Các Bước Cơ Bản Khảo Sát Hàm Số Bậc 3 | Tăng Giáp

Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Đăng nhập

Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > TOÁN HỌC > LỚP 12 > Chủ đề 1: HÀM SỐ > Bài 5. Khảo sát sát sự biến thiên hàm số > Các bước cơ bản khảo sát hàm số bậc 3

Thảo luận trong 'Bài 5. Khảo sát sát sự biến thiên hàm số' bắt đầu bởi Doremon, 3/12/14.

  1. Doremon

    Doremon Moderator Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 29/9/14 Bài viết: 1,299 Đã được thích: 210 Điểm thành tích: 63 Giới tính: Nam
    CÁC BƯỚC VẼ HÀM SỐ Bước 1: Tìm tập xác định của hàm số Bước 2:Tìm y’ và lập phương trình y’ = 0 tìm nghiệm ( nếu có thì ghi ra nếu vô nghiệm thì nêu vô nghiệm – vì chủ yếu là để Tìm dấu của y’ sử dụng trong bảng biến thiên Bước 3:Chỉ cần tìm giới hạn của số hạng có mũ cao nhất, ở đây là tìm $\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } {x^3} = ??$ hoặc $\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } ( - {x^3}) = ??$ Bước 4:BBT luôn gồm có “ 3 dòng”: dành cho x, y’ và y Bước 5:Phải nêu điểm cực đại; điểm cực tiểu (nếu không có thì không nêu ra) (Điểm uốn cần thiết khi giúp vẽ đồ thị của hàm số không cực trị) Bước 6:Vẽ đồ thị cần thực hiện theo thứ tự gợi ý sau:
    • Vẽ hệ trục tọa độ Oxy
    • Xác định các điểm cực đại, cực tiểu, điểm uốn, giao điểm với Ox,Oy
    • Nhận xét hàm số có bao nhiêu dạng đồ thị và áp dụng dạng đồ thị phù hợp cho bài toán của mình (tham khảo các dạng đồ thị ở sau mỗi dạng hàm số)
    VẬN DỤNG Ví dụ 1: Khảo sát hàm số :y = x$^3$ + 3x$^2$ – 4. GiảiBước 1: Tập xác định D = R Bước 2: y’ = 3x$^2$ + 6x y’ = 0 ↔ 3x$^2$ + 6x = 0 ↔x(3x + 6) = 0 ↔ x = 0; x = - 2 Bước 3: Giới hạn: $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = + \infty ;\,\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = - \infty $ Bước 4: Lập bảng biến thiên 12-3-2014 3-50-29 PM.png Bước 5: Điểm cực đại: x = - 2 ; y = 0 Điểm cực tiểu: x = 0; y = -4 y’’ = 6x + 6 y’’ = 0 ↔ 6x + 6 = 0 ↔ x = 1 ( điểm uốn I(1;-2)) Bước 6: Đồ thị hàm số: Giao điểm với Ox: y = 0 →x = -2; x = 1 Giao điểm với Oy: x = 0 → y = - 4 12-3-2014 3-53-48 PM.png 12-3-2014 3-55-45 PM.png

