Các Biện Pháp Tu Từ Mà Em đã Học Từ Lớp 6->8 - Hoc24

HOC24

Lớp học Học bài Hỏi bài Giải bài tập Đề thi ĐGNL Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Đóng Đăng nhập Đăng ký

Lớp học

  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
  • Lớp 2
  • Lớp 1

Môn học

  • Toán
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Ngữ văn
  • Tiếng anh
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Tin học
  • Công nghệ
  • Giáo dục công dân
  • Tiếng anh thí điểm
  • Đạo đức
  • Tự nhiên và xã hội
  • Khoa học
  • Lịch sử và Địa lý
  • Tiếng việt
  • Khoa học tự nhiên
  • Hoạt động trải nghiệm
  • Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật

Chủ đề / Chương

Bài học

HOC24

Khách Khách vãng lai Đăng nhập Đăng ký Khám phá Hỏi đáp Đề thi Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Tất cả
  • Toán
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Ngữ văn
  • Tiếng anh
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Tin học
  • Công nghệ
  • Giáo dục công dân
  • Tiếng anh thí điểm
  • Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật
Hãy tham gia nhóm Học sinh Hoc24OLM Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài Chọn lớp: Tất cả Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Chọn môn: Tất cả Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Âm nhạc Mỹ thuật Gửi câu hỏi ẩn danh Tạo câu hỏi Hủy

Câu hỏi

Hủy Xác nhận phù hợp Chọn lớp Tất cả Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1 Môn học Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Mới nhất Mới nhất Chưa trả lời Câu hỏi hay PRO DZ
  • PRO DZ
19 tháng 11 2021 lúc 20:19

viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về 1 nhân vật đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8, trong đó có sử dụng các biện pháp tu từ đã học. chỉ rõ các biện pháp tu từ đã sử dụng trong đoạn văn

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn 0 0 Khách Gửi Hủy Quoc Tran Anh Le
  • Câu 10
SGK Cánh Diều trang 118 21 tháng 12 2023 lúc 10:31

a) Nêu một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6.

b) Nêu một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

Xem chi tiết Lớp 10 Ngữ văn Nội dung ôn tập 1 0 Khách Gửi Hủy Quoc Tran Anh Le Quoc Tran Anh Le Giáo viên CTVVIP 21 tháng 12 2023 lúc 10:34

a. Một số biện pháp tu từ trong bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn

- Biện pháp chêm xen:

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung ý nghĩa cho cụm từ “ông và dì”, làm nổi bật được số phận của 2 con người.

- Biện pháp so sánh

“Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡ quả cầu hoặc pho tượng Phật” (Kiêu binh nổi loạn)

=> Biện pháp so sánh làm nổi bật thái độ coi thương của kiêu binh đối với vị vua bù nhìn

b. Biện pháp chêm xen

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Phùng Khánh Linh
  • Phùng Khánh Linh
26 tháng 9 2021 lúc 13:38

Kể giúp mình tất cả những biện pháp tu từ đã học từ lớp 6 đến lớp 8 được không ạ? Nhớ kèm theo cả tác dụng của mỗi biện pháp tu từ ạ. oho

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn 2 0 Khách Gửi Hủy Hermione Granger Hermione Granger 26 tháng 9 2021 lúc 13:42

1. So sánh

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

2. Nhân hoá

– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn

3. Ẩn dụ

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

4. Hoán dụ

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

5. Nói quá

– Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

6. Nói giảm nói tránh

– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

7. Điệp từ, điệp ngữ

– Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.

8. Chơi chữ

– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị

Đúng 2 Bình luận (1) Khách Gửi Hủy Tử Nguyệt Hàn Tử Nguyệt Hàn 26 tháng 9 2021 lúc 13:52

Tham khảo 

1/ Biện pháp tu từ so sánh

a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

- A như B:

Trong đó:

+ A – sự vật, sự việc được so sánh

+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

c/ Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:+ So sánh không ngang bằng:- Phân loại theo đối tượng:+ So sánh các đối tượng cùng loại:+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

2/ Biện pháp tu từ nhân hóa

a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

b/ Các kiểu nhân hóa:

Trang chủ Ôn Luyện Ngữ Văn 12

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ ĐÃ HỌC, KHÁI NIỆM VÀ TÁC DỤNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

