[Các Biện Pháp Tu Từ]: "Bỏ Túi" Cách Phân Biệt & Ghi Nhớ Hiệu Quả

Các biện pháp tu từ từ vựng là một trong những phần kiến thức quan trọng “góp mặt” ở các kì thi của môn Ngữ văn. Có thể nói rằng, các kiến thức của môn văn tương đối trừu tượng, đòi hỏi con trẻ phải có sự tư duy và vận dụng làm bài tập thật nhiều thì mới có thể nắm vững được. Vậy làm thế nào để phân biệt và ghi nhớ được các phép tu từ một cách chính xác nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Gia sư Thành Tâm sẽ lần lượt giải đáp và hướng dẫn cho bạn “nuốt gọn” chúng chỉ với 24h, bạn có tin không?

"Kê đơn cấp mẹo" phân biệt & ghi nhớ 8 Biện Pháp Tu Từ đã học
“Kê đơn cấp mẹo” phân biệt & ghi nhớ 8 Biện Pháp Tu Từ đã học
Nội dung bài viết ẨN 1. Biện pháp tu từ là gì? 2. Tại sao các bạn hay nhầm lẫn giữa các phép tư từ? 3. Cách nhận biết, phân biệt và ví dụ về các biện pháp tu từ 3.1. Phép so sánh 3.2. Biện pháp tu từ nhân hóa 3.3. Phép Ẩn dụ 3.4. Hoán dụ 3.5. Biện pháp tu từ nói quá 3.6. Nói giảm nói tránh 3.7. Điệp từ điệp ngữ 3.8. Chơi chữ 4. Cách phân biệt các biện pháp tu từ là gì? 5. Bài tập ví dụ về các phép tu từ

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ được hiểu một cách đơn giản là cách sử dụng ngôn từ (từ ngữ, câu văn hay đoạn văn bản) theo mục đích để tăng tính gợi hình gợi cảm hay tăng giảm mức độ quan trọng của vấn đề cần nói đến. Qua đó, người đọc, người nghe sẽ dễ hình dung rõ nét, chi tiết được sự vật, sự việc chân thật, cảm xúc nhất.

Các bạn đừng nên phức tạp hóa chúng lên quá cao, chúng sẽ làm bạn bị mơ hồ đấy!

Mục đích của các phép tư từ trong tiếng Việt là tăng tính thẩm mĩ, bày tỏ được cảm xúc và nét đặc trưng riêng cho từng tác phẩm. Sự đa dạng của Tiếng Việt góp phần làm tăng tính sáng tạo của người viết, người học.

Biện pháp tu từ là gì?
Biện pháp tu từ là gì?

Tại sao các bạn hay nhầm lẫn giữa các phép tư từ?

Thật ra không phải ngẫu nhiên mà Thành Tâm lại đề cập đến vấn đề này. Thật ra, để biết được cách phân biệt, ghi nhớ và vận dụng phép tu từ một cách linh hoạt thì các bạn phải biết được bản thân mình đang gặp phải vấn đề gì.

Từ kinh nghiệm thực tế của gia sư môn văn tại Thành Tâm, các bạn học sinh hay bị nhầm lẫn giữa các phép tu từ là do:

  • Không hiểu rõ về bản chất của các phép tu từ, nói một cách chính xác hơn đó chính là “cưỡi ngựa xem hoa”.
  • Các bạn hay chủ quan rằng: Môn văn là môn học “phụ”, gần đến kì thi mới dành thời gian để học. Thời gian gấp rút, kiến thức nhiều, các bạn nghĩ mình có nhớ lâu được mọi thứ không?
  • Thời gian học trên lớp tương đối ngắn, do vậy, giáo viên truyền đạt nhanh,… nhưng sau đó các bạn lại ngại hỏi phần kiến thức bị “hổng”.
  • Học một cách thụ động và không có tư duy logic. Các bạn cứ nghĩ rằng chỉ cần học thuộc định nghĩa sách giáo khoa là đã có thể làm bài được, đó là sai lầm hết sức nguy hiểm.
Học sai cách dẫn đến dễ nhầm lẫn
Học sai cách dẫn đến dễ nhầm lẫn

Cách nhận biết, phân biệt và ví dụ về các biện pháp tu từ

Thông thường, theo chương trình sách giáo khoa ngữ văn của bộ giáo dục có 8 phép tu từ cơ bản như sau:

Phép so sánh

  • Khái niệm: là biện pháp đối chiếu sự việc, sự vật, hiện tượng này với sự việc, sự vật, hiện tượng khác có đặc điểm, tính chất tương tự nhau.
  • Phân loại: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
  • Cách nhận biết phép so sánh: Trong câu sẽ xuất hiện các từ: “như”, “là”, “bao nhiêu… bấy nhiêu”, “chẳng bằng”,… Tuy nhiên với những bài nâng cao thì phép so sánh bị ẩn đi.
  • Ví dụ:

“Trẻ em như búp trên cành” thuộc phép so sánh bằng, dấu hiệu nhận biết là từ: “như”.

