Các Biện Pháp Tu Từ Trong Bài Gánh Mẹ - Blog Của Thư
Có thể bạn quan tâm
Lên rừng chặt nhánh tre ngà Kết thành quang gánh... gánh mẹ già đi chơi
Cho con gánh Mẹ một lầnCả đời mẹ đã tảo tần gánh conCho con gánh Mẹ đầu nonCả lòng Mẹ đã sắt son biển trờiNgày xưa Mẹ gánh à ơiCho con gánh lại những lời Mẹ ruĐường đời sương gió mịt mùVì con hạnh phúc chẳng từ gian nanĐể con gánh... Mẹ đừng canSợ khi Mẹ mất... muộn màng gánh ai?Cho con gánh cả tháng dàiGánh qua năm rộng những ngày đắng cayCho con gánh cả đôi vaiThân cò lặn lội sớm mai thân gầyMẹ già... lá sắp xa câyLỡ đâu Mẹ mất... tội này gánh saoMẹ ơi sóng biển dạt dàoCon sao gánh hết công lao một đời. Trương Minh Nhật
Từ "Mẹ" trong bài được viết hoa, điệp nhiều lần, tỏ rõ thái độ kính trọng và ngợi ca. Ngay lời đề từ của bài đã có ý nghĩa tạo tâm thế, hướng người đọc vào ân tình của mẹ và việc báo đáp ân nghĩa với đấng sinh thành. Trong thực tế cuộc sống, nhất là ở thế kỷ XX về trước, khá nhiều người mẹ lao động gánh con trong quá trình đi làm đồng, đi chợ hay di chuyển trong nhiều hoạt động khác.
Minh họa sưu tầm
Đứa trẻ được mẹ gánh một bên quang – bên kia là đồ đạc hay anh chị em khác - cũng đều thích thú. Vì thế, phần mở đầu tác giả viết: "Cho con gánh Mẹ một lần/ Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con/ Cho con gánh Mẹ đầu non/ Cả lòng Mẹ đã sắt son biển trời". Chân dung người mẹ được tái hiện thật cảm động qua hình ảnh. "Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con". Tấm lòng "biển trời" tràn đầy tình yêu và sự bao dung rộng lớn, tình cảm "sắt son" trước sau như nhất của mẹ với cha, với các con đã in sâu trong lòng con. Nghệ thuật đối ngẫu "Cho con gánh mẹ một lần" và "Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con" cùng thủ pháp nghệ thuật đảo từ ở đây đã nhấn mạnh tấm lòng trân quý và biết ơn mẹ vô hạn của chủ thể trữ tình. Tiếp đó là dòng cảm xúc hoài niệm về lời mẹ ru cùng với cuộc đời gian truân của mẹ: "Ngày xưa Mẹ gánh à ơi/ Cho con gánh lại những lời Mẹ ru/ Đường đời sương gió mịt mù/ Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan". Đây là những câu thơ hay nhất trong bài nói lên mong ước của mẹ: Để những đứa con mình được no đủ, vui sướng, hạnh phúc, mẹ đã không từ khó khăn, công sức hay gian lao vất vả. Câu thơ ghi nhận và ngợi ca thật hàm súc đức hy sinh vô bờ của mẹ. Bởi thế nên chủ thể khao khát: "Để con gánh... Mẹ đừng can/ Sợ khi Mẹ mất... muộn màng gánh ai?".
