Các Bộ Phận Của Vùng Biển Nước Ta Và Giới Hạn Từng Bộ Phận

Câu hỏi: Kể tên các bộ phận của vùng biển nước ta? Hãy nêu giới hạn từng bộ phận?

Trả lời câu 16 đề cương ôn tập Địa lí 9 học kì 2

Vùng biển của nước ta gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Giới hạn của từng bộ phận:

- Nội thủy: là vùng biển giáp bờ và ở phía trong đường cơ sở.

- Lãnh hải: là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới của quốc gia trên biển.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.

- Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.

- Vùng thềm lục địa: bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.

Các bộ phận của vùng biển nước ta và giới hạn từng bộ phận

Câu trước: So sánh sự phân bố dân cư ở ĐBSH và ĐBSCL

Có thể em cần tìm hiểu thêm:

Việt Nam có vùng thềm lục địa rộng khoảng 1,0 triệu km2 cùng hệ thống các đảo - quần đảo; các đảo ven bờ (cách bờ ~100 km) có 2.773 đảo, diện tích 1720 km2; các đảo xa bờ gồm 2 quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa).

▪ Căn cứ vào Công ước Quốc tế về luật biển và Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCNVN ngày 12/11/1982, có thể khẳng định một số điểm sau:

- Đường cơ sở (để xác định vùng nội thủy; lãnh hải; tiếp giáp lãnh hải). Được xác định dựa trên cơ sở các điểm chuẩn của các mũi đất và các đảo ven bờ. Bên trong đường cơ sở là vùng nội thủy, mặc dù ở trên biển nhưng vẫn được coi là lãnh thổ đất liền; Như vậy, diện tích lãnh thổ nước ta (nếu tính từ đường cơ sở) rộng trên 560.000km2.

- Lãnh hải. Được xác định là 12 hải lý (1 hải lý = 1.858m) chạy song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan. Ranh giới này được coi là biên giới quốc gia trên biển.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải. Được tính 12 hải lý (tính từ mép ngoài đường lãnh hải). Vùng này hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 24 hải lý. Việt Nam có quyền bảo vệ an ninh; kiểm soát thuế quan; qui định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư.

- Vùng đặc quyền kinh tế. Được xác định rộng 200 hải lý (tính từ mép ngoài đường cơ sở). Việt Nam có quyền lợi hoàn toàn, riêng biệt về kinh tế như thăm dò, khai thác, bảo vệ, sử dụng và quản lý tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Quyền thiết lập các công trình đảo nhân tạo; quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học, bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường biển...

- Vùng thềm lục địa. Bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến rìa ngoài của lục địa (nơi nào chưa đến 200 hải lý được tính đến 200 hải lý). Việt Nam có quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các nguồn tài nguyên ở thềm lục địa.

- Giải Địa lí 9  - Đọc Tài Liệu 

Trên đây đáp án câu hỏi giới hạn các bộ phận của vùng biển nước ta trong đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 9, mong rằng với tổng hợp ngắn gọn kiến thức này các em sẽ có thể ôn luyện tốt nhất!

Từ khóa » đất Nước Việt Nam Gồm Những Bộ Phận Nào