Tổng hợp 10 biện pháp tu từ đã học trong chương trình Ngữ văn, khái niệm, tác dụng và ví dụ các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói giảm. nói tránh... mà các em cần ghi nhớMỤC LỤC NỘI DUNG1. Biện pháp tu từ là gì?2. Biện pháp tu từ so sánh3. Biện pháp tu từ nhân hóa4. Biện pháp tu từ ẩn dụ5. Biện pháp tu từ hoán dụ6. Biện pháp tu từ nói quá7. Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh8. Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ9. Biện pháp tu từ chơi chữ10. Biện pháp tu từ liệt kê11. Biện pháp tu từ Tương phảnBIỆN PHÁP TU TỪ LÀ GÌ?

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm.

 

Mục đích của biện pháp tu từ là gì?

- Tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm hơn so với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường.

Các biện pháp tu từ đã học là:

Các biện pháp tu từ đã học

So sánhNhân hóaẨn dụHoán dụNói quá, phóng đại, kho trương, ngoa dụ, thậm xưng, cường điệuNói giảm, nói tránhĐiệp từ, điệp ngữChơi chữLiệt kêTương phảnCHI TIẾT KHÁI NIỆM, TÁC DỤNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ ĐÃ HỌC1/ BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH

a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Chi tiết nội dung bài học trong trương trình: Soạn bài So sánh

b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

“Người ta là hoa đất”(tục ngữ)

“Quê hương là chùm khế ngọt”

(Quê hương  - Đỗ Trung Quân)

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào”

(Thu vịnh – Nguyễn Khuyến)

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

 

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên)

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”

(Ca dao)

 Trong đó:

+ A – sự vật, sự việc được so sánh

+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

c/ Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

“Người là cha, là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

(Sáng tháng Năm – Tố Hữu)

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

(Bầm ơi – Tố Hữu)

- Phân loại theo đối tượng:+ So sánh các đối tượng cùng loại:

Ví dụ:

“Cô giáo em hiền như cô Tấm”

+ So sánh khác loại:

Ví dụ:

“Anh đi bộ đội sao trên mũ

 

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”

(Núi đôi – Vũ Cao)

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

Ví dụ:

“Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

(Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân)

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

(Ca dao)

2/ BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA

a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

Ôn lại kiến thức và làm bài tập vận dụng: Soạn bài Nhân hóa

b/ Các kiểu nhân hóa:

- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:- Trò chuyện với vật như với người:

3/ Biện pháp tu từ ẩn dụ

a/ Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 

b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức

 

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

 

+ Ẩn dụ phẩm chất -  tương đồng về phẩm chất

 

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

 

c/ Lưu ý:

-  Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:

+ Ẩn dụ tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.

 

+ Ẩn dụ từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ chai, mũi đất, tay ghế, tay bí, tay bầu,...

4/ Biện pháp tu từ hoán dụ

a/ Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 

b/ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:

 

+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

 

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:

 

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

 

Lưu ý:

Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:

-  Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng (giống nhau)

-  Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

5) Biện pháp tu từ nói quá, phóng đại, kho trương, ngoa dụ, thậm xưng, cường điệu

- Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

 

6) Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh

- Khái niệm: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

 

7) Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ

- Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

 

- Điệp ngữ có nhiều dạng:

+ Điệp ngữ cách quãng:

 

+ Điệp nối tiếp:

 

+ Điệp vòng tròn:

 

8) Biện pháp tu từ chơi chữ

- Khái niệm: Chơi chữ là biện pháp tu từ lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

 

- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,….

- Các lối chơi chữ thường gặp:

+ Dùng từ ngữ đồng âm

 

 

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)

 

+ Dùng lối nói lái

 

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

+ Dùng cách điệp âm

 

9/ Biện pháp tu từ liệt kê

- Khái niệm: Liệt kê là biện pháp tu từ sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

 

10/ Biện pháp tu từ Tương phản

- Khái niệm: Tương phản là biện pháp tu từ sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.

 

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Buddy
  • Câu 10
SGK Cánh Diều 4 tháng 3 2023 lúc 22:23

Câu 10 (trang 118, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài:

a. Nêu một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6.

b. Nêu một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

 

Xem chi tiết Lớp 10 Ngữ văn Nội dung ôn tập 1 0 Khách Gửi Hủy Thanh An Thanh An 5 tháng 3 2023 lúc 0:16

a) 

- Một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 là: bút pháp đối lập (Thu hứng – Bài 1), đảo ngữ (Tự tình – Bài 2), nhân hóa, đối lập (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), ...

- Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6: Biện pháp tu từ trong Tự tình – Bài 2 là đảo ngữ: 

“Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Tác dụng: Góp phần miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời.

b) 

- Một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) :

“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích!

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

 Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”

- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy: Góp phần bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy 40. Trang
  • 40. Trang
10 tháng 7 2023 lúc 11:57

Viết đoạn văn ngắn 6 đến 8 câu nêu cảm nhận của em về một giờ ra chơi mà em thấy thú vị nhất đoạn văn có sử dụng một số biện pháp tu từ đã học gạch chân và chú thích biện pháp tu từ đó

cứu cứuuuu

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn 2 0 Khách Gửi Hủy Đỗ Tuệ Lâm Đỗ Tuệ Lâm CTV 10 tháng 7 2023 lúc 21:41

Mở đoạn:

- Khoảng thời gian vừa thoải mái vui vẻ vừa gắn liền với nhiệm vụ tích lũy kiến thức của các bạn học sinh có lẽ là giờ ra chơi.

Thân đoạn:

- Miêu tả:

+ Trước giờ ra chơi: sân trường vắng lặng ít người, chỉ thoang thoảng lại có chị gió lướt nhẹ qua ghé thăm các bạn học sinh làm cây cối nghe tiếng rì rào. (Nhân hóa)

+ Trong giờ ra chơi:

-> Các bạn học sinh ùa ra ngoài nhanh nhẹn cùng tâm trạng háo hức như mũi tên ít lực. (so sánh)

-> Ở căn tin: nhộn nhịp đông đúc các bạn mua quà vặt, nước ngọt,..

-> Ở sân trường: các bạn nam thì chơi đá cầu vui vẻ với nhau, các bạn nữ thì ríu rít nói chuyện về bài học. 

-> Một số bạn ngồi ghế đá ăn uống nói cười vui vẻ.

-> Ở thư viện: có bạn thì ngồi đọc sách ham mê, bạn thì vì hết chỗ nên đứng đọc rất chăm chỉ. 

- Tâm trạng:

+ Ai cũng rất phấn khích, thoải mái và không có áp lực học tập nữa

- Cảm xúc:

+ Các bạn đã và đang sẵn sàng tham gia vào các hoạt động ngoài trời, gặp gỡ bạn bè và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống.

Kết đoạn:

- Khép lại, giờ ra chơi nào em cũng thấy thú vị như nhau vì bao giờ cũng được chơi vui thoải mái cùng bạn bè. Kỉ niệm học trò lúc nào cũng đẹp và vô giá với em!.

Đúng 1 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy minh nguyet minh nguyet 10 tháng 7 2023 lúc 22:41

Gợi ý cho em đoạn văn của chị:

Mỗi buổi học ở trường, chúng em sẽ được nghỉ khoảng 30 phút giữa buổi để thư giãn chuẩn bị tiết học tiếp theo. Giờ ra chơi. Sân trường em luôn nhộn nhịp tiếng nói, cười của các bạn học sinh. Các bạn nam thì chơi cầu, đá bóng, chơi cờ... Còn các bạn nữ thì nhảy dây, vẽ tranh... Còn một số bạn trầm tĩnh hơn sẽ ngồi ngắm nhìn quang cảnh trường hoặc nói chuyện nhẹ nhàng... Ngắm nhìn sân trường em giờ ra chơi thật thoải mái. Sau 30 phút thì vào lớp. Em mong muốn luôn được đến trường để có những phút giây như vậy.

_mingnguyet.hoc24_

Đúng 1 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Quoc Tran Anh Le
  • Câu 15
SGK Cánh Diều trang 124 15 tháng 9 2023 lúc 0:51

Nêu một số biện pháp tu từ có trong các bài thơ đã học ở Bài 7 và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật.

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn Ôn tập học kì 2 1 0 Khách Gửi Hủy Kiều Sơn Tùng Kiều Sơn Tùng 15 tháng 9 2023 lúc 0:51

- Một số biện pháp tu từ: ẩn dụ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ.

