Các Bước Cơ Bản để Tập Chơi đàn Organ điện Tử

Cập nhật 8/1/2016 - 14:30 - Lượt xem 33766 Các bước cơ bản để tập chơi đàn Organ điện tử

Đàn Organ điện tử là một nhạc cụ ban đầu được thiết kế để bắt chước các âm thanh của đàn Organ nhà thờ, đàn Piano, đàn Organ nhà hát, âm thanh ban nhạc, hoặc các âm thanh của một dàn nhạc.

Ngày nay, đàn Organ có hình dạng giống như đàn Piano với một bảng điều khiển ở trên, đa số các loại đàn Organ hiện nay sử dụng công nghệ DSP và chia làm hai loại là 0rgan thông thường ( 61 phím) và Piano điện tử (88 phím).

Đàn Organ Yamaha PSR VN 300

Vấn đề lớn nhất khi người chơi chuyển từ đàn Piano sang đàn Organ chính là: - Chức năng của tất cả các nút trên đàn Organ? - Sử dụng và điều chỉnh đàn Organ như thế nào? - Phải làm gì với bàn chân của bạn? - Mỗi chiếc đàn Organ có chức năng khác nhau - Cảm giác hụt hẫng khi không nghe quen âm thanh của đàn Organ điện tử. Đàn Organ hoạt động dựa trên băng thu. Người ta thu âm thanh của các nhạc cụ khác rồi cài vào trong đàn theo hệ thống phím. Với nguyên lý trên, về mặt lý thuyết, đàn Organ có thể nhại lại âm thanh của bất kỳ nhạc cụ nào trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế, một cây đàn Organ thông dụng chỉ nhại được khoảng gần 200 tới 600 nhạc cụ tùy thuộc bộ nhớ trong đàn. Đa số các loại đàn Organ hiện nay đều trang bị chức năng hòa đệm tự động. Rất nhiều nhạc cụ và giai điệu như pop, rock, rumba... trong một ban nhạc tiến hành hòa đệm với nhau rồi thu vào đàn Organ. Do đó người chơi có thể đàn với nhiều loại nhạc cụ khác nhau hòa âm cùng một lúc theo các tiết điệu có sẵn như thể đang chơi với một ban nhạc thật. Tuy nhiên vì là giai điệu thu sẵn nên sự đa dạng và sáng tạo trong cách hòa âm sẽ giảm đi nhiều. Đa số người chơi đàn Organ điêu luyện vẫn thích chơi với các nhạc công khác trong một ban nhạc thực hơn là chơi với tiết điệu thu sẵn. Để nghe và cảm âm tốt bạn cần nỗ lực rất nhiều, có thể tham gia các lớp dạy đàn hoặc tự mày mò tìm học thông qua sách vở, bạn bè. Nếu bạn tự học thì có thể áp dụng cách sau: - Nhờ ai đó gõ phím đàn ngẫu nhiên cho bạn đoán tên nốt, hoặc quay mặt đi nơi khác rồi tự gõ và đoán. Nên cố gắng tập nghe quãng 5 đúng:C-G;D-A;E-B..v.v. - Tập nghe chủ âm với quãng 3 trưởng, rồi với 3 thứ. Cái này quan trọng nhất trong hợp âm cơ bản. - Kết hợp nghe hợp âm 3 nốt các quãng 1-3-5 và bắt buộc phải phân biệt được trưởng và thứ. - Sau khi phân biệt được rồi dịch các tone khác để tập nghe. - Lại nhờ người đánh ngẩu nhiên các hợp âm cho bạn nghe, cơ bản nghe hợp âm phải xác định tên nốt chủ âm và loại của nó (Trưởng và thứ). - Tập nghe các thế đảo 1-Nguyên vị =C-E-G...2 Đảo 1 =E-G-C..3 Đảo 2=G-C-E. Sau khi rành rồi sẽ nhớ dễ dàng hơn trong việc nghe hợp âm 4 nốt (Hợp âm 7) Tất cả các loại keyboard đều có các phím trắng đen và cách chơi tương tự như phím đàn Piano truyền thống. Tuy nhiên, phím của keyboard được làm bằng plastic chứ không phải bằng gỗ. Phím của home keyboard/arranger (từ đây sẽ nói gọn là home keyboard) rất nhẹ so với phím của piano. Nếu đã chơi quen trên phím home keyboard rồi và thử đánh trên phím đàn piano thì sẽ như là “cực hình”, dạo vài đoạn thôi là bạn đã cảm thấy các ngón tay mình rã rời. Thông thường, home keyboard có 61 phím (5 octave), một số có 49 phím và 76 phím. Cũng có loại kích thước phím nhỏ hơn dành cho trẻ nhỏ 5-6 tuổi có ngón tay bé xíu. Có một tính năng rất quan trọng của phím gọi là Touch Response/Sensitivity: bạn gõ phím mạnh, âm thanh phát ra sẽ lớn, gõ phím nhẹ, âm thanh sẽ nhỏ. Đàn có Touch Response sẽ giúp bạn diễn đạt tốt hơn khi chơi đàn. Chính vì vậy, khi học để chơi đàn Organ bạn cần nhớ 6 nguyên tắc cơ bản nhất:

