Các Bước đọc X Quang Ngực Cơ Bản - Bệnh Viện Vinmec

  • Trang chủ
  • Thẩm mỹ
  • Sức khỏe
  • Nhóm
  • Video
  • Hình ảnh
  • Bảng giá dịch vụ
  • Kết nối bạn bè
  • Tin thẩm mỹ - sức khỏe
  • Tin tức
  • Blog tổng hợp
Xem thêm Cài đặt app suckhoe123 để kết nối nhanh với chuyên gia: Tải app android suckhoe123 Tải app ios suckhoe123
  • Công cụ
    • Trắc nghiệm da...
    • Thuật ngữ y khoa
    • Từ điển y khoa
    • Chỉ số BMI
    • Công cụ tính BMR
  • Trang thẩm mỹ
  • Trang sức khỏe
  • Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép DMCA.com Protection Status Các bước đọc X Quang ngực cơ bản Bác sĩ gia đình 10:38 +07 Thứ sáu, 21/10/2022 Chia sẻ
    • Chia sẻ ngay
    • Chia sẻ lên bảng tin
    • Chia sẻ lên trang bạn bè
    • Chia sẻ vào nhóm
    • Sao chép liên kết
    X quang là phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng quan trọng nhất trong việc chẩn đoán bệnh lý về phổi hoặc xương. X quang ngực là một xét nghiệm thường quy trong thăm khám và điều trị nhiều bệnh lý, nhất là bệnh lý liên quan tới đường hô hấp.

    Ngày nay mặc dù công nghệ hiện đại, có nhiều các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, chuyên sâu với độ chính xác cao tuy nhiên chưa bao giờ Xquang bị đánh giá thấp trong các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin về X quang ngực cơ bản cũng như các bước đọc X quang ngực cơ bản.

    1. X quang ngực là gì? Tư thế khi chụp X quang ngực?

    X quang ngực là phương pháp kỹ thuật dùng để chẩn đoán hình ảnh nhằm đánh giá tình trạng của ngực, các thành phần của nó và các cấu trúc lân cận của bệnh nhân. X quang ngực là phim được chụp nhiều nhất trong y khoa, phương pháp này được bác sỹ sử dụng nhiều nhất để đánh giá, giúp phát hiện triệu chứng bất thường của phim chụp Xquang ngực từ đó có thể giúp các bác sỹ lâm sàng đưa ra chẩn đoán sơ bộ.

    Giống như các phương pháp chụp X quang khác, chụp X quang ngực dùng tia phóng xạ tạo thành tia X từ đó sẽ chụp được hình ảnh ngực. Liều phóng xạ trung bình cho người lớn là khoảng 0.02 mSv (2 mrem) cho một phim ngực thẳng (PA hay posterior-anterior) và 0.08 mSv (8 mrem) cho phim chụp nghiêng (LL hay latero-lateral).

    Hướng dẫn chi tiết cách phát hiện triệu chứng bất thường của phim chụp Xquang ngực từ đó có thể giúp các bác sỹ lâm sàng đưa ra chẩn đoán sơ bộ.

    Đây thực sự là những chia sẻ quý giá với không chỉ các bác sỹ chẩn đoán hình ảnh mà nó còn giúp các bác sỹ lâm sàng nâng cao kiến thức và kỹ năng chẩn đoán bệnh.

    Có 4 tư thế chính khi chụp X quang:

    • Sau - trước
    • Nghiêng
    • Trước - sau
    • Nằm - nghiêng
    Các bước đọc X Quang ngực cơ bản
    X quang ngực là phương pháp kỹ thuật dùng để chẩn đoán hình ảnh nhằm đánh giá tình trạng của ngực

    2. Khi nào cần thực hiện chụp X quang ngực?

    Bệnh nhân có chỉ định chụp X quang ngực khi bác sỹ nghi ngờ hoặc cần đánh giá tình trạng của bệnh nhân liên quan tới phổi, xương:

    • Viêm phổi
    • Tràn khí màng phổi
    • Bệnh phổi kẽ
    • Suy tim
    • Gãy xương
    • Thoát vị hoành

    Lợi ích của chụp phim Xquang:

    • Kỹ thuật chụp đơn giản, dễ thực hiện.
    • Chi phí thấp.
    • Thời gian có kết quả chụp phim ngắn.

    Nhược điểm của phương pháp này là kết quả phim chụp có chính xác hay không hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ năng của người chụp, sự hợp tác của người bệnh và kinh nghiệm, khả năng đọc kết quả của bác sỹ.

    Các bước đọc X Quang ngực cơ bản
    Bệnh nhân có chỉ định chụp X quang ngực khi bác sỹ nghi ngờ hoặc cần đánh giá tình trạng của bệnh nhân liên quan tới phổi

    3. Các bước đọc X quang lồng ngực

    • Kiểm tra lại thông tin bệnh nhân, ngày chụp X quang
    • Cần chú ý tư thế chụp : thẳng, tại giường, nghiêng, chếch, nằm nghiêng.
    • Xem các đánh dấu trên phim
    • Xem chất lượng phim: Có quá sáng hay quá tối, hít vào đủ sâu không? Bất động tốt không? Tư thế có ngay không.