Ví dụ: Ẩn dụ trong bài thơ Mời trầu

- "Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi": khác với miếng trầu têm cánh phượng khéo léo trang trọng, câu thơ cho thấy sự giản dị, bình thường nhất.

- "Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá bạc như vôi": ý nói nếu giữa cô gái và chàng trai có tình cảm với nhau thì hãy như sự xúc tác giữa miếng trầu và vôi, khi nhai sẽ tạo ra màu đỏ.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Nguyễn Duy Lâm
  • Nguyễn Duy Lâm
27 tháng 12 2022 lúc 20:06

viết đoạn văn từ 7 đến 8 câu kể về một buổi sinh hoạt mà em ấn tượng trong đoạn văn có sữ dụng các dấu câu đã học và ít nhất một biện pháp tu từ đã học                                      

Xem chi tiết Lớp 6 Ngữ văn 5 1 Khách Gửi Hủy Nguyễn Duy Lâm Nguyễn Duy Lâm 27 tháng 12 2022 lúc 20:07

giúp em với

Đúng 0 Bình luận (4) Khách Gửi Hủy Trần Mạnh Nguyên Trần Mạnh Nguyên 27 tháng 12 2022 lúc 20:13

Sáng đó, em thức dậy rất sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc - một cảnh tượng tuyệt đẹp trên quê hương . Từ sân nhà nhìn về hướng đông , em thấy bầu trời đang dần chuyển sang màu hồng nhạt . Ông Mặt trời vẫn giấu mình sau những đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu ông đã thức giấc . Gió thổi nhè nhẹ . Một lát sau ông mặt trời nhỏ một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang t từ nhỏ lên bầu trời cao . Nhuộm chân trời một màu hồng rực , quét sạch tàn dư của bóng đêm . Vạn vật như bừng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài , hân hoan chào đón nắng mai .Sương đêm đọng trên những chiếc lá cây , lấp lánh giữa ánh nắng mà trời . Tạo thành bức tranh vẽ khung cảnh thiên nhiên của buổi sáng mai tuyệt vời . 

Đúng 1 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Trần Mạnh Nguyên Trần Mạnh Nguyên 27 tháng 12 2022 lúc 20:13

đây

Sáng đó, em thức dậy rất sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc - một cảnh tượng tuyệt đẹp trên quê hương . Từ sân nhà nhìn về hướng đông , em thấy bầu trời đang dần chuyển sang màu hồng nhạt . Ông Mặt trời vẫn giấu mình sau những đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu ông đã thức giấc . Gió thổi nhè nhẹ . Một lát sau ông mặt trời nhỏ một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang t từ nhỏ lên bầu trời cao . Nhuộm chân trời một màu hồng rực , quét sạch tàn dư của bóng đêm . Vạn vật như bừng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài , hân hoan chào đón nắng mai .Sương đêm đọng trên những chiếc lá cây , lấp lánh giữa ánh nắng mà trời . Tạo thành bức tranh vẽ khung cảnh thiên nhiên của buổi sáng mai tuyệt vời . 

Đúng 1 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Xem thêm câu trả lời huy nguyen
  • huy nguyen
21 tháng 11 2021 lúc 15:11

Câu 1: Đặt hai câu, mỗi câu sử dụng một biện pháp nghệ thuật mà em đã học (gạch chân từ ngữ có sử dụng biện pháp tu từ và ghi chú biện pháp tu từ em sử dụng)

 

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Tiếng Việt 2 0 Khách Gửi Hủy minh nguyet minh nguyet 21 tháng 11 2021 lúc 15:16

So sánh:

Trời hôm nay dù đã sang đông nhưng vẫn nắng như những ngáy hè

Ẩn dụ: 

Trời nắng giòn tan những ngày cuối tuần

Đúng 2 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy sky12 sky12 21 tháng 11 2021 lúc 15:20

Biện pháp so sánh:

 Thầy cô như người lái đò dẫn lối chúng em đến bến bờ tri thức.

