Các Biểu Tượng Báo Lỗi Trên Xe ô Tô Thường Gặp Nhất
Có thể bạn quan tâm
Contents
- 1 Các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô rất đa dạng về ký hiệu, màu sắc và những ý nghĩa cảnh báo riêng biệt. Việc hiểu được ý nghĩa của các biểu tượng này là điều mà người điều khiển phương tiện cần biết khi tham gia lưu thông.
- 2 1. Ý nghĩa các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô màu đỏ
- 3 2. Ý nghĩa các ký hiệu báo lỗi trên xe ô tô màu vàng
- 4 3. Những biểu tượng cảnh báo khác trên xe ô tô
Các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô rất đa dạng về ký hiệu, màu sắc và những ý nghĩa cảnh báo riêng biệt. Việc hiểu được ý nghĩa của các biểu tượng này là điều mà người điều khiển phương tiện cần biết khi tham gia lưu thông.
Biểu tượng đèn trên bảng taplo ô tô có nhiều biểu tượng màu sắc khác nhau như màu xanh lá, màu vàng và màu đỏ. Trong khi màu xanh có ý nghĩa thông báo cho người điều khiển xe về tình trạng hoạt động của thiết bị thì đèn màu vàng và màu đỏ lại mang ý nghĩa báo lỗi.
Khách hàng nên tìm hiểu chi tiết ý nghĩa của các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô nhằm xử lý nhanh các tình huống, đảm bảo an toàn, thuận lợi khi di chuyển.
1. Ý nghĩa các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô màu đỏ
Mỗi hãng xe hơi đều có cách sắp xếp vị trí đèn báo lỗi trên bảng taplo ô tô khác nhau. Tuy nhiên, khi các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô màu đỏ xuất hiện thì đều mang ý nghĩa cảnh báo nguy hiểm. Do đó, chủ xe phải kịp thời hiểu rõ ý nghĩa của các loại đèn báo xe ô tô để đưa ra biện pháp xử lý sự cố ngay lập tức.
Khi đèn báo đỏ xuất hiện trên taplo, nếu người lái chưa kịp thời nắm được ý nghĩa của đèn thì tốt nhất là nên dừng xe để kiểm tra và tìm giải pháp khắc phục. Nếu người điều khiển phương tiện không thể tự xử lý được thì hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía đội ngũ sửa chữa ô tô chuyên nghiệp. Tham khảo thêm những điều cần biết về taplo trên xe hơi.
Dưới đây là các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô màu đỏ thường gặp nhất với ý nghĩa lần lượt như sau:
– 13: Đèn báo lỗi chủ xe đang bật công tắc khóa điện của xe ô tô.
– 15: Biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô cảnh báo khóa điều khiển từ xa của ô tô sắp hết pin.
– 16: Đèn báo nhắc nhở chủ xe nên chú ý khoảng cách an toàn vì xe phía trước đang ở quá gần hoặc đang được tiếp cận quá nhanh, hoặc có chướng ngại vật đứng yên trên hướng di chuyển.
– 19: Biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô nhắc nhở tay lái bị khóa và không thể di chuyển được. Để tắt lỗi khóa lái, hãy lắp chìa khóa vào ổ điện và vặn nó về vị trí ban đầu trong khi xoay vô lăng theo nhiều hướng.
– 27: Đèn báo này bật lên nghĩa là túi treo khí nén đang bị rò rỉ hoặc hư hỏng.
– 28: Đèn cảnh báo chuyển làn đường xuất hiện với mục đích nhắc nhở chủ xe cần phải chú ý khi sang đường hoặc chuyển làn đường.
– 29: Biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô về bộ chuyển đổi xúc tác đang gặp sự cố.
– 30: Đèn báo có nghĩa là hành khách trên xe chưa thắt dây an toàn.
– 31: Khi thấy biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô này hiện lên thì có nghĩa là đèn phanh đỗ xe đang bật.
– 32: Đèn cảnh báo hệ thống điện trong bình ắc quy bị trục trặc.
– 39: Đèn báo bật sáng khi túi khí phía trước tắt. Nếu đèn này sáng hoặc nhấp nháy thì có lỗi ở hệ thống túi khí hoặc dây an toàn.
– 40: Hệ thống phanh tay chưa được nhả hết khi lùi xe.
– 48: Đèn cảnh bảo nhiệt độ động cơ ô tô đang tăng cao, chủ xe nên kiểm tra động cơ hoặc đưa ngay xe đến gara để kiểm tra và sửa chữa.
– 51: Biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô xuất hiện với ý nghĩa cảnh báo một hoặc nhiều cửa xe đang được đóng không đúng cách.
– 52: Đèn báo này bật sáng có nghĩa là mui xe chưa được đóng chặt.
– 53: Đèn báo hiệu xe ô tô sắp hết nhiên liệu và cần phải nạp xăng.
– 56: Đèn báo lỗi trên xe ô tô này xuất hiện khi hệ thống giảm xóc của xe gặp trục trặc. Lúc này, chủ xe nên liên hệ đội ngũ bảo dưỡng để khắc phục lỗi này nhằm đảm bảo sự êm ái trong khi lái xe.
– 57: Đèn báo hiệu xe ô tô cần đổ dầu.
– 59: Biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô này xuất hiện khi cốp xe đang bị mở hoặc chưa đóng chặt.
