Các Bộ Phận Của Máy Tính Bạn đã Biết Chưa?
Có thể bạn quan tâm
Thông thường, các bộ phận của máy tính để bàn (còn gọi là PC hay Desktop) thì cồng kềnh hơn so với các bộ phận của máy tính Laptop. Nếu nhìn từ bên ngoài thì sẽ thấy một bộ máy tính case (thường gọi là cây) bao gồm: màn hình, chuột, case máy tính.
Còn nếu bạn phân tích kỹ hơn thì nó sẽ có những bộ phận cấu tạo phức tạp hơn, Tungphatcomputer chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những cái nhìn chi tiết nhất về các bộ phận của một case máy tính để bàn Desktop như thế nào.
Mục lục
1. Thùng máy CPU (case/cây)
Thùng máy PC – Case
Thùng máy là một trong những bộ phận của máy tính đầu tiên, cái mà nó đập vào mắt của các bạn ngay khi nhìn thấy một bộ máy tính để bàn Desktop.
Thùng máy CPU thường được thiết kế trông khá lớn, trên các loại thùng máy sẽ được trang bị thêm các lỗ thông hơi để tản nhiệt và các vị trí để gắn dây kết nối và dây mạng, đôi khi còn được trang bị thêm bộ đèn phát sáng nhấp nháy theo nhu cầu của người sử dụng.
Kích thước của thùng máy CPU to hay nhỏ đều sẽ phụ thuộc vào các bộ phận và cấu hình được lắp đặt bên trong thùng máy. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thùng máy CPU càng lớn thì máy tính sẽ mạnh hơn, mà quan trọng là loại bo mạch chủ nằm bên trong là loại gì.
2. CPU
Chip xử lý CPU
CPU viết tắt của cụm từ Central Processing Unit, tức là đây là bộ phận có chứa các bộ vi xử lý. Đây có lẽ là một trong những bộ phận của máy tính quan trọng nhất của bộ máy tính Desktop, quyết định khả năng hoạt động và hiệu suất của cả phần cứng cùng với phần mềm trên máy tính.
Trong đó, hai hãng sản xuất CPU nổi tiếng nhất hiện nay đó là Intel và AMD, với kiểu kiến trúc CPU thường gặp là 32 bit và 64 bit.
3. RAM
Cây RAM máy tính
Ram là từ viết tắt của cụm từ Random Access Memory hay còn gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Chúng thường được dùng cho bộ nhớ chính trong máy tính để bàn hay cả laptop với vai trò lưu trữ tạm thời các dữ liệu và thông tin mà các phần mềm hay chương trình trên máy tính đang dùng.
Những dữ liệu được lưu trên RAM sẽ chỉ được lưu trữ dạng tạm thời, khi máy tính được tắt nguồn thì các dữ liệu này cũng sẽ bị mất đi.
Loại Ram thường được dùng trên laptop hiện nay là loại RAM DDR 1, 2, 3 hoặc 4. Hầu như các loại Ram này khi sử dụng trên máy tính sẽ đều hoạt động theo một nguyên tắc kiến trúc kênh đôi để giúp phân chia các dữ liệu được xử lý và làm tăng băng thông dữ liệu.
4. Bo mạch chủ – mainboard
Bo mạch chủ – Mainboard
Mainboard cũng là bộ phận của máy tính nằm bên trong thùng máy thường được gọi với cái tên là bo mạch chủ . Tất cả các bộ phận bên trong hoặc bên ngoài máy tính, đều cần được kết nối thông qua bo mạch chủ này.
Bên cạnh đó, một số bộ phận quan trọng được gắn trực tiếp vào bo mạch chủ như chất bán dẫn oxit kim loại (CMOS) để lưu trữ thông tin chẳng hạn như đồng hồ của hệ thống khi máy tính bị tắt nguồn.