Nghệ thuật sáng tạo trong cách ngắt nhịp lẻ 3/3 cùng với dấu chấm lửng giữa các câu thơ trên đã gián tiếp nói lên mẹ lúc nào cũng thương lo cho con, cho dù lúc này vất vả và thời gian khiến mẹ đã già yếu. Nếu không sớm nhận ra công đức biển trời của mẹ để đáp đền, ứng xử cho phải đạo làm con thì sẽ phải hối hận. Ở phần thơ tiếp, vận dụng thành ngữ, và những hình ảnh quen thuộc trong ca dao, nhân vật trữ tình khao khát được "gánh mẹ" qua thời gian "tháng dài", qua không gian "năm rộng" để tỏ lòng tri ân với người mẹ từng một nắng hai sương "Thân cò lặn lội sớm mai thân gầy". Bài thơ kết thúc bằng tiếng gọi "Mẹ ơi" tha thiết, nặng sâu tình mẫu tử, thêm một lần nữa tác giả dùng ẩn dụ "sóng biển dạt dào" để nói về sự vô hạn của tình mẹ: "Mẹ ơi sóng biển dạt dào/ Con sao gánh hết công lao một đời". Tác giả khẳng định: Con dù đền đáp bao nhiêu cũng không thể tương xứng được cả cuộc đời mẹ đã yêu thương, đã sống, đã làm vì các con và gia đình. Trong bài, nhà thơ sử dụng đa dạng các thủ pháp nghệ thuật, nhiều điệp từ "gánh" (13 lần), "gánh Mẹ" (5 lần), "Mẹ" (11 lần), "con" (9 lần), mật độ dày đặc các từ láy (tảo tần, sắt son, mịt mù, à ơi, gian nan, muộn màng, lặn lội, dạt dào) khiến cho lời thơ càng da diết, sâu lắng, thấm vào con tim, khối óc người nghe. Với ca từ giàu ý nghĩa biểu cảm, hình ảnh và ngôn từ tinh tế, sâu lắng, thi phẩm "Gánh Mẹ" đã và đang được đông đảo bạn đọc cả nước đón nhận và rất yêu thích.
NGUYỄN THỊ THIỆN
2
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài
b. Xác định đúng yêu cầu của đề
c. Triển khai vấn đề rõ ràng, đầy đủ; thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các kiến thức Tập làm văn đã học để làm bài hiệu quả cao. Có thể viết theo định hướng sau:
1/Mở bài: Giới thiệu giấc mơ gặp Thánh Gióng(Trong trường hợp nào):
VD: + Sau cuộc thi “Hội khoẻ Phù Đổng” tôi trở về nhà, tôi thiếp đi và chợt nghe thấy tiếng loa của sứ giả kêu gọi người tài đi đánh giặc…
2/Thân bài:
– Kể lại hoàn cảnh gặp gỡ Thánh Gióng: Tôi đang bước gần một ngôi nhà tranh nhỏ bé, ở sau sân có một tráng sĩ đang luyện võ, anh quay lại nở nụ cười và vẫy tay, tráng sỹ giới thiệu mình là Thánh Gióng.
– Kể lại những nét tiêu biểu, gây ấn tượng về ngoại hình, tác phong của Thánh Gióng như nhân vật tròn truyện kể dân gian: một thanh niên khôi ngô, tuấn tú, thân hình vạm vỡ, vẻ thông minh khác lạ, các động tác tập luyện mạnh mẽ, dứt khoát.
– Kể lại diễn biến tâm trạng của “tôi” trong cuộc gặp gỡ: bất ngờ, vui sướng khác lạ.
– Kể lại cuộc trò truyện thân mật giữa “tôi” và Thánh Gióng
+ Thánh Gióng nói về việc tập luyện võ nghệ để bảo vệ xóm làng, còn tôi kể cho Thánh Gióng về cuộc thi “Hội khoẻ Phù Đổng” được tổ chức hằng năm ở trường học chúng tôi.
+ “ Tôi” thổ lộ mong muốn trở thành tráng sĩ, Thánh Gióng kể lại bí quyết của mình: ăn uống điều độ đúng giờ giấc, hằng ngày chăm chỉ tập luyện thể dục và võ nghệ, đồng tình với việc tổ chức “Hội khoẻ Phù Đổng”, khuyên “tôi” nên điều chỉnh giờ học, chăm đọc sách để mở mang tầm hiểu biết.
+ Thánh Gióng nêu lên quan niệm về một tráng sĩ: phải có đạo đức, kỷ luật tốt, biết giúp đỡ mọi người yêu thương và bảo vệ đồng bào mình.
3/ Kết bài:
– Kể lại hoàn cảnh tỉnh giấc, cảm nghĩ của “tôi” sau khi tỉnh dậy với giấc mơ lý thú:
+ Đang tập võ thì có tiếng mẹ gọi, chợt nhận ra đây chỉ là một giấc mơ
+ Những cảm xúc, suy nghĩ về lời khuyên của Thánh Gióng và ước mơ vươn vai trở thành dũng sĩ, tự nhủ cùng các bạn noi gương Thánh Gióng để xây dựng, giữ gìn và bảo vệ đất nước ngày càng tươi đẹp.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng việt.
