Các Biến Chứng Của Xơ Phổi Và 4 Phương Pháp điều Trị Bệnh Phổ Biến

1. Tìm hiểu về bệnh xơ phổi

Xơ phổi là tình trạng tổn thương lặp lại nhiều lần ở các mô trong phổi dẫn tới tình trạng xơ cứng hóa, mất tính đàn hồi và hình thành các mô sẹo trong phổi. Sự hình thành các mô sẹo trong phổi này gây cản trở hoạt động hít thở của người bệnh, chèn ép vào các động mạch, mạch máu nhỏ trong phổi và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe.

Các biến chứng của xơ phổi

Xơ phổi gây ảnh hưởng lớn đến chức năng của phổi

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây xơ phổi, song các yếu tố gây tổn thương liên tục cho mô phổi gồm:

  • Hút thuốc nhiều.

  • Mắc virus hoặc nhiễm trùng đường hô hấp mạn tính.

  • Đang điều trị với các thuốc có thể gây tổn thương mô phổi.

  • Thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi.

  • Mắc bệnh trào ngược dạ dày.

  • Yếu tố di truyền.

2. Các biến chứng của xơ phổi - 4 biến chứng nguy hiểm nhất

Xơ phổi gây ra nhiều tổn thương khó hồi phục, bệnh nhân nếu không kiểm soát tốt bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng của xơ phổi như:

2.1. Tăng áp động mạch phổi

Các mô phổi bị sẹo hóa sẽ trở nên xơ cứng, chèn ép vào các động mạch, mao mạch nhỏ dày đặc của phổi. Từ đó sẽ khiến hoạt động vận chuyển máu trong phổi bị ảnh hưởng, sức kháng mạch máu cũng như áp suất động mạch phổi tăng lên. Khi tiến triển gây biến chứng tăng áp động mạch phổi, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa nếu không can thiệp kịp thời.

Xơ phổi gây tăng áp động mạch phổi có thể gây tử vong

Xơ phổi gây tăng áp động mạch phổi có thể gây tử vong

2.2. Giảm oxy trong máu

Xơ phổi khiến chức năng trao đổi khí của cơ quan này bị suy giảm, bệnh nhân không chỉ gặp khó khăn khi hít thở mà lượng oxy cung cấp vào máu cũng giảm. Giảm oxy trong máu sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan, đầu tiên là não và tim. Khi oxy trong máu thấp quá mức, bệnh nhân có thể hôn mê, ngừng tim dẫn tới tử vong.

2.3. Suy hô hấp

Xơ phổi mạn tính thường dẫn tới biến chứng suy hô hấp, khiến cho oxy trong máu thấp nghiêm trọng, nguy hiểm cho tim mạch. Bệnh nhân suy hô hấp thường gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim, bất tỉnh.

2.4. Suy tim phải

Xơ phổi là các tổ chức xơ hóa cứng và nặng, chèn ép lên các động mạch phổi nên trái tim phải bơm máu mạnh hơn để đảm bảo sự tuần hoàn máu. Lâu dần sẽ làm suy giảm chức năng tim, dẫn tới suy tim phải.

Điều nguy hiểm là xơ phổi hiện không thể điều trị hoàn toàn để loại bỏ các tổ chức xơ, bệnh nhân chỉ có thể điều trị để ngăn cản tiến triển bệnh cũng như các biến chứng trên nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Điều trị tốt vẫn giúp bệnh nhân xơ phổi có chất lượng cuộc sống tốt hơn, do đó nên sớm chẩn đoán và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Xơ phổi gây ra những tổn thương khó hồi phục

Xơ phổi gây ra những tổn thương khó hồi phục

3. Điều trị bệnh xơ phổi như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Mặc dù các mô sẹo hóa không thể phục hồi bình thường được song điều trị tích cực với phương pháp phù hợp vẫn giúp cải thiện triệu chứng tạm thời, làm giảm quá trình xơ hóa phổi cũng như ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên, bác sĩ cần chẩn đoán xác định mức độ bệnh để chỉ định điều trị phù hợp. Các phương pháp chẩn đoán bệnh xơ phổi thường thực hiện như: xét nghiệm máu, chụp X-quang phổi, kiểm tra sức thở, chụp CT ngực, sinh thiết phổi, kiểm tra gắng sức,…

