Các Biện Pháp Tránh Thai Sau Sinh Mẹ Cần Biết | Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Việc mang thai ngoài ý muốn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần mà còn tác động đến kinh tế của gia đình. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ cần bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh để yên tâm chăm sóc con, và hồi phục sức khỏe sau sinh. Tránh thai như thế nào an toàn và hiệu quả? Cùng Huggies tìm hiểu các ưu và nhược điểm của một số biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay mẹ nhé!
Tham khảo thêm: Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng mẹ và bé sau sinh
Sau sinh bao lâu có kinh lại và có thể mang thai trở lại?
Sau khi sinh khoảng 6 tuần, tử cung và tầng sinh môn bắt đầu hồi phục và dần lành lại để âm đạo sinh ra sản dịch . Hiện tượng có kinh trở lại sau sinh còn phụ thuộc vào việc mẹ cho con bú hoặc không cho con bú.
Việc nuôi con bằng sữa mẹ có khả năng “vô hiệu” sự rụng trứng , không xuất hiện kinh nguyệt. Những mẹ cho con bú hoàn toàn có thể có kinh từ tháng thứ 6 trở đi, ngược lại với những mẹ không cho con bú thì có thể có kinh trở lại vào tuần thứ 3 – 4 sau sinh. Trong một số trường hợp, kinh nguyệt có thể có lại sau khi mẹ dứt sữa.
Mẹ nên nhớ rằng sự rụng trứng không phải chỉ xuất hiện khi đến kỳ kinh nguyệt mà hoàn toàn có thể xảy ra trước khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại. Hiện tượng này gọi là sự ra kinh non. Cho nên từ lúc có thể quan hệ sau sinh trở lại, để đảm bảo không bị “dính bầu” mẹ nên bắt đầu áp dụng các biện pháp tránh thai.
Tìm hiểu: Cách vệ sinh vết khâu tầng sinh môn sau khi sinh
Mẹ nên áp dụng các biện pháp tránh thai sau sinh nhằm tránh việc mang thai ngoài ý muốn (Nguồn: Sưu tầm)
Lợi ích của việc tránh thai sau sinh
Vỡ kế hoạch sau sinh là vấn đề “đau đầu” của rất nhiều cặp vợ chồng. Qua việc tránh thai sau sinh, phụ nữ có thể chủ động trong việc sinh đẻ, quản lý thời gian cũng như số lượng con để hạn chế tình trạng “một nách hai con”. Tránh thai sau sinh phần nào sẽ giảm áp lực về vật chất lẫn tinh thần cho cả gia đình.
Về phương diện sức khoẻ, các biện pháp tránh thai cũng giúp mẹ tránh được những tai biến sản khoa . Mẹ sẽ có thêm thời gian hồi phục sức khỏe chuẩn bị cho lần “vượt cạn” tiếp theo.
Tham khảo thêm: Chế độ sau sinh nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé
Các biện pháp tránh thai sau sinh
Có vô vàn những biện pháp tránh thai khác nhau từ sử dụng bao cao su, uống thuốc tránh thai,… hay tránh thai tự nhiên bằng cách tính ngày rụng trứng. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng đang cho con bú hay không mà mẹ nên lựa chọn biện pháp tránh thai thích hợp.
Tham khảo thêm: Cách ở cữ sau sinh khoa học mẹ cần biết
Các biện pháp tránh thai sau sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Dưới đây là các ưu và nhược điểm của một số phương pháp tránh thai mẹ có thể tham khảo:
1. Dùng bao cao su tránh thai
Bao cao su là phương pháp tránh thai phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Cơ chế hoạt động của bao cao su là một lớp màng mỏng ngăn chặn tinh trùng gặp trứng, từ đó ngăn chặn sự thụ thai.
Ưu điểm:
- Hiệu quả sử dụng cao khoảng 85% - 97% nếu sử dụng đúng cách.
- Không gây tác dụng phụ.
- Giá rẻ, dễ mua và tiện dụng.
- Phù hợp với mọi độ tuổi, giới tính.
Nhược điểm:
- Một số người có thể bị dị ứng với chất cao su.
- Mang cảm giác không thoải mái, chân thật khi sử dụng.
- Nếu không được đeo đúng và chọn size phù hợp thì có thể bị tuột, rách dẫn đến hiệu quả tránh thai không cao.
