biển báo theo hiệp định GMS được xây dựng theo hiệp định này, thường sử dụng trên những tuyến đường đối ngoại. bien-bao-theo-hiep-dinh-GMS-1386x2048.png​ Gara trực tuyến mong rằng những bài viết này có thể giúp ích được các bạn! Tham khảo: Danchoioto​ Sửa lần cuối: 20/10/20 Thành Long

Thành Long

Member
17/10/20 #2 Vạch kẻ đường em cũng chưa hiểu hết. bài viết rất hữu ích tks ad nhé Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký để bình luận. Chia sẻ: Facebook Twitter Google+ Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Link

Chia sẻ trang

Facebook Twitter Google+ Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Link

Thống kê truy cập diễn đàn

Đang online: 6 Hôm nay: 902 Hôm qua: 644 Tuần này: 4056 Tháng này: 6100 Tổng truy cập: 6099
  • Diễn đàn
  • GÓC LÁI XE
  • Luật giao thông đường bộ
Top

Từ khóa » Các Biển Báo đường Bộ Việt Nam