    Bài viết mới nhất

    • Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số06/12/2018
    • Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số trùng phương06/12/2018
    • Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc ba06/12/2018
    • 21 công thức giải nhanh phần hàm số lớp 1223/01/2018
    • Tương giao giữa hai đồ thị bằng máy tính casio11/12/2017
    Last edited by a moderator: 15/3/16 Doremon, 3/12/14 #1
  2. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 16/11/14 Bài viết: 4,630 Đã được thích: 282 Điểm thành tích: 83 Giới tính: Nam
    Đề thi thử môn toán chuyên đại học vinh lần 1 năm 2016 Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số y = x$^3$ - 6x$^2$ + 9x - 1 giải​[​IMG]
    Tăng Giáp, 15/3/16 #2
  3. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 16/11/14 Bài viết: 4,630 Đã được thích: 282 Điểm thành tích: 83 Giới tính: Nam
    Đề thi thử THPT Quốc Gia 2016 môn Toán THPT Bình Minh – Ninh Bình Cho hàm số: $y=\frac{x^{3}}{3}-x^{2}$. Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số trên? giải [​IMG]
    Tăng Giáp, 15/3/16 #3
  4. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 16/11/14 Bài viết: 4,630 Đã được thích: 282 Điểm thành tích: 83 Giới tính: Nam
    Đề thi thử môn Toán 2016 THPT Nguyễn Viết Xuân, Phú Yên Cho hàm số: $y=x^{3}+3x^{2}-4$. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số? Giải [​IMG]
    Tăng Giáp, 15/3/16 #4
  5. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 16/11/14 Bài viết: 4,630 Đã được thích: 282 Điểm thành tích: 83 Giới tính: Nam
    Đề thi thử môn Toán 2016 THPT Phan Thúc Trực Cho hàm số: $y=-x^{3}+3x-2$. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số? giải [​IMG]
    Tăng Giáp, 16/3/16 #5
  6. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 16/11/14 Bài viết: 4,630 Đã được thích: 282 Điểm thành tích: 83 Giới tính: Nam
    Đề thi thử môn Toán 2016 THPT Chuyên Vĩnh Phúc Lần 3 Cho hàm số: $y=x^{3}-3x^{2}+2$. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số? Giải [​IMG]
    Tăng Giáp, 17/3/16 #6
  7. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 16/11/14 Bài viết: 4,630 Đã được thích: 282 Điểm thành tích: 83 Giới tính: Nam
    Đề thi thử môn Toán 2016 THPT Phú Cừ Cho hàm số: $y=-x^{3}+3x$. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số? Giải [​IMG] [​IMG]
    Tăng Giáp, 22/3/16 #7
  8. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 16/11/14 Bài viết: 4,630 Đã được thích: 282 Điểm thành tích: 83 Giới tính: Nam
    Đề thi thử môn Toán 2016 THPT Hà Tĩnh Cho hàm số: $y=x^{3}-3x^{2}$. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số? giải [​IMG] [​IMG]
    Chỉnh sửa cuối: 15/3/16 Tăng Giáp, 23/3/16 #8
  9. Minh Toán