2. Tránh thai bằng cách tính ngày rụng trứng
Biết cách tính ngày rụng trứng giúp phụ nữ theo dõi những thay đổi của cơ thể cũng như đảm bảo tăng khả năng thụ thai, cũng như biết được ngày an toàn để quan hệ tránh thai hiệu quả.
Chu kỳ kinh nguyệt trung bình khoảng từ 28 đến 32 ngày nhưng tùy cơ địa mỗi người. Có người chu kỳ sẽ dài hơn, có người thì ngắn hơn. Quan trọng hơn là mẹ phải để ý đến những thay đổi của cơ thể báo hiệu trứng sắp rụng.
Ngày rụng trứng thường sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 14-15 của chu kỳ kinh nguyệt. Tổng thời gian rụng trứng là 10 ngày, bao gồm 5 ngày đầu và 4 ngày tiếp theo sau khi trứng rụng. Mẹ nên lưu ý rằng, khả năng thụ thai trong các ngày rụng trứng tăng lên đồng nghĩa với việc khả năng tránh thai sẽ bị giảm đi. Vì thế, mẹ nên tránh không quan hệ vào khoảng ngày rụng trứng trên để đạt được hiệu quả của biện pháp tránh thai này.
Thử ngay Công cụ tính ngày rụng trứng của Huggies
Ưu điểm:
- Biện pháp tránh thai tự nhiên, phổ biến và không tốn kém.
- Áp dụng lâu dài, không cần dùng thuốc.
- Không tác dụng phụ trên cơ thể.
- Cảm giác chân thật, vợ chồng hòa hợp hơn.
Nhược điểm:
- Tỉ lệ tránh thai đạt khoảng 75% tùy vào thời điểm rụng trứng.
- Chỉ hiệu quả hơn với người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Tham khảo thêm: Cách tính ngày rụng trứng khi kinh nguyệt không đều
3. Tránh thai bằng cách đặt vòng
Vòng tránh thai là một dụng cụ hỗ trợ tránh thai có kích thước nhỏ, bằng nhựa, silicone hoặc đồng có hình dạng hình chữ T hay vòng hình cánh cung. Vòng tránh thai còn có hai loại: chứa thuốc và không chứa thuốc (chứa thành phần progestin làm tăng hiệu quả tránh thai).
Mẹ có thể đặt vòng tránh thai ít nhất sau 4 - 6 tuần sau khi sinh khi tử cung đã dần hồi phục trở lại. Nếu có kinh trở lại, mẹ hãy đặt vòng trong 5 ngày đầu sau hành kinh.
Ưu điểm:
- Giá rẻ, cách sử dụng đơn giản.
- Hiệu quả khá cao có thể từ 5 – 10 năm.
- Không gây đau, vướng víu hay ảnh hưởng đến đời sống tình dục vợ chồng.
- Mẹ có thể chủ động trong việc đặt hoặc tháo vòng.
- Dễ dàng có thai lại nếu tháo vòng tránh thai.
Nhược điểm:
- Có thể gây rong huyết ở một vài chu kỳ đầu.
- Một vài trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa khi sử dụng.
- Có nhiều tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt , đau bụng dưới,…
Tham khảo thêm: Cách tính ngày quan hệ an toàn cho các cặp đôi
Mẹ có thể chọn tránh thai sau sinh bằng cách đặt vòng (Nguồn: Sưu tầm)
4. Tránh thai bằng cách sử dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai có 2 loại đó là thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai cấp tốc. Thành phần chính của hai loại thuốc này là progestin và estrogen, có tác dụng vô hiệu hóa sự phát triển của nang trứng, ngăn chặn trứng gặp tinh trùng.
Thuốc tránh thai hàng ngày chứa progestin, uống vào một giờ nhất định trong ngày để duy trì hormone ngăn rụng trứng mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng sữa và khả năng tiết sữa.
Thuốc tránh thai khẩn cấp hoạt động giống thuốc tránh thai hàng ngày nhưng hàm lượng progesterone cao hơn nhiều lần nên có tác dụng ngăn cản sự rụng trứng ngay lập tức.