Biện pháp nhân hóa:

 Những chú ve sầu tạo nên bản hòa ca báo hiệu mùa hè đến.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy nabee kazuha
  • nabee kazuha
27 tháng 5 2018 lúc 9:52

HÃY NÊU CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ BẠN ĐÃ HỌC TRONG LỚP 5 VÀ GIẢI THÍCH TÁC DỤNG CỦA TỪNG BIỆN PHÁP TU TỪ ĐÓ

Xem chi tiết Lớp 5 Ngữ văn Câu hỏi của OLM 2 0 Khách Gửi Hủy ❄₣rเεηɗŽσиɘ࿐❄ ❄₣rเεηɗŽσиɘ࿐❄ 27 tháng 5 2018 lúc 10:04

+) So sánh : là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt,còn có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

+) Nhân hóa : là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,.....bằng những từ ngữ vốn đc dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật cây cối, đồ vật, .....trở nên gần gũi vs con người, biểu thị đc những suy nghĩ,tình cảm của con người.

+) Ẩn dụ : là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Đúng 2 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Lương Gia Phúc Lương Gia Phúc 27 tháng 5 2018 lúc 11:27

1/ SO SÁNH:

a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

“Người ta là hoa đất” 

                                                               [tục ngữ]

“Quê hương là chùm khế ngọt”               

                                                               [Quê hương  - Đỗ Trung Quân]

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

                                                                [Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

                                                        [Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên]

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”

                                                    [ca dao]

 Trong đó:

 + A – sự vật, sự việc được so sánh

 + B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

 + “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

c/ Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

“Người là cha, là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

                                                                [Sáng tháng Năm – Tố Hữu]

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

                                                                 [Bầm ơi – Tố Hữu]

- Phân loại theo đối tượng:

+ So sánh các đối tượng cùng loại:

“Cô giáo em hiền như cô Tấm” 

+ So sánh khác loại:

“Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”

                                                                    [Núi đôi – Vũ Cao]

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

“Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

                                                     [Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân] 

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

                                                                                         [ca dao]

2/ NHÂN HÓA:

a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 

b/ Các kiểu nhân hóa:

- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

                                                           [Tây Tiến – Quang Dũng]

"Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

                                                        [Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]

- Trò chuyện với vật như với người:

“Trâu ơi ta bảo trâu này…”

                                                                      [ca dao]

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ ^^

Đúng 2 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Hà Quang Minh
  • Câu 15
SGK Cánh Diều trang 133 13 tháng 9 2023 lúc 20:48

Nêu một số biện pháp tu từ có trong các văn bản thơ đã học ở Bài 2 và phân tích tác dụng của một biện pháp mà em thích.

Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn Ôn tập học kì 1 2 0 Khách Gửi Hủy Mai Trung Hải Phong Mai Trung Hải Phong 13 tháng 9 2023 lúc 20:48

*Văn bản “Nếu mai em về Chiêm Hoá”

Khổ 2:

- Đá - ngồi, trông nhau.

- Non Thần - trẻ lại.

=> Tác dụng: Làm cho sự vật có hồn, bức tranh thiên nhiên mùa xuân trở nên sống động.

Khổ 4:

Mùa xuân - lạc đường.

=> Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của các cô gái bản Tày, vẻ đẹp khiến cho mùa xuân mải mê say đắm đến mức lạc đường.

*Văn bản “Nắng mới”:

- Biện pháp nghệ thuật: nhân hoá (nắng mới reo ngoài nội).

=> Tác dụng: khiến bài thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trĩu một nỗi buồn, một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng, gợi nỗi nhớ về người mẹ đã đi xa

Đúng 1 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Thanh An Thanh An 13 tháng 9 2023 lúc 20:48

Tham khảo!

- *Văn bản “Nếu mai em về Chiêm Hoá”

Khổ 2:

- Đá - ngồi, trông nhau.

- Non Thần - trẻ lại.

=> Tác dụng: Làm cho sự vật có hồn, bức tranh thiên nhiên mùa xuân trở nên sống động.

Khổ 4:

Mùa xuân - lạc đường.

=> Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của các cô gái bản Tày, vẻ đẹp khiến cho mùa xuân mải mê say đắm đến mức lạc đường.

*Văn bản “Nắng mới”:

- Biện pháp nghệ thuật: nhân hoá (nắng mới reo ngoài nội).

=> Tác dụng: khiến bài thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trĩu một nỗi buồn, một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng, gợi nỗi nhớ về người mẹ đã đi xa.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy

Từ khóa » Các Biện Pháp Tu Từ Lớp 6 7 8