    Minh Toán Moderator Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 14/10/17 Bài viết: 2,983 Đã được thích: 46 Điểm thành tích: 48 Giới tính: Nữ
    Câu 1 Đồ thị nào sau đây là đồ thị của hàm số đồng biến trên (1;2) [​IMG] A. (1), (2) và (4) B. (1) và (3) C. (3) và (2) D. (4) và (3) Spoiler Hướng dẫn [​IMG] Đáp án (1) (2) (4) Câu 2 Cho hàm số có đồ thị dưới đây [​IMG] Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)\) và nghịch biến trên (-1; 1) B. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ; - 1} \right) ; \left( {1; + \infty } \right)\) và nghịch biến trên (-1; 1) C. Hàm số nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)\) và đồng biến trên (-1; 1) D. Hàm số nghịch biến trên R \ (-1; 1) Spoiler Hướng dẫn Hàm số đồng biến trên \((-\infty ;-1);(1;+\infty )\) Hàm số nghịch biến trên (-1; 1) Câu 3 Cho hàm số có đồ thị dưới đây [​IMG] Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Giá trị cực đại của hàm số là x = - 1 B. Giá trị lớn nhất của hàm số là 4 C. Hàm số đạt cực đại tại x = -1 và đạt cực tiểu tại x = 1 D. Hàm số đạt cực tiểu tại x = -1 và đạt cực đại tại x = 0 Spoiler Hướng dẫn Hàm số đạt cực đại tại x = -1 Hàm số đạt cực trị tại x = 1 Gía trị cực đại 4, giá trị cực tiểu 0 Câu 4 Quan sát các đồ thị và cho biết trong các phát biểu sau, phát biểu nào là sai? [​IMG] A. Hàm số có đồ thị (1) đồng biến trên \(\left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right).\) B. Hàm số có đồ thị (2) đồng biến trên R C. Hàm số có đồ thị (3) nghịch biến trên R D. Hàm số có đồ thị (4) nghịch biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right);\left( {0;1} \right)\) Spoiler Hướng dẫn Đáp án A Câu 5 Đồ thị dưới đây là đồ thị của một trong các hàm số đã chỉ ra trong các phương án A, B, C, D. Hỏi đó là đồ thị của hàm số nào? [​IMG] A. y=-x3 B. y=x3 C. y=x4 D. y=-x2 Spoiler Hướng dẫn [​IMG] \(y=x^3\) Câu 6 Đồ thị dưới đây là đồ thị của một trong các hàm số đã chỉ ra trong các phương án A, B, C, D. Hỏi đó là đồ thị của hàm số nào? [​IMG] A. \(y = x{\left( {x - 3} \right)^2}.\) B. \(y = {x^4} - 9{x^2}\) C. \(y = \frac{{x(x - 3)}}{{x - 1}}\) D. \(y = - x{\left( {x - 3} \right)^2}.\) Spoiler Hướng dẫn [​IMG] \(y=x(x-3)^2\) Câu 7 Điều kiện để đồ thị hàm số bậc ba \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d,a \ne 0\) cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt là A. \(\left\{ \begin{array}{l} {b^2} - 3{\rm{a}}c > 0\\ {y_{C{\rm{D}}}}.{y_{CT}} > 0 \end{array} \right.\) B. \(\left\{ \begin{array}{l} {b^2} - 3{\rm{a}}c < 0\\ {y_{C{\rm{D}}}}.{y_{CT}} < 0 \end{array} \right.\) C. \(\left\{ \begin{array}{l} {b^2} - 3{\rm{a}}c < 0\\ {y_{C{\rm{D}}}}.{y_{CT}} > 0 \end{array} \right.\) D. \(\left\{ \begin{array}{l} {b^2} - 3{\rm{a}}c > 0\\ {y_{C{\rm{D}}}}.{y_{CT}} < 0 \end{array} \right.\) Spoiler Hướng dẫn \(y=ax^3 +bx^2+cx+d \ \ (a\neq 0)\) cắt Ox tại 3 điểm phân biệt \(\left\{\begin{matrix} \Delta y'>0\\ y_{CD}.y_{CT}<0 \end{matrix}\right.\) Câu 8 Các số a, b, c cần thỏa mãn điều kiện gì dưới đây để đồ thị hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có hình dạng như sau [​IMG] A. \(\left\{ \begin{array}{l} a > 0\\ {b^2} - 3{\rm{a}}c > 0 \end{array} \right.\) B. \(\left\{ \begin{array}{l} a < 0\\ {b^2} - 3{\rm{a}}c > 0 \end{array} \right.\) C. \(\left\{ \begin{array}{l} a > 0\\ {b^2} - 3{\rm{a}}c < 0 \end{array} \right.\) D. \(\left\{ \begin{array}{l} a < 0\\ {b^2} - 3{\rm{a}}c < 0 \end{array} \right.