Có 2 loại thuốc tránh thai hằng ngày chỉ chứa progestin (POPs), bao gồm:
- POPs cổ điển chứa các progestogen dẫn xuất từ nhân estrane (lynestrenol 0.5 mg (Exluton), ethynodiol 0.5 mg (Femulen)). Do hoạt tính kháng estrogen, progestogen trong POPs cổ điển có cơ chế ngừa thai chính là làm đặc chất nhầy cổ tử cung khiến tinh trùng không thể vào được buồng tử cung. Cơ chế tránh thai phụ, thứ cấp của POPs cổ điển là làm nội mạc tử cung thay đổi, không thể tiếp nhân trứng đã thụ tinh.
- POPs mới chứa progestin dẫn xuất từ nhân gonane: desogestrel 0.075mg (Cerazette, Embevin). POPs mới sẽ có hiệu quả tránh thai cao hơn so với POPs cổ điển
Lưu ý: Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và con, một số loại thuốc tránh thai cần được sự chỉ định của bác sĩ nếu mẹ vẫn đang trong giai đoạn cho con bú. Tham khảo thêm: Dùng thuốc tránh thai khi cho con bú .
Ưu điểm:
- Không “cản trở” việc chăn gối.
- Hiệu quả tránh thai tốt khoảng 99%, thuận tiện và hiệu quả.
- Có tác dụng điều chỉnh rối loạn nội tiết, kinh nguyệt.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh tăng sản vú và ung thư buồng trứng.
Nhược điểm:
- Sử dụng trong thời gian dài sẽ gây biến chứng vô kinh, vô sinh .
- Không sử dụng với những người đang bị hay có tiền sử ung thư vú, hay bị một số bệnh nội khoa.
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng đưa ra một số lời khuyên về việc sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày chứa progestin như sau:
Do hàm lượng progesterone dùng trong viên thuốc rất thấp, nên việc dùng POPs phải hết sức nghiêm ngặt:
- Nếu người dùng POPs bị ói trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc, thì phải uống lại ngay một viên.
- POPs cổ điển nếu quên uống sau 3 giờ, xử lý như quên thuốc. Tức là uống ngay viên thuốc bị quên hay bị chậm giờ, sau đó vẫn uống viên thường lệ như cũ, đồng thời phải dùng một một biện pháp bảo vệ khác trong vòng 48 giờ sau khi uống viên thuốc bù.
- POPs mới nếu quên uống sau 12 giờ, xử lý như quên thuốc.
Nhìn chung, mỗi phương pháp tránh thai đều có ưu và nhược điểm nhất định. Tùy vào tình trạng sức khỏe, cơ địa hay mong muốn tránh thai tạm thời hay trong nhiều năm, mẹ có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp.
Tham khảo thêm bảng chỉ số phát triển của trẻ:
- Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ
- Chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái 2 tuổi
- Chiều cao cân nặng trẻ 3 tuổi chuẩn
- Chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái 4 tuổi
- Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi chuẩn
Nếu mẹ còn những câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về “Góc chuyên gia của Huggies” nào!
Từ khóa » Tránh Thai Tự Nhiên Sau Sinh
-
Các Biện Pháp Tránh Thai Sau Sinh Phổ Biến | Vinmec
-
Các Biện Pháp Tránh Thai Sau Sinh - 7 Biện Pháp Phổ Biến Nhất
-
Những điều Cần Biết Về Tránh Thai Sau Sinh
-
Tất Tần Tật Các Biện Pháp Tránh Thai Sau Sinh Mẹ Cần Biết Ngay
-
Phụ Nữ Sau Sinh Tránh Thai Bằng Phương Pháp Nào?
-
6 Cách Tránh Thai Tự Nhiên, Không Cần Thuốc Phụ Nữ Nên Biết Rõ
-
9 Cách Tránh Thai Sau Sinh An Toàn Cho Mẹ Tránh “vỡ Kế Hoạch”
-
CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI DÀNH CHO PHỤ NỮ SAU SINH
-
Biện Pháp Tránh Thai Sau Sinh Nào Phù Hợp Cho Bạn? - Hello Bacsi
-
SAU SINH NÊN CHỌN PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI NÀO?
-
CÁC BIỆN PHÁP NGỪA THAI TRONG THỜI GIAN CHO CON BÚ ...
-
VỠ KẾ HOẠCH SAU SINH, DO ĐÂU?
-
7 Phương Pháp Tránh Thai Cho Phụ Nữ Sau Sinh
-
Biện Pháp Tránh Thai Sau Sinh Hiệu Quả