Các Biện Pháp Tu Từ Là Gì? Các Biện Pháp Nào Thường Gặp Nhất?
Có thể bạn quan tâm
Các biện pháp tu từ là gì? Chúng ta thường gặp các loại biện pháp nào trong các văn bản? Cùng Mamnonabc.vn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!
Table of Contents
- Các biện pháp tu từ là gì?
- Các biện pháp tu từ là gì?
- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong văn bản
- Phân loại các biện pháp tu từ
- Phân loại các biện pháp tu từ
- Biện pháp so sánh
- Biện pháp ẩn dụ
- Biện pháp hoán dụ
- Biện pháp nhân hoá
- Biện pháp điệp ngữ
- Biện pháp nói giảm nói tránh
- Biện pháp nói quá
- Biện pháp chơi chữ
Các biện pháp tu từ là gì?
Các biện pháp tu từ là gì?
Các biện pháp tu từ (còn gọi là phép tu từ, biện pháp nghệ thuật) được hiểu là cách vận dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và gây ấn tượng cho người đọc.
Các biện pháp này được sử dụng ở phương diện ngữ âm, từ vựng, cú pháp trong một ngữ cảnh nhất định và có sự chọn lọc nhằm nâng cao tối đa hiệu quả diễn đạt.
Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong văn bản
- Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho con người, cảnh vật, thiên nhiên trong văn bản.
- Khắc họa rõ nét tâm tư, tình cảm cảm xúc của người viết.
- Gây ấn tượng, thu hút người đọc, người nghe.
- Cho thấy sự đa dạng và độc đáo về hệ thống từ vựng và ngữ pháp trong tiếng Việt.
Phân loại các biện pháp tu từ
- Biện pháp tu từ ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, cách ngắt nhịp dài, ngắn,…
- Biện pháp tu từ cú pháp: phép lặp, liệt kê, điệp ngữ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ,…
- Biện pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa: là các biện pháp tu từ thường gặp nhất như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, phép đối, tượng trưng, chơi chữ,…
Phân loại các biện pháp tu từ
Biện pháp so sánh
So sánh là sự đối chiếu các sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tạo sự ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm khi diễn đạt.
Ví dụ: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. (Ca dao Việt Nam)
>> Xem thêm: Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Biện pháp ẩn dụ
Biện pháp ẩn dụ sử dụng phương thức gọi tên các sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác khi chúng có nét tương đồng với nhau nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm khi cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. (Tục ngữ Việt Nam)
Biện pháp hoán dụ
Biện pháp hoán dụ gọi tên các sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác khi chúng có mối quan hệ gần gũi với nhau nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm khi cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Cả lớp đang lắng nghe thầy giảng bài một cách chăm chú.
Biện pháp nhân hoá
Biện pháp nhân hoá giúp sự vật, hiện tượng có sức sống và gần gũi với con người hơn khi được miêu tả bởi các từ vựng gắn liền với con người, như từ để hô gọi, từ chỉ hành động, tính cách, mô tả suy nghĩ,…
Biện pháp này cũng giúp văn bản có tính biểu cảm và sáng tạo cao, tạo được ấn tượng với độc giả.
Ví dụ: Anh gà trống gáy ò ó o báo thức cho cả xóm.
Biện pháp điệp ngữ
Biện pháp điệp ngữ là sự nhắc đi nhắc lại nhiều lần một yếu tố ngôn ngữ như một vần, một từ vựng, một ngữ, một đoạn nhằm làm nổi bật, nhấn mạnh ý nhằm tăng sức diễn đạt của văn bản.
Ví dụ: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh,… (Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
Biện pháp nói giảm nói tránh
Nói giảm nói tránh là cách nói giảm nhẹ tính chất, mức độ của sự vật, sự việc hoặc dùng cách nói khác nhằm diễn đạt ý tứ văn thơ một cách tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau thương, mất mát, và tránh sự thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ: Gục lên súng mũ bỏ quên đời. (Đồng chí – Chính Hữu)
Biện pháp nói quá
Nói quá là sự phóng đại, làm quá lên về quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng để tăng sức biểu cảm, sự sinh động cho lời nói, câu văn, gây ấn tượng mạnh với người đọc.
Ví dụ: Cụ Bá thét ra lửa.
Biện pháp chơi chữ
Chơi chữ là biện pháp tu từ sử dụng sự đặc sắc, linh hoạt về âm và nghĩa của từ nhằm mang lại sắc thái dí dỏm, hài hước cho câu văn.
Ví dụ: “Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá”.
Các biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ nào thường gặp nhất đã được Hayhoc chia sẻ một cách đầy đủ và chi tiết. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về các biện pháp tu từ và áp dụng chuẩn xác vào văn bản nhé!
>> Xem thêm: Từ chỉ sự vật là gì, Luyện từ và câu lớp 2,3 (bài tập, ví dụ)
Từ khóa » Các Biển Pháp Tu Từ
-
Biện Pháp Tu Từ Là Gì? - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Các Biện Pháp Tu Từ đã Học, Khái Niệm Và Tác Dụng ...
-
Biện Pháp Tu Từ Là Gì? Các Biện Pháp Tu Từ? Tác Dụng Là Gì?
-
12 Biện Pháp Tu Từ Trong Tiếng Việt Thường Gặp Nhất - Newshop
-
Biện Pháp Tu Từ Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Phân Biệt 8 Biện Pháp Tu Từ đã Học Và Cách Ghi Nhớ
-
Các Biện Pháp Tu Từ Và Ví Dụ Về Bài Tập Biện Pháp Tu Từ Dễ Hiểu
-
Biện Pháp Tu Từ Là Gì? - TopLoigiai
-
Các Biện Pháp Tu Từ Thường Gặp Trong Ngữ Văn Thi THPT
-
12 "Biện Pháp Tu Từ" Cần Thuộc Nằm Lòng Môn Ngữ Văn Thi THPT
-
Biện Pháp Tu Từ | Kiến Thức Wiki | Fandom
-
Các Biện Pháp Tu Từ - VerbaLearn
-
Biện Pháp Tu Từ Là Gì? Các Biện Pháp Tu Từ Và Tác Dụng Của Nó
-
Phân Loại Các Biện Pháp Tu Từ - DBK VIỆT NAM