\) Spoiler Hướng dẫn [​IMG] \(\left\{\begin{matrix} a<0\\ b^2-3ac>0 \end{matrix}\right.\) Câu 9 Giá trị a, b, c để hàm số \(y = a{x^3} + bx + c\) có đồ thị như hình dưới đây là. [​IMG] A. a=1, b=3, c=0 B. a=1, b=-3, c=0 C. a=-1,b=3,c=0 D. a=-1,b=-3,c=0 Spoiler Hướng dẫn \(y=ax^3+bx+c\) c =0 \(y=ax^3+bx\) \(y'=3ax^2+b\) 3a + b = 0 (1) a + b = -2 (2) a = 1, b = -3 Đáp án B [​IMG] Câu 10 Giá trị a, b, c để hàm số \(y = a{x^3} + bx + c\) có đồ thị như hình dưới đây là. [​IMG] A. a = - 1,b = - 3,c = 2. B. a = - 1,b = 3,c = 2. C. a = 1,b = - 3,c = 2. D. a = 1,b = 3,c = 2. Spoiler Hướng dẫn \(y=ax^3+bx^2+c\) \(A(0;2)\in (C)\Rightarrow C=2\) \(y=ax^3+bx^2+2\) \(y'=3ax^2+2bx\) \(y'(2)=0\Leftrightarrow 12a+4b=0(1)\) \(B(2;-2)\in (C)\) \(-2=8a+4b+2\) \(\Leftrightarrow 2a+b=-1 \ \ \ (2)\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=1\\ b=-3 \end{matrix}\right.\) Đáp án C [​IMG] Câu 11 Cho đồ thị hàm số y = f(x) như hình dưới đây. [​IMG] Trong các đồ thị ở các phương án A, B, C, D đồ thị nào là đồ thị của hàm số y =|f(x)| A. [​IMG] B. [​IMG] C. [​IMG] D. [​IMG] Spoiler Hướng dẫn [​IMG] \((C_1) \ y=\left | f(x) \right |\) \(=\left\{\begin{matrix} f(x) \ neu \ f(x)\geqslant 0\\ -f(x) \ neu \ f(x)< 0 \end{matrix}\right.\) Đáp án B Câu 12 Cho đồ thị hàm số y = f(x) như hình dưới đây [​IMG] Trong các đồ thị ở các phương án A, B, C, D đồ thị nào là đồ thị của hàm số y = f(|x|) A. [​IMG] B.[​IMG] C.[​IMG] D. [​IMG] Spoiler Hướng dẫn (C2) y = f(|x|) là hàm số chẵn Đồ thị nhận Oy làm trục đối xứng \(x\geqslant 0 f(|x|)=f(x)\) \(x<0\), \(f(|x|)=f(|-x|)\) lấy đối xứng phần đồ thị bên của tương ứng với \(x\geq 0\) qua trục Oy. Đáp án D [​IMG] Câu 13 Cho đồ thị hàm số y = f(x) như hình dưới đây. [​IMG] Trong các đồ thị ở các phương án A, B, C, D đồ thị nào là đồ thị của hàm số y = |f(|x|)| A.[​IMG] B.[​IMG] C.[​IMG] D. [​IMG] Spoiler Hướng dẫn \((C_3) \ y=\left | f(|x|) \right |=\left\{\begin{matrix} f(|x|)) \ \ f(|x|)) \geqslant 0\\ -f(|x|)) \ \ f(|x|))<0 \end{matrix}\right.\) (C3) + Phần đồ thị (C2) ở phía trên Ox + Lấy đối xứng phần đồ thị (C2) ở dưới Ox qua Ox Đáp án A Câu 14 Cho đồ thị hàm số y=f(x) như hình dưới đây. [​IMG] Giá trị m để đường thẳng y = m cắt đồ thị hàm số y = f(|x|) tại 2 điểm phân biệt là. A. m = - 2,m > 2 B. m = - 2,m = 2 C. m \(\geq\) 2 D. m \(\geq\) -2 Spoiler Hướng dẫn y = f(|x|) là hàm số chẵn Đồ thị nhận Oy làm trục đối xứng \(x\geqslant 0 f(|x|)=f(x)\) \(x<0\), \(f(|x|)=f(|-x|)\) lấy đối xứng phần đồ thị bên của tương ứng với \(x\geq 0\) qua trục Oy. Vậy ta được đồ thị hàm số y = f(|x|) là: [​IMG] dựa vào đồ thị ta thấy đồ thị hàm số y = |f(x)| cắt đường thẳng y = m tại 2 điểm phân biệt khi m=-2 và m>2 Câu 15 Cho đồ thị hàm số y = f(x) như hình dưới đây. [​IMG] Giá trị m để đường thẳng y = m cắt đồ thị hàm số y=|f(|x|)| tại 4 điểm phân biệt là. A. - 2 < m < 2 B. m=2 C. m=0 D. m=2, m=0 Spoiler Hướng dẫn y = m cắt \(y=\left | |x^3| - 3x^2+2 \right |\) tại 4 điểm phân biệt m = 0 Đáp án C Chú ý: đường thẳng y = m là đường thẳng vuông góc Oy tại điểm có tung độ B Tìm m để số nghiệm \(\left | |x^3| - 3x^2+2 \right |=m\) là 4 Câu 16 Cho các dạng đồ thị của hàm số \(y=ax^3+bx^2+cx+d\) như sau: [​IMG] Và các điều kiện: \(1.\left\{\begin{matrix} a>0 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \\ b^2-3ac>0 \end{matrix}\right.\) \(2.\left\{\begin{matrix} a>0 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \\ b^2-3ac<0 \end{matrix}\right.