10,0 điểm
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
GÁNH MẸ
Cho con gánh mẹ một lần,Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.Cho con gánh mẹ đầu non,Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...Ngày xưa mẹ gánh à ơi!Con xin gánh lại những lời mẹ ru.Đường đời sương gió mịt mù,Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...Để con gánh mẹ đừng can,Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?Cho con gánh cả tháng dài,Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.Cho con... gánh cả đôi vai,Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.Mẹ già lá sắp xa câyLỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?Mẹ ơi sóng biển dạt dào,Con sao gánh hết công lao một đời.Bông hồng cài áo đúng nơi,Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.Cho con gánh lại mẹ già,
Để sau người gánh chính là con con...
(Quách Beem)
Câu 1. (1,0 điểm)Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. (1,0 điểm)Em hiểu nghĩa của từ “gánh” trong đoạn trích là gì?
Câu 3. (2,0 điểm)Tìm, gọi tên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn trích.
-
Câu 4. (2,0 điểm)Thông điệp mà đoạn trích trên gửi đến chúng ta là gì?
II.Viết (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.
Câu 2. (10,0 điểm)
Hãy kể lại giấc mơ gặp và trò chuyện cùng Thánh Gióng. Trong cuộc đối thoại, Thánh Gióng đã khuyên em cần phải làm thế nào để trở thành tráng sĩ?
Các câu hỏi tương tự
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
GÁNH MẸ
Cho con gánh mẹ một lần,Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.Cho con gánh mẹ đầu non,Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...Ngày xưa mẹ gánh à ơi!Con xin gánh lại những lời mẹ ru.Đường đời sương gió mịt mù,Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...Để con gánh mẹ đừng can,Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?Cho con gánh cả tháng dài,Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.Cho con... gánh cả đôi vai,Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.Mẹ già lá sắp xa câyLỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?Mẹ ơi sóng biển dạt dào,Con sao gánh hết công lao một đời.Bông hồng cài áo đúng nơi,Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.Cho con gánh lại mẹ già,
Để sau người gánh chính là con con...
(Quách Beem)
Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. (1,0 điểm) Em hiểu nghĩa của từ “gánh” trong đoạn trích là gì?
Câu 3. (2,0 điểm) Tìm, gọi tên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn trích.
-
Câu 4. (2,0 điểm) Thông điệp mà đoạn trích trên gửi đến chúng ta là gì?
hép mi pờ li !!!!
BT2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “[…] Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rót lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi đi qua quẳng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào. Sau trận bão, hôm nay, hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho 18 thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền. Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp chỉ để uống. Vo gạo, thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo bằng nước biển thôi.” Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về. Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con hiền lành.” (Trích Cô Tô, Nguyễn Tuân)Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được dùng trong đoạn văn trên.Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích.Câu 3. Chỉ ra hình ảnh so sánh trong câu văn sau và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh đó. “Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con hiền lành”.
Câu 4. Từ đoạn trích cùng hiểu biết của mình, em thấy biển, đảo nước ta có đặc điểm gì? Mỗi chúng ta có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ biển đảo? Viết đoạn văn khoảng 5 câu.
Từ khóa » đọc Hiểu Văn Bản Gánh Mẹ
-
Đọc Hiểu Gánh Mẹ - Toploigiai
-
Đọc Bài Gánh Mẹ Và Trả Lời Các Câu Hỏi Sau : 1.Đoạn Trích Trên Sử ...
-
Đọc Hiểu Gánh Mẹ - TopLoigiai - MarvelVietnam
-
Bộ đề ôn Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn 6 Sách Cánh Diều
-
Đề Thi Tham Khảo Tốt Nghiệp THPT Môn Ngữ Văn Năm 2020 - Đề Số 08
-
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc Ngữ Liệu Sau Và Thực Hiện Yêu Cầu ...
-
Top #10 Đọc Hiểu Bài Thơ Gánh Mẹ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 8 ...
-
Giúp Mình Với ạ......
-
Đề 2 Đọc Văn Bản Sau Và Trả Lời Các... | Xem Lời Giải Tại QANDA
-
GÁNH MẸ Cho Con Gánh Mẹ Một Lần, Cả đời Mẹ đã Tảo Tần Gánh ...
-
Thông điệp Mà đoạn Trích Gánh Mẹ Gửi đến Chúng Ta Là Gì
-
BỘ ĐỀ ÔN THI HSG VĂN 6 BỘ CÁNH DIỀU MỚI NHẤT - YopoVn.Com