5. Ổ cứng – Hard drive
Ổ cứng máy tính – HD
Ổ cứng là một bộ phận của máy tính rất cần thiết để ta cài đặt các hệ điều hành, lưu trữ dữ liệu, phần mềm, bao gồm các loại ổ đĩa quang thường được dùng để để đọc và ghi dữ liệu trên đĩa CD, DVD và Blu-ray.
Khi ổ đĩa kết nối với bo mạch chủ sẽ được dựa trên công nghệ kết nối điều khiển bao gồm kết nối theo tiêu chuẩn IDE và tiêu chuẩn SATA.
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại ổ cứng được sử dụng nhiều nhất là HDD và SSD.
>>Xem thêm:
- Tư vấn cấu hình máy tính thiết kế đồ hoạ.
- Lỗi Your Connection is Not Private.
- Khắc phục lỗi không nhận ổ cứng.
- Cách kiểm tra ổ cứng laptop hiệu quả và nhanh chóng.
6. Card đồ họa
Card đồ hoạ – VGA
Card đồ họa (Video Graphics Adaptor hay VGA) sẽ giúp PC xử lý các hình ảnh và video lên màn hình bằng các dữ liệu đồ họa phức tạp, nhờ vào hoạt động của CPU.
Trong khi các loại máy tính để bàn thường hay có sẵn card đồ họa trên bo mạch chủ của mình, thì một số mẫu máy tính khác không hỗ trợ sẵn, các bạn cần nạp card đồ họa từ bên ngoài vào theo khe cắm mở rộng để bổ trợ thêm cho máy.
Có 2 nhà sản xuất Card đồ hoạ nổi nhất thế giới hiện nay là Nvidia và AMD.
7. Bộ nguồn máy tính
Nguồn máy tính – PSU
Bộ nguồn là bộ phận của máy tính cực kỳ quan trọng bởi lẽ mọi bộ phận trong PC đều sẽ phụ thuộc vào nguồn điện. Bộ nguồn máy tính này sẽ có vai trò kết nối máy tính với nguồn điện để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của máy.
Trên một số loại máy tính để bàn, thì bộ nguồn này thường được gắn bên trong thùng máy và kết nối cáp nguồn ở bên ngoài với một số dây cáp kèm theo bên trong. Các dây cáp này sẽ kết nối trực tiếp với bo mạch chủ và các bộ phận khác trong thùng PC như ổ đĩa và quạt tản nhiệt.
Ngoài những bộ phận trên, trong thùng máy tính để bàn còn có các bộ phận khác như quạt tản nhiệt giúp thùng máy tính và các bộ phận của máy tính được giảm nhiệt tốt hơn trong quá trình sử dụng, dây cáp, các cổng kết nối, các bộ phận ngoại vi như loa, bàn phím, chuột…và khe cắm mở rộng để các bạn có thể sử dụng thêm các bộ phận khác nâng cấp cho máy tính của mình theo ý muốn.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Cây Máy Tính Gọi Là Gì
-
PC Là Gì? Là Máy Tính để Bàn Hay Máy Tính Xách Tay?
-
PC Là Gì? PC Có Phải Là Máy Tính để Bàn Hay Không?
-
Các Bộ Phận Của Máy Tính để Bàn (PC) |Chức Năng Và Hoạt động
-
PC Là Gì? Có Phải Là Máy Tính để Bàn Không?
-
Case Máy Tính Là Gì? Cách Chọn Case Máy Tính Phù Hợp - HTTV
-
Máy Tính để Bàn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Máy Vi Tính Là Gì? Cấu Tạo Của Máy Vi Tính Gồm Những Gì?
-
[PDF] BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH
-
PC Là Viết Tắt Của Từ Gì? PC Có Thực Sự Là Máy Tính để Bàn?
-
Case Là Gì? - Hoàng Hà PC
-
Các Bộ Phận Của Máy Tính Và Chức Năng Của Chúng - .vn
-
Main Máy Tính Là Gì? Có Các Loại Main Máy Tính Nào Hiện Nay?