\) \(3.\left\{\begin{matrix} a<0 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \\ b^2-3ac>0 \end{matrix}\right.\) \(4.\left\{\begin{matrix} a<0 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \\ b^2-3ac<0 \end{matrix}\right.\) Hãy chọn sự tương ứng đúng giữa các dạng đồ thị và điều kiện. A. A→ 2;B →4;C →1;D→ 3 B. A →3;B →4;C → 2;D →1 C. A →1;B →3;C → 2;D →4 D. A →1;B → 2;C → 3;D → 4 Spoiler Hướng dẫn Chọn A. Câu 17 Đường cong bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kể ở bốn phương án A, B, C, D. Hỏi đó là hàm số nào? [​IMG] A. \(y = - {x^3} + 3{x^2} - 1\) B. \(y = - {x^4} + 2{x^2} + 2\) C. \(y = {x^4} + 2{x^2} + 2\) D. \(y = {x^3} + 3{x^2} + 1\) Spoiler Hướng dẫn Nhận thấy đây là đồ thị hàm bậc ba nên ta có thể loại ngay đáp án B và C. Để so sánh giữa ý A và D thì chúng ta cùng đến với bảng tổng quát các dạng đồ thị của hàm bậc 3 \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d,\left( {a \ne 0} \right)\)( đã được đề cập ở trang 35 SGK cơ bản) Nhìn vào bảng ta nhận thấy với ý D có hệ số \(a = 1 > 0\) nên đúng dạng đồ thị ta chọn đáp án D. Câu 18 Kết luận nào sau đây là không đúng về đồ thị hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\left( {a \ne 0} \right)\)? A. Đồ thị hàm số bậc ba luôn cắt trục hoành tại ít nhất một điểm. B. Đồ thị hàm số bậc ba nhận điểm có hoành độ là nghiệm của phương trình y''=0 làm tâm đối xứng. C. Nếu phương trình y'=0 có 2 nghiệm phân biệt thì đồ thị hàm số bậc ba có 1 điểm cực đại, 1 điểm cực tiểu. D. Đồ thị hàm số bậc ba không có điểm cực trị khi và chỉ khi phương trình y'=0 vô nghiệm. Spoiler Hướng dẫn Mệnh đề D là mệnh đề sai vì: Ta thấy nếu phương trình y'=0 vô nghiệm thì đồ thị hàm số bậc ba đúng là không có điểm cực trị, nhưng đó có phải là toàn bộ trường hợp có thể xảy ra hay không? Không, vì nếu phương trình y'=0 có nghiệm kép thì đồ thị hàm số bậc ba cũng không có điểm cực trị. (Như bảng trang 35 SGK) Câu 19 Tìm toạ độ tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3x + 5\). A. (0;5) B. (1;3) C. (-1;1) D. Không có điểm uốn. Spoiler Hướng dẫn \(y = {x^3} - 3x + 5 \Rightarrow y' = 3{x^2} - 3 \Rightarrow y'' = 6x\) \(y'' = 0 \Leftrightarrow x = 0 \Rightarrow y = 5 \Rightarrow\)Tâm đối xứng I(0;5) Câu 20 Những mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng? (1) Nếu hàm số f(x) đạt cực đại tại x0 thì x0 được gọi là điểm cực đại của hàm số. (2) Cho hàm số f(x) là hàm số bậc 3, nếu hàm số có cực trị thì đồ thị hàm số cắt trục Ox tại 3 điểm phân biệt. (3) Cho hàm số f(x) là hàm số bậc 3, nếu đồ thị hàm số cắt trục Ox tại duy nhất một điểm thì hàm số không có giá trị cực trị. A. (1) B. (2) C. (1);(2) D. (2);(3) Spoiler Hướng dẫn Với mệnh đề (1): đây là mệnh đề đúng, ta cùng nhớ lại chú ý trang 14 sách giáo khoa cơ bản nhé: “Nếu hàm số f(x) đạt cực đại (cực tiểu) tại x0 thì x0 được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu) của hàm số; f(x0) được gọi là giá trị cực đại (giá trị cực tiểu) của hàm số, kí hiệu là fCĐ(fCT), còn điểm \(M\left( {{x_0};f\left( {{x_0}} \right)} \right)\) được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu) của đồ thị hàm số.” Chú ý tránh nhầm các khái niệm: “điểm cực đại của hàm số”, “điểm cực đại của đồ thị hàm số”. “giá trị cực đại”, … Với mệnh đề (2): Ta nhận thấy đây là mệnh đề sai, ta chỉ lấy đơn cử ví dụ như hình vẽ sau đây: [​IMG] Đồ thị hàm số ở hình vẽ có 2 điểm cực trị