Các Biện Pháp Chống ô Nhiễm Tiếng ồn Hay, Chi Tiết | Vật Lí Lớp 7
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-12 trên Shopee mall
Bài viết Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Cách giải các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
- Ví dụ minh họa các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
- Bài tập tự luyện các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
- Bài tập bổ sung các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn hay, chi tiết
A. Phương pháp giải
Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:
- Giảm độ to của âm phát ra.
- Ngăn chặn đường truyền âm của tiếng ồn.
- Hướng âm thanh của tiếng ồn đi theo con đường khác.
- Hấp thụ tiếng ồn.
Quảng cáoNgười ta thường dùng những vật liệu cách âm (như bê tông, gạch, xốp hay bông…) để làm giảm tiếng ồn.
Để đưa ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong từng trường hợp cụ thể, ta dựa vào các nguyên tắc sau:
- Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra.
- Ngăn chặn đường truyền âm của tiếng ồn bằng những vật liệu cách âm như bê tông, gạch, … hay trồng cây cối…
- Hấp thụ tiếng ồn bằng cách trên đường truyền của nó ta đặt những vật làm bằng xốp hay vật có hình dạng bề mặt xù xì…
- Làm cho âm truyền đi theo hướng khác….
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Các biện pháp có thể giảm ô nhiễm tiếng ồn. Khi nhà gần đường phải chịu ô nhiễm tiếng ồn?
A. Xây nhà bịt kín bằng tường bê tông
B. Lắp các cửa bằng kính hai lớp.
C. Cả hai cách trên phù hợp
D. Cả hai cách trên không phù hợp.
Để giảm ô nhiễm tiếng ồn khi nhà ở gần đường có thể lắp các cửa bằng kính hai lớp.
Chọn B
Quảng cáoVí dụ 2: Hãy chỉ ra cách làm và mục đích sai trong các câu sau.
A. Dùng cây xanh để hướng âm đi theo hướng khác.
B. Phủ dạ trên tường để không gây tiếng ồn.
C. Xây tường chắn để ngăn chặn đường truyền âm.
D. Làm trần xốp để hấp thụ âm.
Có thể giảm ô nhiễm tiếng ồn bằng các cách:
- Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra.
- Ngăn chặn đường truyền âm của tiếng ồn bằng những vật liệu cách âm như bê tông, gạch, … hay trồng cây cối…
- Hấp thụ tiếng ồn bằng cách trên đường truyền của nó ta đặt những vật làm bằng xốp hay vật có hình dạng bề mặt xù xì…
- Làm cho âm truyền đi theo hướng khác….
Vậy:
A. Dùng cây xanh để ngăn chặn đường truyền âm
B. Phủ dạ trên tường để hấp thụ âm.
Quảng cáoVí dụ 3: Trong các vật sau vật nào có thể coi là vật liệu làm giảm ô nhiễm tiếng ồn?
A. vải dạ, vải nhung
B. Gạch khoan lỗ
C. lá cây
D. tất cả các vật liệu kể trên
Để làm giảm ô nhiễm tiếng ồn ta dùng các vật liệu hấp thụ âm tốt như vải dạ, vải nhung, và các vật liệu giúp ngăn chặn, phân tán âm như lá cây, gạch khoan lỗ.
Chọn D
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Hãy chọn các phương án thích hợp trong các phương án sau để chống ô nhiễm tiếng ồn cho khu dân cư:
A. Trồng các rặng cây xung quanh các nhà máy, công xưởng.
B. Di chuyển các nhà máy ra xa các trung tâm dân cư.
C. Xây dựng các bức tường.
D. Đào các hào xung quanh nhà máy.
Lời giải:
Để ngăn chặn ô nhiễm tiếng ồn cho khu dân cư có thể dùng các biện pháp:
Trồng cây xung quang nhà máy, công xưởng hoặc di chyển các nhà máy ra xa trung tâm dân cư. Xây dựng các bức tường bao quanh khu dân cư, nhà máy.