2. Ý nghĩa các ký hiệu báo lỗi trên xe ô tô màu vàng
Khác với tín hiệu báo đỏ báo nguy hiểm, các đèn báo lỗi vàng trên xe ô tô lại mang ý nghĩa cảnh báo về các sự cố ô tô sắp xảy ra. Các loại đèn vàng trên bảng taplo khá đa dạng về ký hiệu và với cấp độ nguy hiểm chưa cao. Do đó, người lái vẫn có thể duy trì được tốc độ trong khi khắc phục sự cố liên quan đến đèn báo. Dưới đây là các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô màu vàng thường gặp:
– 4: Đèn báo nhằm thông báo nguyên liệu trong bình chứa chất lỏng của máy rửa kính chắn gió gần cạn và chủ xe nên cân nhắc châm thêm để sử dụng khi cần.
– 5: Biểu tượng cảnh báo má phanh ô tô đang gặp vấn đề hoặc đã mòn.
– 21: Đây là đèn cảnh báo áp suất lốp và đền chỉ bật khi một trong các lốp xe đang ở mức thấp. Để khắc phục lỗi này thì chủ xe chỉ cần kiểm tra và bơm lại hơi cho bánh xe.
– 46: Đèn báo xuất hiện khi đang bật chế độ lái xe tiết kiệm nhiên liệu.
– 50: Đèn báo lỗi liên quan đến bộ lọc nhiên liệu.
– 54: Biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô này xuất hiện khi hộp số tự động đang phát sinh vấn đề. Đây là lỗi mang tính chất phức tạp nên sẽ cần sự giúp đỡ của thợ chuyên nghiệp.
– 58: Đèn báo hiệu cần làm tan băng ở kính chắn gió để đảm bảo an toàn khi lái xe.
– 61: Đèn báo bộ phận cảm ứng mưa của ô tô đang bị lỗi và chủ xe có thể mang xe đến gara để kiểm tra.
– 64: Đèn báo hiệu cần gạt kính chắn gió đang hoạt động ở chế độ tự động, chủ xe nên kiểm tra lại tình trạng của cần gạt.
3. Những biểu tượng cảnh báo khác trên xe ô tô
Các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô màu xanh mang ý nghĩa thông báo cho người điều khiển biết tình trạng hoạt động của thiết bị trên ô tô. Dưới một số đèn báo xanh thường gặp:
– 6: Đèn báo hệ thống điều trình hành trình đang được bật và nếu không thật sự cần thiết thì các chủ xe có thể tắt chúng.
– 18: Đèn báo nhấn chân phanh nhắc nhở khách hàng cần đạp mạnh vào phanh để khởi động hoặc dừng xe.
– 44: Đèn báo hiệu hệ thống đèn chiếu gần trên xe đang được mở.
Tham khảo thêm: Ý nghĩa của các loại đèn cảnh báo trên ô tô điện phổ biến nhất.
Việc tìm hiểu ý nghĩa của các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô sẽ giúp người điều khiển phương tiện dễ dàng kịp thời nhận biết và tìm ra biện pháp khắc phục sự cố. Điều này giúp việc lái xe được an toàn và thuận lợi hơn.
Trong quá trình di chuyển, nếu xuất hiện các cảnh báo lỗi nghiêm trọng, khách hàng sử dụng xe VinFast có thể gọi ngay dịch vụ cứu hộ 24/7 hoặc đưa xe đến xưởng dịch vụ gần nhất để được sửa chữa, khắc phục kịp thời. Đồng thời, người dùng cũng có thể đặt lịch bảo dưỡng online qua website với thao tác đơn giản, thuận tiện. Ngoài ra, khách hàng quan tâm có thể đăng ký lái thử miễn phí và đặt cọc xe ngay hôm nay để nhận được nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
– Tổng đài tư vấn – miễn cước toàn quốc: 1900 23 23 89
– Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
Từ khóa » Những Lỗi Trên Xe Vinfast
-
2. Bảng Mã Lỗi Xe VinFast Theon
-
Các đèn Báo Lỗi Trên Xe ô Tô Thường Gặp - VinFast
-
Các Lỗi Trên ô Tô Hạng Sang Phổ Biến Mà Hãng Xe Vẫn Mắc Phải
-
Ký Hiệu Cảnh Báo Trên Xe VinFast
-
Lỗi Xe VinFast Và Biện Pháp Khắc Phục Sự Cố Cho Chủ Xe
-
Những Lỗi Thường Gặp Trên VinFast Fadil Và Cách Khắc Phục
-
Chi Tiết ý Nghĩa đèn Báo Lỗi Trên Xe VinFast - Các Chủ Xe Nên Biết
-
Những điểm đáng Lưu ý Trong Vụ Xe VinFast Lux A2.0 Bị Tố Gặp Nhiều ...
-
3 Lỗi điển Hình Trên Xe Vinfast
-
Có Phải đây Là "lỗi" Trên VinFast Lux A - Cùng Saleman Fix Cực đơn ...
-
Trải Nghiệm Người Dùng, Các Lỗi Và Bất Hợp Lý Trên Xe Vinfast Lux SA
-
Một Số Lỗi Của Xe Vinfast LUX SA 2.0 | Nghĩa Romoss - YouTube
-
Đèn Báo Lỗi Trên Xe VinFast
-
KHÁCH HÀNG CHIA SẺ SAU MỘT THỜI GIAN SỬ DỤNG XE ...