  • Nguyên tắc 1: Điệu đệm (Đàn Casio gọi là Rythm, Đàn Roland và Yamaha gọi là Style ). Nhấn vào nút Rythm/style, sau đó sử dụng bảng số/vòng quay dữ liệu để chọn ra 1 điệu thích hợp cho bản nhạc cần chơi. Tuỳ vào từng cây đàn organ khác nhau mà các phím chức năng trên cây đàn organ có thể là vòng quay hay phím bấm, ở đàn organ casio các dòng high grade thì các phím đó thường là vòng quay.
  • Nguyên tắc 2: Điều chỉnh tốc độ nhanh chậm của điệu đệm (tempo). Đầu tiên nhấn vào nút tempo, sau đó sử dụng các phím mũi tên lên xuống hoặc nút + - trên bảng số hoặc dùng vòng quay để chọn tốc độ thích hợp cho bản nhạc cần đàn
  • Nguyên tắc 3: Chọn tiếng nhạc cụ (Casio gọi là Tone, Roland và Yamaha gọi là Voice): Nhấn vào nút Tone/ Voice, sau đó sử dụng bảng số hoặc dùng vòng quay để chọn tiếng thích hợp cho bản nhạc cần đàn.
  • Nguyên tắc 4: Điều chỉnh âm thanh (Voice effect)

- Touch Reponser: Đây là chế độ “Phím sống”. Chế độ này nên bật thường xuyên khi sử dụng trong tất cả mọi trường hợp để tập cho ngón tay quen với sự tinh tế nhất. Chế độ này có hiệu quả đặc biệt khi chơi các tác phẩm về Piano. - Sustain: Đây là chế độ tạo tiếng vang ngân dài cho các nốt nhạc, tương tự như pedal ngân của đàn Piano. Tuy vậy các bạn không nên sử dụng chế độ này vì việc ngân vang không chủ động, mà nên sử dụng Pedal vang mua rời cắm ở mặt sau của đàn và sử dụng bằng chân để tạo hiệu quả âm thanh vang tốt hơn, chủ động như khi chơi trên đàn Piano thật. - Chế độ tiếng Layer/ Yamaha gọi là Dual Voice: Đây là chế độ hoà tiếng, pha trộn các loại tiếng nhạc cụ khác nhau. Tuỳ tính chất của từng bài, từng đoạn mà chọn cho phù hợp để tạo hiệu quả âm thanh cao nhất, độc đáo, hấp dẫn người nghe. Khi có kinh nghiệm trong việc cân chỉnh âm thanh, sẽ tạo ra nhiều tiếng như đàn bầu, sáo nhị v.v… từ các nhạc cụ phương Tây. - SlitVoice: Đây là chế độ phân tiếng, khi chế độ này bật, bàn phím của đàn sẽ được chia làm 2 phần riêng biệt với 2 loại tiếng nhạc cụ khác nhau. - Harmony: Đây là chế độ tạo hoà âm (có thể làm tiếng đàn “dày” hơn với việc đàn sẽ tạo thêm một số nốt ở các quãng khác, hoặc chơi tremolo v.v….)

  • Nguyên tắc 5: Các chế độ đệm hợp âm tay trái (Finger Mode)

- Normal: Chế độ này chơi giống bàn phím của đàn piano. - Split: Chế độ phân tiếng (xem mục SlitVoice) - Finger: Chế độ đệm ngón đơn. VD: hợp âm Đô trưởng chỉ cần bấm nốt Đô tay trái. Tuy nhiên ở chế độ này do vấn đề bản quyền nên mỗi hãng có 1 quy định riêng cho bấm hợp âm tay trái. - Fingered: Chế độ đệm ngón kép. Đây là chế độ đệm đầy đủ, với kiểu đệm này chúng ta có thể chơi được những hợp âm phức tạp và phong phú hơn rất nhiều so với kiểu đệm Finger và đây cũng là kiểu đệm tương thích sử dụng với tát cả các loại đàn khác. Ngoài các kiểu đệm trên, với một số sery còn có các kiểu đệm Multi (Đa chức năng), Finger on Bass (tạo tiếng cho bè trầm), Full Key (hợp âm toàn bàn phím) v.v..

  • Nguyên tắc 6: Sau khi đã chỉnh xong điệu đệm, tốc độ, tiếng nhạc cụ, kiểu đệm, hiệu quả âm thanh …. chúng ta có thể ghi nhớ cài đặt vào bank tiếng để khai thác một cách dễ dàng.

Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt là đại lý chính thức của Yamaha tại Việt Nam, chuyên phân phối các loại nhạc cụ: đàn Piano,đàn Organ, phụ kiện âm nhạc, đàn Guitar... và đàn Piano cơ cũ của hãng YAMAHA, CASIO, ROLAND, KORG... trên toàn quốc. Nếu bạn có nhu cầu cần mua hay cần tư vấn về đàn Piano, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nhạc cụ Tiến Đạt sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường âm nhạc.

Tiến Đạt (tổng hợp) Nguồn: vianhem.com *********************************************************************************************** Faceboook: https://www.facebook.com/nhaccutiendat Website chính: https://nhaccutiendat.vn/

Từ khóa » Cách Chơi đàn Organ