Chọn A, B, C
Quảng cáoCâu 2: Cửa sổ hai lớp kính có tác dụng:
A. Cách nhiệt, làm mát phòng ở.
B. Cách âm chống ô nhiễm tiếng ồn.
C. Không cho âm truyền ra ngoài.
D. Giảm bớt ánh sáng chiếu vào nhà.
Lời giải:
Cửa sổ hai lớp kính có tác dụng cách âm, chống ô nhiễm tiếng ồn.
Chọn B
Câu 3: Các cây xanh trong thành phố có tác dụng:
A. Trang trí đường phố, gây vui vẻ cho nhiều người khi qua lại.
B. Cách âm, cách nhiệt, làm vui mắt cho người khi qua lại.
C. Chống bụi, điều hoà không khí và chống ồn, làm đẹp cảnh quan.
D. Điều hoà nhiệt độ môi trường, làm chổ nghỉ ngơi cho con người.
Lời giải:
Các cây xanh trong thành phố có tác dụng chống bụi, điều hoà không khí và chống ồn, làm đẹp cảnh quan.
Chọn B
Câu 4: Biện pháp nào dưới đây không làm giảm ô nhiễm tiếng ồn?
A. Mở toang các cửa kính trong nhà.
B. Xây dựng tường chắn bao quanh nhà trường.
C. Xây dựng tường hai lớp.
D. Cấm bóp còi xe ở nơi có bệnh viện.
Lời giải:
Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:
- Giảm độ to của âm phát ra.
- Ngăn chặn đường truyền âm của tiếng ồn.
- Hướng âm thanh của tiếng ồn đi theo con đường khác.
- Hấp thụ tiếng ồn.
Vậy việc mở toang các cửa kính trong nhà không làm giảm ô nhiễm tiếng ồn.
Chọn A
Câu 5: Khi phải làm việc trong điều kiện có ô nhiễm về tiếng ồn, để bảo vệ sức khỏe cho công nhân, có thể thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Gắn hệ thống giảm âm vào các ống xả (bộ phận gây ra tiếng ồn).
B. Tránh xa nơi có tiếng ồn.
C. Thay động cơ của máy nổ bằng loại động cơ tốt hơn.
D. Bịt tai thường xuyên.
Lời giải:
Khi phải làm việc trong điều kiện có ô nhiễm về tiếng ồn, để bảo vệ sức khỏe cho công nhân, có thể thực hiện gắn hệ thống giảm âm vào các ống xả (bộ phận gây ra tiếng ồn), bịt tai thường xuyên, thay máy nổ bằng động cơ tốt hơn.
Chọn A, C, D
Câu 6: Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào chống được ô nhiễm tiếng ồn?
A. Xây nhà cao tầng.
B. Treo biển báo “cấm bóp còi” ở những nơi như trường học, bệnh viện.
C. Trồng rừng ở những nơi đồi núi trọc.
D. Mở tất cả các cửa sổ, cửa ra vào để âm không bị phản xạ.
Lời giải:
Treo biển báo “cấm bóp còi” ở những nơi như trường học, bệnh viện để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn.
Chọn B
Câu 7: Khi chiếc quạt đặt trực tiếp trên sàn nhà thì người ở tầng dưới nghe thấy tiếng quạt chạy rất rõ. Để chống ồn cho tầng dưới ta làm thế nào?
Lời giải:
Để chống ồn cho tầng dưới ta có thể đặt quạt lên trên một miếng thảm xốp hay thảm dạ để hấp thu tiếng ồn.
Câu 8: Những ngôi nhà ở mặt phố tại sao các cửa ra vào người ta thường lắp các cửa kính và làm cửa 2 lớp?
Lời giải:
Nhà ở mặt phố thường gặp tình trạng ô nhiễm tiếng ồn do xe cộ chạy liên tục cả ngày trước nhà. Cửa kính và cửa kính 2 lớp có tác dụng ngăn chặn âm thanh, hạn chế tiếng ồn, cách âm rất tốt. Do vậy các nhà ở mặt phố thường lắp các cửa kính 2 lớp.
