Các Biện Pháp điều Tra Tố Tụng đặc Biệt Là Những Biện Pháp Nào?
Có thể bạn quan tâm
Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được tiến hành trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực âm thanh, hình ảnh, điện tử viễn thông, trình độ của chuyên viên công nghệ thông tin… bí mật thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng bị áp dụng nhằm phục vụ công tác điều tra, giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, tránh đối tượng tẩu thoát, lẩn trốn. Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, gồm: Ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.
1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định như sau:
“Điều 223. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
1. Ghi âm, ghi hình bí mật;
2. Nghe điện thoại bí mật;
3. Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.”
2. Quy định của BLTTHS về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm các biện pháp điều tra dưới hình thức bí mật nhằm đáp ứng yêu cầu điều tra, xử lý tội phạm. Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên đều ghi nhận và cho phép áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt này. Các nước như Hoa kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nga đã áp dụng từ lâu. Sự khác nhau giữa pháp luật các nước nêu trên chủ yếu liên quan đến tên gọi, số lượng các biện pháp cụ thể, phạm vi, trường hợp áp dụng, thời hạn áp dụng, chủ thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng.
Ở nước ta, trước khi quy định trong BLTTHS 2015 để hỗ trợ công tác điều tra, xử lý tội phạm nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, các đạo luật chuyên ngành như Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật phòng chống ma túy, Luật phòng chống mua bán người, Luật phòng chống khủng bố đã cho phép các cơ quan chuyên trách trong CAND và trong QĐND được tiến hành các biện pháp nghiệp vụ trinh sát. Do được bảo mật một cách nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, lại chưa được quy định trong BLTTHS nên biện pháp nghiệp vụ trinh sát chưa phát huy hết tác dụng của mình trong việc hỗ trợ công tác điều tra, xử lý tội phạm. Trong nhiều trường hợp còn “lãng phí” nguồn chứng cứ quan trọng có ý nghĩa trực tiếp chứng minh tội phạm do biện pháp nghiệp vụ trinh sát đem lại. Trên thực tế bên cạnh những áp lực, rủi ro nghề nghiệp trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, CQĐT nói chung, Điều tra viên nói riêng không gặp ít những khó khăn trong việc “chuyển hóa” thông tin tài liệu thu thập được bằng biện pháp nghiệp vụ trinh sát thành chứng cứ tố tụng hình sự.
Trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện cụ thể của nước ta về mọi mặt, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của Hiến pháp 2013: “mọi biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân phải do luật định”, các Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên, đồng thời cũng để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn, mở rộng nguồn chứng cứ trong vụ án hình sự và để tránh việc bị lạm dụng, Điều 223 BLTTHS 2015 chỉ quy định 3 biện pháp trực tiếp hạn chế quyền con người, quyền công dân bao gồm: Ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử là biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Đây là những biện pháp hoàn toàn mới trong quá trình điều tra xử lý vụ án hình sự, được tiến hành dưới hình thức bí mật (bí mật về cách thức tiến hành, bí mật về đối tượng áp dụng, bí mật về các thông tin tài liệu không liên quan) nhưng lại được công khai về chứng cứ có giá trị trực tiếp chứng minh tội phạm, xác định đối tượng phạm tội và đồng bọn, ngăn chặn đối tượng phạm tội bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ, truy nguyên tài sản bị chiếm đoạt phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. Vì thế, trong quá trình áp dụng cần phân biệt rõ các biện pháp này là biện pháp điều tra theo tố tụng chứ không phải biện pháp nghiệp vụ trinh sát. Đối tượng áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể là đối tượng nghi thực hiện tội phạm hoặc băng ổ tội phạm, hoặc có thể là địa điểm xảy ra tội phạm, ẩn chứa những tin tức và tài liệu cần tìm kiếm, thu thập trong quá trình điều tra, xử lý vụ án. Thời điểm có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt nêu trên là sau khi khởi tố vụ án hình sự và chỉ được áp dụng trong quá trình điều tra. Trong giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố, giai đoạn truy tố, xét xử không áp dụng những biện pháp này. Trường hợp cơ quan chuyên trách trong CAND và trong QĐND áp dụng những biện pháp tương tự trước khi khởi tố vụ án thì phải xác định đó là các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các biện pháp nghiệp vụ trinh sát được áp dụng trong toàn bộ quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm và phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật có liên quan, kết quả thu được do thực hiện hoạt động nghiệp vụ trinh sát không có gí trị chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hình sự, muốn sử dụng kết quả này thì phải chuyển hóa theo quy định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Các Biện Pháp điều Tra Là Gì
-
Những Nội Dung Mới Về Các Biện Pháp điều Tra Trong BLTTHS 2015
-
Các Hoạt động điều Tra được Quy định Trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự
-
CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
-
Có Những Biện Pháp điều Tra Tố Tụng đặc Biệt Nào Trong Tố Tung Hình ...
-
Các Biện Pháp điều Tra Trong Tố Tụng Hình Sự Luận Văn Ths. Luật
-
Các Biện Pháp điều Tra Theo Quy định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự ...
-
Điều Tra Hình Sự Là Gì? Bản Chất Của Hoạt động điều Tra Trong Tố Tụng ...
-
Thông Báo Về Việc Tiến Hành Các Biện Pháp điều Tra Và Hướng Dẫn ...
-
Các Biện Pháp điều Tra Tố Tụng đặc Biệt Và Kiểm Sát Việc áp Dụng Các ...
-
Một Số Vấn đề Cần Quan Tâm Khi Tiến Hành Nhận Dạng Và Kiểm Sát ...
-
Biện Pháp điều Tra Tố Tụng đặc Biệt - Ánh Sáng Luật
-
Hoàn Thiện Quy định Về Biện Pháp điều Tra Tố Tụng đặc Biệt
-
Trường Hợp Nào được áp Dụng Các Biện Pháp điều Tra Tố Tụng đặc ...
-
[PDF] LẤY LỜI KHAI TRONG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