CÁC BƯỚC CẦM MÁU TẠM THỜI - .vn

Đây là một kỹ năng xử trí cấp cứu rất quan trọng và cần thiết để cứu sống nạn nhân và hạn chế những biến chứng của vết thương. Mục đích của việc cầm máu tạm thời là nhanh chóng làm ngưng chảy máu vì nếu mất máu nhiều, nạn nhân sẽ bị sốc nặng

ĐẠI CƯƠNG:

- Tất cả các vết thương đều ít nhiều có chảy máu. Cầm máu tạm thời nhanh và tốt là biện pháp cấp cứu rất quan trọng và cần thiết để cứu sống tính mạng nạn nhân cũng như hạn chế những biến chứng về sau.

- Đứng trước một vết thương chảy máu ra ngoài, cần phải bình tĩnh, có biện pháp xử trí nhanh chóng và thích hợp.

1. Mục đích:

Cầm máu tạm thời là nhanh chóng làm ngừng chảy máu để hạn chế mất máu, vì mất nhiều máu sẽ gây sốc nặng, có thể gây ra tử vong.

2. Nguyên tắc cầm máu:

- Phải khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu.

- Xử lý đúng chỉ định theo tính chất của vết thương.

3. Phân biệt tính chất chảy máu:

Căn cứ vào mạch máu bị tổn thương, người ta chia thành 3 loại chảy máu:

- Chảy máu mao mạch: Lượng máu chảy ít, vết thương tự cầm máu sau một thời gian ngắn, chừng vài phút, như trong các trường hợp bị trầy, xướt tay chân.

- Chảy máu tĩnh mạch: Máu chảy màu đỏ sẫm, không thành tia, lai láng.

- Chảy máu động mạch: Máu chảy màu đỏ tươi, phun thành tia (theo nhịp tim) hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài như mạch nước ùn từ đáy giếng lên.

Từ cách đánh giá tình hình và tính chảy máu, sẽ quyết định biện pháp cầm máu cần thiết. Trong đó, quan trọng nhất là phải xử trí nhanh chóng các trường hợp có tổn thương động mạch, đặc biệt là động mạch lớn.

II. CÁC BIỆN PHÁP CẦM MÁU TẠM THỜI:

1. Trường hợp đứt tĩnh mạch, mao mạch, động mạch nhỏ:

Ta chỉ cần băng ép là đủ.

2. Trường hợp đứt động mạch quá lớn:

- Ấn chận động mạch.

- Băng ép.

- Gấp chi tối đa.

- Băng chèn.

- Đặt garrot.

 

 

Từ khóa » Cách Cầm Máu Tạm Thời