Câu 9: Tại sao xung quanh các nhà máy hoặc các trường học, các công sở người ta thường trồng các rặng cây?
Lời giải:
Xung quanh các nhà máy hoặc các trường học, các công sở người ta thường trồng các rặng cây để các loại tiếng ồn truyền đến sẽ bị phân tán bởi lá cây, hạn chế bụi và tiếng ồn, giảm ô nhiễm tiếng ồn.
Câu 10: Giả sử nhà em ở sát mặt đường, gần chợ, nơi thường xuyên có các loại xe ô tô, xe máy hoạt động. Hãy ước lượng độ to của âm thanh vào ban ngày ở khi nhà mình ở và nêu một số biện pháp làm giảm tiếng ồn.
Lời giải:
Độ to của âm thanh vào ban ngảy ở khu nhà ở sát mặt đường, gần chợ nơi thường xuyên có các loại xe ô tô, xe máy hoạt động ước lượng vào khoảng 80 dB (lớn hơn giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn). Ta có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Lắp kính các cửa sổ và cửa ra vào và thường xuyên khép kín cửa để ngăn tiếng ồn.
- Trồng nhiều cây xanh trước nhà để tiếng ồn bị phản xạ theo nhiều hướng khác nhau.
Câu 11: Trong buổi tham quan nhà máy dệt, người phụ trách kĩ thuật của nhà máy đo được tiếng ồn trong một phân xưởng vào khoảng 98 dB. Theo em, độ to của tiếng ồn này ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân làm việc không? Tại sao? Giả sử em và nhóm bạn trong lớp được giáo viên phân công thuyết trình và tìm hiểu đề tài này, hãy đề xuất một số biện pháp khắc phục tiếng ồn trong phân xưởng nói trên.
Lời giải:
Giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn trong thời gian kéo dài là 70 dB. Độ to của âm trong xưởng làm việc lên đến 98 dB lớn hơn giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn nên chắc chắn sẽ gây những hậu quả không tốt cho sức khỏe của công nhân.
Một số biện pháp khắc phục tiếng ồn trong một phân xưởng này:
- Tác động vào nguồn ân: Giảm độ to của nguồn âm bằng cách thay máy móc cũ kĩ, bảo dưỡng định kì máy móc thiết bị; thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ hiện đại; bố trí các máy móc thiết bị có mức ồn cao nhất tập trung vào một khu vực, khu vực đó phải ở cuối hướng gió so với các khu vực khác ít ồn hơn; sắp xếp số lượng công nhân, thời gian lao động hợp lí….
- Phân tán âm trên đường truyền: xung quanh phân xưởng tạo nhiều cây xanh và hồ nước, xây tường chắn,…
- Ngăn chặn sự truyền âm: dùng các vật liệu cách âm, hút âm; trên bề mặt sàn phủ thêm một lớp phủ mềm như vật liệu xốp, cao su, thảm, tấm sợi gỗ; dưới sàn có thể bố trí các hệ thống kĩ thuật như điện, cấp thoát nước, điều hòa không khí,…
D. Bài tập bổ sung
Bài 1: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi:
A. Tiếng ồn nhỏ và ngắn, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
B. Tiếng ồn nhỏ và dài, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
C. Tiếng ồn to và ngắn, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
D. Tiếng ồn to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động bình thường, sức khỏe con người.
Bài 2: Tất cả những âm thanh được tạo ra từ những …………. gây nên sự ô nhiễm tiếng ồn.
A. dao động có biên độ cao.
B. dao động với biên độ thấp.
C. dao động với tần số cao.
D. âm thanh to, kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Bài 3: Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng một vật rơi từ trên cao xuống.