Một số phương pháp hiện nay được chỉ định trong điều trị bệnh xơ phổi bao gồm:

3.1. Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc như Pirfenidone, Nintedanib đang được ưu tiên sử dụng nhằm làm giảm tiến triển của xơ phổi tự phát. Tuy nhiên các thuốc này thường gây tác dụng phụ cho hệ tiêu hóa, do đó bệnh nhân có thể được chỉ định dùng đồng thời với thuốc chống acid và theo dõi tình trạng bệnh.

3.2. Thực hiện trị liệu oxy

Mặc dù trị liệu oxy không có tác dụng làm giảm tổn thương phổi hiện có và tiếp tục xảy ra nhưng sẽ cải thiện được tình trạng khó thở do mô phổi xơ hóa không đảm bảo được chức năng hô hấp. Bệnh nhân trị liệu oxy có thể cải thiện được các vấn đề như:

Trị liệu oxy giúp bệnh nhân xơ phổi cải thiện triệu chứng tốt hơn

Trị liệu oxy giúp bệnh nhân xơ phổi cải thiện triệu chứng tốt hơn

  • Thở và tập thể dục dễ dàng hơn.

  • Giảm huyết áp tim phải.

  • Cải thiện giấc ngủ, cảm giác dễ chịu hơn.

  • Ngăn chặn và giảm biến chứng do nồng độ oxy trong máu thấp.

Trị liệu oxy này có thể thực hiện khi bệnh nhân tập thể dục hoặc khi ngủ.

3.3. Phục hồi chức năng phổi

Phục hồi chức năng phổi bằng các biện pháp cải thiện lối sống và sinh hoạt cần được duy trì ở bệnh nhân xơ phổi. Việc này có thể giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các biện pháp để phục hồi chức năng phổi bao gồm:

  • Tư vấn dinh dưỡng.

  • Tập thể dục cải thiện sức chịu đựng.

  • Tư vấn và hỗ trợ sức khỏe.

  • Kỹ thuật thở hỗ trợ để nâng cao chức năng phổi.

3.4. Ghép phổi

Ghép phổi là lựa chọn cuối cùng cho bệnh nhân xơ phổi quá mức không thể thực hiện chức năng trao đổi hô hấp bình thường. Đây cũng là giải pháp để bệnh nhân xơ phổi có thể kéo dài sự sống và đảm bảo chất lượng cuộc sống, song phẫu thuật này còn nhiều hạn chế như:

Nguồn cấp nội tạng khan hiếm

Nguồn cung cấp nội tạng y tế nói chung và nguồn hiến phổi nói riêng tại Việt Nam hiện rất khan hiếm, vì thế bệnh nhân có thể phải chờ rất lâu hoặc không tìm được nguồn phổi phù hợp.

Ghép phổi giúp bệnh nhân xơ phổi kéo dài và nâng cao chất lượng sống

Ghép phổi giúp bệnh nhân xơ phổi kéo dài và nâng cao chất lượng sống

Nguy cơ biến chứng

Ghép phổi có thể gặp phải các biến chứng như nhiễm trùng, thải ghép,…

Để kiểm soát bệnh tốt hơn, bệnh nhân xơ phổi cũng cần thực hiện lối sinh hoạt lành mạnh qua các biện pháp sau:

  • Ngừng hút thuốc lá.

  • Ăn uống đủ dinh dưỡng, ưu tiên trái cây, rau quả, thực phẩm ít chất béo, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc,…

  • Tăng cường vận động, tập thể dục phù hợp với chức năng phổi.

  • Tiêm phòng và ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp.

  • Dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi.

  • Tuân thủ điều trị.

Nếu điều trị và chăm sóc tốt, bệnh nhân có thể ngăn ngừa các biến chứng của xơ phổi. Lưu ý rằng điều trị và theo dõi bệnh xơ phổi cần thực hiện kiên trì theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Liên hệ 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ các chuyên gia trong ngành nếu bạn có vấn đề cần giải đáp.

Từ khóa » Xơ Vùng đỉnh Phổi