nhưng chỉ cắt trục Ox tại duy nhất 1 điểm, nên kết luận này là sai. Với mệnh đề (3): Ta cũng nhìn vào hình vẽ đã lấy làm ví dụ minh họa ở mệnh đề 2 để nhận xét rằng đây là mệnh đề sai. Vây đáp án đúng của chúng ta là A: có 1 mệnh đề đúng. Câu 21 Cho hàm số y=f(x) có bảng biến thiên sau: [​IMG] Với giá trị nào của m thì phương trình f(x)=m có 3 nghiệm phân biệt? A. \(1 \le m \le 5\) B. \(1 < m < 5\) C. \(m \le 1\) hoặc\(m \ge 5\) D. \(m <1\) hoặc \(m >5\) Spoiler Hướng dẫn Phương trình \(f(x) = m\) là phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số y = f(x) (có BBT như trên) và đường thẳng có phương trình \(y=m\). Dựa vào BBT ta có phương trình \(f(x) = m\) có 3 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi 1<m<5. Câu 22 Đường cong trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào? [​IMG] A. \(y = f(x) = - x{(x + 3)^2} + 4\) B. \(y = f(x) = - x{(x - 3)^2} + 4\) C. \(y = f(x) = x{(x - 3)^2} + 4\) D. \(y = f(x) = x{(x + 3)^2} + 4\) Spoiler Hướng dẫn + Đây là đồ thị hàm số bậc ba, dựa vào hình dáng đồ thị ta thấy hệ số của \(x^3\) là số dương (hàm số tăng từ âm vô cực) nên loại phương án A và B. + Với phương án C và D ta kiểm tra giao điểm của đồ thị hàm số với trục tung, trục hoành, tọa độ các điểm cực trị, ta thấy D là phương án đúng vì: \(y = f(x) = x{(x + 3)^2} + 4 = {x^3} + 6{x^2} + 9x + 4\) \(y' = 3{x^2} + 12x + 9 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = - 1 \Rightarrow y = 0}\\ {x = - 3 \Rightarrow y = 4} \end{array}} \right.\) + Đồ thị hàm số có tọa độ điểm cực đại là (-3;4), tọa độ điêm cực tiểu là (-1;0). + Giao với trục tung tại điểm có tọa độ (0;4). + Giao với trục hoành tại điểm có tọa độ (-4;0);(-1;0) Tất cả đều trùng khớp với hình vẽ. Kiểm tra tương tự với phương án C. Câu 23 Cho hàm số y=f(x) có đồ thị như hình vẽ sau. Khẳng định nào sau đây là đúng? [​IMG] A. Hàm số đạt cực tiểu tại A(-1;-1) và cực đại tại B(1;3) B. Hàm số có giá trị cực đại bằng 1 C. Hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng -1 và đạt giá trị lớn nhất bằng 3 D. Đồ thị hàm số có điểm cực tiểu A(-1;-1) và điểm cực đại B(1;3) Spoiler Hướng dẫn A sai do tọa độ điểm cực đại sai. B sai do giá trị cực đại của hàm số là 3. C sai, từ độ thị hàm số ta dễ dàng thấy rằng hàm số không có giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. Vậy D là phương án đúng. Câu 24 Cho hàm số y=f(x) xác định, liên tục trên R và có bảng biến thiên [​IMG] Khẳng định nào sau đây là sai? A. M(0;1) được gọi là điểm cực tiểu của hàm số B. x0=-1 được gọi là điểm cực đại của hàm số C. \(f( 0) = 1\) được gọi là giá trị lớn nhất của hàm số D. f(1)=2 được gọi là giá trị cực đại của hàm số Spoiler Hướng dẫn C sai do đó chỉ là giá trị cực tiểu của hàm số. Hàm số không có giá trị nhỏ nhất. Câu 25 Đường cong trong hình bên dưới là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi đó là hàm số nào? [​IMG] A. \(y = {x^3} - 3{x^2} + 1\) B. \(y = {x^3} + {x^2} + 1\) C. \(y = - {x^3} + 3{x^2} + 1\) D. \(y = {x^3} + x + 1\) Spoiler Hướng dẫn Nhìn dạng đồ thị hàm số, ta thấy hàm số có đồ thị như hình bên không có cực trị. Dễ thấy các hàm số ở các phương án A, B, C phương trình y'=0 có hai nghiệm phân biệt. Vậy phương án đúng là D. Câu 26 Cho hàm số \(y = f(x)\) có đồ thị như hình vẽ sau. Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng? [​IMG] A. Hàm số đạt cực tiểu tại x=1 và đạt cực đại tại x=-1. B. Hàm số có giá trị cực đại bằng 1 C. Hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng -1 và đạt giá trị lớn nhất bằng 3 D. Đồ thị hàm số có điểm cực tiểu A(-1; -1) và điểm cực đại B(1; 3) Spoiler Hướng dẫn A sai, đúng là: Hàm số đạt cực tiểu tại x=-1 và đạt cực đại tại x=1. B sai do giá trị cực đại của hàm số là 3. C sai: dựa vào đồ thị hàm số ta có thể kết luận hàm số không có giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trên tập xác định. D đúng: Đồ thị hàm số có điểm cực tiểu A(-1; -1) và điểm cực đại B(1; 3). Câu 27 Cho hàm số f(x) xác định, liên tục trên R và có bảng biến thiên: [​IMG] Khẳng định nào sau đây sai? A. Hàm số có giá trị lớn nhất bằng 0. B. Đường thẳng \(y=2\) cắt đồ thị hàm số \(y=f(x)\) tại 3 điểm phân biệt. C. Hàm số đạt cực tiểu tại x=0. D. Hàm số nghịch biến trên \(\left ( -2;0 \right )\) Spoiler Hướng dẫn Từ bảng biến thiên ta thấy hàm số không có giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trên \(\mathbb{R}\). Câu 28 Đường cong trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào? [​IMG] A. \(y = - {x^3} - 3x + 1\) B. \(y = - {x^3} + 3x - 1\) C. \(y = {x^3} + 3x + 1\) D. \(y = {x^3} - 3x + 1\) Spoiler Hướng dẫn Từ đồ thị ta thấy \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = - \infty\) suy ra hệ số của \(x^3\) dương. Vậy loại A và B. Xét phương án C, hàm số \(y = {x^3} + 3x + 1\) có \(y' = 3{x^2} + 3 > 0,\forall x\) nên đồ thị hàm số không có cực trị. Từ hình vẽ ta thấy đồ thị hàm số có 2 điểm cực trị, vậy loại C. Do đó D là phương án cần tìm. Câu 29 Đường cong trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi đó là hàm số nào? [​IMG] A. \(y = {x^3} + 6{x^2} - 9x + 1\) B. \(y = - {x^3} + 6{x^2} - 9x + 3\) C. \(y = {x^3} + 6{x^2} - 9x\) D. \(y = - {x^3} + 6{x^2} - 9x\) Spoiler Hướng dẫn Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = + \infty\) Nên hệ số của x3 âm, vậy loại A và C. Đồ thị hàm số đi qua điểm O(0;0), vậy loại B. Do đó D là đáp án đúng. Câu 30 Tìm giá trị cực tiểu \(y_{CT}\) của hàm số $y = \frac{1}{3}{x^3} - \frac{1}{2}{x^2} - 2x + 2.$ A. \({y_{CT}} = \frac{{19}}{6}\) B. \({y_{CT}} =-1\) C. \({y_{CT}} = 2\) D. \({y_{CT}} =- \frac{{4}}{3}\) Spoiler Hướng dẫn \(y = \frac{1}{3}{x^3} - \frac{1}{2}{x^2} - 2x + 2\) \(y' = {x^2} - x - 2;y' = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = - 1}\\ {x = 2} \end{array}} \right.\) Bảng biến thiên: [​IMG] Vậy hàm số đạt cực tiểu tại x=2, Giá trị cực tiểu \({y_{CT}} = - \frac{4}{3}\).
    Minh Toán, 16/10/17 #9
(Bạn phải Đăng nhập hoặc Đăng ký để trả lời bài viết.) Show Ignored Content

Chia sẻ trang này

Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Mật khẩu: Bạn đã quên mật khẩu? Duy trì đăng nhập Đăng nhập

Thống kê diễn đàn

Đề tài thảo luận: 6,071 Bài viết: 12,735 Thành viên: 18,036 Thành viên mới nhất: duychien.saigonapp

Chủ đề mới nhất

  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài thơ Đất nước... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp Hướng dẫn viết dàn ý bài thơ... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài kí Ai đã đặt... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích truyện Vợ chồng... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài thơ tây tiến... Tăng Giáp posted 6/8/20
Đang tải... Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > TOÁN HỌC > LỚP 12 > Chủ đề 1: HÀM SỐ > Bài 5. Khảo sát sát sự biến thiên hàm số >

Từ khóa » Khảo Sát Sự Biến Thiên Của Hàm Số Bậc 3