B. Tiếng phát ra từ máy cưa công nghiệp.
C. Tiếng phát ra từ phòng Karaoke lúc nửa đêm.
D. Tiếng trao đổi mua bán ở chợ.
Bài 4: Các biện pháp để chống ô nhiễm tiếng ồn là:
A. Tác động vào nguồn âm.
B. Phân tán âm trên đường truyền.
C. Ngăn không cho âm truyền tới tai.
D. Cả A, B và C.
Bài 5: Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp:
A. Làm trần nhà bằng xốp.
B. Trồng nhiều cây xanh.
C. Bao kín các thiết bị gây ồn.
D. Tất cả các biện pháp trên.
Bài 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Những vật có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm kém.
B. Những vật có bề mặt nhẵn mềm, gồ ghề thì hấp thụ âm kém.
C. Mặt tường sần sùi thì phản xạ âm tốt.
D. Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm.
Bài 7: Để chống ô nhiễm tiếng ồn cho một lớp học gần chợ, không thể thực hiện theo cách nào sau đây?
A. Chuyển vị trí chợ hoặc lớp học đi nơi khác.
B. Ngăn cách lớp học và chợ bằng cách đóng các cửa, treo rèm.
C. Xây tường chắn, trồng cây xung quanh trường học.
D. Mở tất cả các cửa sổ, cửa ra vào lớp học để âm không bị phản xạ.
Bài 8: Âm thanh nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng sấm rền.
B. Tiếng xình xịch của tàu hỏa đang chạy.
C. Tiếng sóng biển ầm ầm.
D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to trong thời gian dài.
Bài 9: Trong các vật sau vật nào có thể coi là vật liệu làm giảm ô nhiễm tiếng ồn?
A. Xốp.
B. Cửa kính.
C. Vải dạ, vải nhung.
D. Tất cả các vật liệu kể trên.
Bài 10: Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?
A. Tường bê-tông.
B. Cửa kính hai lớp.
C. Rèm treo tường.
D. Cửa gỗ.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 6: Bài tập về môi trường truyền âm cực hay (có lời giải)
- Dạng 7: Bài tập về cách tính vận tốc truyền âm cực hay (có lời giải)
- Dạng 8: Bài tập phản xạ âm, tiếng vang cực hay (có lời giải)
- Dạng 9: Bài tập về vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém cực hay (có lời giải)
- Dạng 10: Điều kiện để có tiếng vang là gì
- Dạng 11: Trắc nghiệm Ô nhiễm tiếng ồn là gì
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Chống ô Nhiễm Tiếng ồn Là Gì
-
Ô Nhiễm Tiếng ồn Là Gì? Các Biện Pháp Chống ô ... - Xử Lý Chất Thải
-
Biện Pháp Tuyệt Vời Chống ô Nhiễm Tiếng ồn Bạn đã Biết? - Hello Bacsi
-
Lý Thuyết Chống ô Nhiễm Tiếng ồn | SGK Vật Lí Lớp 7
-
Lý Thuyết Và Thực Hành Chống ô Nhiễm Tiếng ồn Vật Lý 7 - Monkey
-
Ô Nhiễm Tiếng ồn Là Gì? 15 Biện Pháp Chống ô Nhiễm ... - Travelgear
-
Ô Nhiễm Tiếng Ồn, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
Vật Lý 7 Bài 15: Chống ô Nhiễm Tiếng ồn
-
Ô Nhiễm Tiếng ồn Nguyên Nhân, ảnh Hưởng Và Biện Pháp Phòng ...
-
Ô Nhiễm Tiếng ồn - Wikipedia
-
Chống ô Nhiễm Tiếng ồn - Chuyên đề Môn Vật Lý Lớp 7
-
Chống ô Nhiễm Tiếng ồn Bằng Công Nghệ Thông Minh
-
Ô Nhiễm Tiếng ồn Là Gì? Các Biện Pháp Chống ô Nhiễm Tiếng ồn?
-
Ô Nhiễm Tiếng ồn Là Gì? Hậu Quả Của ô Nhiễm Tiếng ồn - GTECO
-
Các Biện Pháp Chống ô Nhiễm Tiếng ồn - ECO3D