” Những ngôi sao thức ngoài kia, chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” thuộc phép so sánh không ngang bằng, từ nhận biết là “chẳng bằng”.

Các biện pháp tu từ thường gặp
Các biện pháp tu từ thường gặp

Biện pháp tu từ nhân hóa

  • Khái niệm: Nhân hóa là phép tu từ dùng từ ngữ hành động, suy nghĩ, trạng thái,… vốn dành để chỉ người để miêu tả cho sự vật, con vật hay hiện tượng.
  • Mục đích: giúp cho con vật, sự việc trở nên gần gũi hơn với người đọc.
  • Cách phân biệt phép nhân hóa: có các từ chỉ hoạt động, cảm xúc của con người: Nghe, nói, đọc, viết, vui buồn,…
  • Ví dụ: Trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Phép Ẩn dụ

  • Khái niệm: là phép tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng, sự việc khác có tính chất và nét tương đồng với nhau.
  • Gồm có 4 loại ẩn dụ: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ về phẩm chất và ẩn dụ về chuyển đổi giác quan.
  • Cách phân biệt phép ẩn dụ: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau.
  • Ví dụ:

Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Ở đây, người ta dùng “thuyền” để nói về người con trai, “bến” để nói về người con gái vì chúng có chung điểm tương đồng.

Hoán dụ

  • Khái niệm: Là phép tu từ gọi tên các sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng tính gợi hình.
  • Phân loại: Thường sẽ có 4 loại: Lấy bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để chỉ vật chứa đựng, lấy dấu hiệu sự vật để chỉ sự vật, lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.
  • Ví dụ:

>> Cô ấy là giọng ca vàng của lớp 9C

>> Áo nâu cùng với áo xanh/ Nông thôn cùng với thành thị đứng lên

→ Áo nâu đại diện cho người nông dân ở nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân ở thành thị.

Biện pháp tu từ nói quá

  • Khái niệm: Nói quá là phép tu từ từ vựng được sử dụng khi muốn làm nổi bật, phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng lên cao hơn so với thực tế.
  • Mục đích: Muốn được “nâng tầm” giá trị, gây ấn tượng với người đọc người nghe. Tuy nhiên, chúng ta cũng chỉ nên dùng phép nói quá ở mức độ nhất độ vừa phải.
  • Dấu hiệu nhận biết: Trong câu hay đoạn văn bản sẽ có xuất hiện những cụm từ phóng đại, tăng tính cường điệu so với thực tế.
  • Ví dụ: Khỏe như voi, nhanh như cắt, ngủ như heo, đẹp nghiêng nước nghiêng thành,…

Nói giảm nói tránh

  • Khái niệm: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ được sử dụng để giảm nhẹ nổi buồn, sự nghiêm trọng của vấn đề liên quan đến sự vật, sự việc, hiện tượng, tạo sự tôn trọng với người đọc, người nghe.
  • Mục đích: Tránh sự đau thương, thể hiện thuần phong mỹ tục về văn giao tiếp.
  • Cách phân biệt: Sử dụng các từ ngữ nhẹ nhàng: dùng từ “đã mất” thay thế cho từ “chết”,…
  • Ví dụ: “Cậu có thể vui lòng giữ yên lặng được không?” thay cho câu “Cậu làm ồn quá đấy!”

Điệp từ điệp ngữ

  • Khái niệm: Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ điệp ngữ là sự lặp đi lặp lại nhiều lần của một từ hay cụmtừ nhằm để nhấn mạnh, liệt kê,… để làm nổi bật vấn đề cần nói tới. 
  • Cách phân biệt: Các cụm từ sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Ví dụ: 

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đeo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Chơi chữ

  • Biện pháp tu từ chơi chữ là gì? Đây chính là một trong những biện pháp tu từ được vận dụng linh hoạt các chữ viết, ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của Tiếng Việt, nhằm tạo cảm hứng cho người đọc. Ngoài ra, biện pháp này cũng thường được dùng để châm biếm, đả kích hoặc đùa vui.
  • Có các hình thức chơi chữ nào? Dùng các từ gần nghĩa, từ đồng nghĩa, dùng từ trái nghĩa, dùng từ nói lái và dùng từ đồng âm.
  • Ví dụ:

“Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng được chăng

Thầy bói xem quả nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”

Cách phân biệt các biện pháp tu từ là gì?