    Hướng dẫn đọc X quang ngực

    Kết quả hình X quang lồng ngực bình thường khi:

    Xương lồng ngực:

    Xương ức và xương cột sống ngực thường không thấy được trên phim thẳng, chỉ thấy rõ trên phim chụp nghiêng.

    Xương sườn : Xác định trên phim chụp thẳng.

    • Cung sau: Đi từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
    • Cung trước: Đi từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Phần sụn không cản quang nên không xác định được tổn thương.
    • Các xương sườn 11, 12 chỉ thấy được trên phim chụp tiết niệu.

    Cơ và phần mềm thành ngực:

    • Cơ ngực lớn, cơ ức đòn chũm.
    • Bóng vú và núm vú của phụ nữ.

    Những bộ phận này chồng hình lên vùng nền và ngoại vi hai phế trường, làm giảm độ sáng của phổi.

    Nhu mô phổi và rốn phổi:

    • Hai phế trường có màu đen trên phim chụp được gọi là hình sáng.
    • Rốn phổi có màu trắng, gọi là hình mờ, xuất phát từ hai bên của bờ tim, hình rễ cây. Rốn phổi được tạo thành bởi động mạch phổi và các phế quản. Rốn phổi trái thường cao hơn rốn phổi phải khoảng 1 - 2 cm. Rốn phổi chia nhánh nhỏ dần ra ngoại vi thành vân phổi. Khi cách thành ngực khoảng 1 cm thì vân phổi không còn thấy rõ.

    Bóng tim và trung thất:

    • Bình thường ở vị trí lệch trái và có đường kính ngang < 1⁄2 đường kính ngang lồng ngực.

    Khí quản và phế quản gốc

    • Thấy rõ được trên phim chụp điện áp cao.
    • Vòm hoành
    • Vòm hoành phải cao hơn vòm hoành trái khoảng 1 - 2 cm. Ngay dưới vòm hoành trái là túi hơi dạ dày.
    Các bước đọc X Quang ngực cơ bản
    Chụp X quang là kỹ thuật phổ biến mà bất cứ bệnh viện nào cũng có

    Phân chia phế trường và trung thất

    • Phân chia phế trường

    Trên phim thẳng:

    Theo chiều ngang:

    • Vùng đỉnh: Từ bờ trên cung trước sườn 2 trở lên.
    • Vùng rốn : Từ bờ trên cung trước sườn 2 đến bờ trên cung trước sườn 4.
    • Vùng nền : Từ bờ trên cung trước sườn 4 đến vòm hoành.

    Theo chiều dọc:

    • Vùng trung tâm: Dọc theo điểm giữa xương đòn trở vào.
    • Vùng ngoại vi : Dọc theo điểm giữa xương đòn trở ra.

    Theo các mốc giải phẫu X quang:

    • Vùng trên đòn.
    • Vùng dưới đòn.
    • Góc sườn hoành hai bên.
    • Góc tâm hoành hai bên.
    • Vùng rốn phổi.

    Trên phim nghiêng:

    • Phổi được phân chia thành các thuỳ và phân thuỳ phổi. Phổi phải có 3 thuỳ trên, giữa và dưới. Phổi trái có 2 thuỳ trên và dưới. Mỗi bên phổi được chia thành 10 phân thuỳ.

    Phân vùng trung thất

    Bình diện thẳng:

    • Trung thất là hình mờ nằm giữa hai trường phổi, được giới hạn bởi phế mạc trung thất hai bên. Được chia làm 3 tầng (trên, giữa và dưới) bằng hai mặt phẳng qua bờ trên quai động mạch chủ và qua bờ dưới ngã ba khí phế quản.

    Bình diện nghiêng:

    Được phân chia theo sơ đồ của Felson :

    • Trung thất trước: Từ mặt sau xương ức tới bờ trước khí quản (hoặc bờ sau tim).
    • Trung thất giữa: Tiếp theo trung thất trước tới sau bờ trước cột sống ngực khoảng 1cm.
    • Trung thất sau: Tiếp theo trung thất giữa tới hết máng sườn cột sống.

    Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

    Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

    [Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không? [Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

    Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

    Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

    Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

    Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

    Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

    Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

    Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

    Tin liên quan Hướng dẫn 10 Bước Chăm Sóc Da Buổi Tối Hướng dẫn 10 Bước Chăm Sóc Da Buổi Tối

    Chăm sóc da hay skincare, là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày để duy trì làn da khỏe mạnh. Quy trình cơ bản bao gồm làm sạch, tẩy tế bào chết, sử dụng toner, dưỡng da mặt và mắt. Chăm sóc da cần được thực hiện cả ban ngày và ban đêm.

    Dr Duy Thành

    Bauman

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » đọc X Quang Phổi Cơ Bản