Đến đây chắc chắn sẽ có nhiều bạn thắc mắc: ” Vậy có cách phân biệt các phép tu từ không? Thật ra từ trước đến nay không có bất kì công thức hay bài thơ nào để giúp các em học thuộc và phân biệt các phép tu từ.

Việc ghi chép, tìm hiểu và làm bài thường xuyên là cách duy nhất để các bạn phân biệt chúng. Trong quá trình vận dụng kiến thức lý thuyết để làm bài, các bạn sẽ dần nhận ra đó là phép tu từ nào. Dù bài tập có biến tấu đến đâu thì các bạn vẫn nhận ra được.

Không phải quá khó cũng không phải quá dễ, về cơ bản vẫn là sự nổ lực chinh phục kiến thức của các bạn!

>>> Xem thêm: [Tìm] Gia sư Văn lớp 9: #Chuẩn phương pháp, Bám sát đề thi!

Cách phân biệt
Cách phân biệt

Bài tập ví dụ về các phép tu từ

Bài tập 1: Xác định và phân tích phép tu từ có trong các đoạn thơ sau:

A.

Đau lòng kẻ ở người đi

Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm. (Nguyễn Du)

B.

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù (Nguyễn Duy)

C.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? (Chinh phụ ngâm khúc)

D.

Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Chính Hữu)

Gợi ý:

A. Nói quá: thể hiện nỗi đau đớn chia li khôn xiết giữa người đi và kẻ ở. B. Nhân hoá – ẩn dụ: Phẩm chất siêng năng cần cù của tre như con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Bài tập 2: Cho các ví dụ sau: Chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, long trời lở đất.

Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?

A- Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh. B- Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá. C- Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá. D- Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh.

Gợi ý: B

Bài tập 3: Vận dụng các phép tu từ đã học để phân tích đoạn thơ sau:

” Cứ nghĩ hồn thơm đang tái sinh Ngôi sao ấy lặn, hoá bình minh. Cơn mưa vừa tạnh, Ba Đình nắng Bác đứng trên kia, vẫy gọi mình” (Tố Hữu)

Gợi ý:

Xác định được các phép tu từ có trong đoạn thơ:

  • Hoán dụ: Hồn thơm; ẩn dụ: Ngôi sao, bình minh

Từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ các hiện tượng tự nhiên: Ngôi sao, lặn, bình minh, cơn mưa, tạnh, nắng.

  • Phân tích cách diễn đạt bằng hình ảnh để thấy cái hay cái đẹp của đoạn thơ: thể hiện sự vĩnh hằng, bất tử của Bác: hoá thân vào thiên nhiên, trường tồn cùng thiên nhiên đất nước, giảm nhẹ nỗi đau xót sự ra đi của Người. Hình ảnh thơ vừa giàu sắc thái biểu cảm vừa thể hiện tấm lòng thành kính thiêng liêng của tác giả đối với Bác Hồ.

(Theo Nguồn Internet)

TÓM LẠI LÀ:

Gia sư Thành Tâm hi vọng, qua bài viết này, các bạn có thể giải đáp được những khái niệm: Biện pháp tu từ là gì? Giải mã cách phân biệt, đặc điểm và các ví dụ về phép tu từ. Không chỉ riêng gì môn văn và bất kì môn học nào cũng vậy, chúng ta cần có thời gian và phương pháp học hiệu quả.

Chúc các bạn thành công!

Mọi sự thắc mắc vui lòng liên hệ theo số hotline hoặc fanpage của chúng tôi để được giải đáp.

TRUNG TÂM GIA SƯ THÀNH TÂM – Trung tâm uy tín hàng đầu ở TPHCM

Văn phòng đại diện: 35/52 Đường 44, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức

HOTLINE: 0374771705 (Cô Tâm)

>> Xem thêm: Học sinh cá biệt là gì? [MẸO] 7+ Cách giáo giục học sinh cá biệt 

Nhấn vào đây để đánh giá bài này ! [Toàn bộ: 1 Trung bình: 5]

Từ khóa » Cách Nhận Biết Biện Pháp Tu Từ ẩn Dụ