CÁC BƯỚC KỸ THUẬT TRONG KHIÊU VŨ… | HỒNG SINH
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- GIỚI THIỆU
- THƠ CỦA HS
- TẢN VĂN HS
- HÌNH ẢNH HS
- TỰ HỌC KH.VŨ
- Sưu tầm
KHÚC HÁT QUÊ TÔI
GIẬN MÀ THƯƠNG
TẶNG VỢ YÊU !
H.CƯỚI ĐỨC-TẶNG
HÌNH ẢNH BOBO
KH. HÁT SÔNG QUÊ
Chuyên mục
- a. HS TẬP LÀM THƠ (77)
- b. TRUYỆN-KÝ CỦA HS (18)
- c. TẢN VĂN CỦA HS (69)
- d. HÌNH ẢNH CỦA HS (36)
- e. TỰ HỌC KHIÊU VŨ (20)
- g.CHUYỆN QUANH TÔI (8)
- h. BÀI VIẾT CỦA BẠN BÈ (24)
- i. TIN TỨC-SỰ KIỆN… (59)
- k. HÌNH SỰ HẤP DẪN (19)
- m. HÔN NHÂN & CH. ẤY (14)
- n. Thư giãn (8)
- Uncategorized (23)
Trao đổi trực tuyến với Hồng Sinh tại đây !
Bạn thích và muốn tự học môn Khiêu vũ hãy bấm vào đây!
Tìm hiểu dịch vụ do Hồng Sinh cung cấp bấm vào đây !
-
Bài viết mới
- Chiều
- CHỊ TÔI.
- TẾT ĐOÀN VIÊN
- NỢ TIỀN NỢ BẠC – CÓ NGÀY TRẢ ; NỢ CHA NỢ MẸ – NỢ CẢ ĐỜI !
- LỐI CŨ TA VỀ !
- TA ĐANG ĐI VỀ PHÍA CHIỀU TÀ
- BIẾT BAO GIỜ TRẢ HẾT NỢ TÌNH QUÊ !
- TỰ VẤN
- PHÚT THẬT LÒNG !
- VIẾT TRONG NGÀY SINH NHẬT TÔI !
- 07/07/2023
- Dalat
- TRỞ LẠI SAU 3 NĂM
- ĐỐI VỚI CON, CHA ĐÃ LÀ TẤT CẢ.
- HOÀI NIỆM THÁNG 5
CÁC BƯỚC KỸ THUẬT TRONG KHIÊU VŨ…
Posted on 19.04.2012 by Hồng SinhMới đầu mình học môn Khiêu vũ chỉ nhằm cải thiện trình trạng bệnh tim của mình, nhưng càng học càng say, nên mình mới sưu tầm một số bài tập cơ bản mang về nhà mình để cá nhân mình tự nghiên cứu… Qua theo dõi lượng khách viếng thăm trong thời gian qua, mình thấy có nhiều bạn cũng cùng yêu thích môn này, nên mình tiếp tục sưu tầm một số bài, chúng ta cùng tham khảo nhé….
Chúc các bạn vui và có những bước nhảy thật đẹp….!
Hồng Sinh
Kỹ thuật chung trong La tinh
Nguồn: minhha.vn
Mặc dù được xếp vào nhóm vũ điệu Latin, nhưng Pasodoble có các kỹ thuật khác hẳn, vì đây là vũ điệu tạo nên bởi người châu Âu chứ không phải của người da màu châu Phi hay Châu Mỹ La tinh, nó không hề có uốn người hay lắc hông. Còn lại 4 điệu Rumba, ChaChaCha, Samba và Jive đều có chung những kỹ thuật của người Châu Mỹ La tinh, đặc biệt là kỹ thuật lắc hông.
Thông thường thì ở hầu hết các video hướng dẫn đều có phần kỹ thuật chung cho vũ điệu, nó thường bao gồm dáng điệu (posture), tư thế vào đôi (position), bước đi căn bản (walk). Đây là những phần quan trọng nhất vì qua đó bạn có thể thể hiện được tính cách của vũ điệu. Nhiều bạn trẻ sai lầm khi xem nhẹ phần này và chỉ chú tâm vào tập các vũ hình (syllabus).
Một sai lầm thường gặp khác là đánh giá thấp các vũ hình Bronze. Mặc dù ISTD có xếp mỗi vũ điệu theo các level bronze, silver và gold (cấp độ đồng, bạc, vàng) và mỗi level có các bước của nó nhưng không phải cứ syllabus ở Gold thì là khó hơn ở Silver hay Bronze. Các syllabus mà ISTD sắp xếp ở mỗi level thường mang ý nghĩa sư phạm nhiều hơn, dựa trên sự kết nối các vũ hình hơn là cấp độ khó của vũ hình đó. Khi bạn tìm hiểu thêm về “dynamic” trong khiêu vũ bạn có thể thấy rõ hơn về cách sắp xếp này. Thí dụ vũ hình Aida trong Rumba được xếp ở Gold level không thật sự quá khó so với các vũ hình ở Bronze.
Những kỹ thuật cơ bản của latin thường tập trung vào:
Footwork (kỹ thuật bàn chân): là một trong những nền tảng của khiêu vũ, nó không có nghĩa là chỉ học tập các bước, mà là cách thức bàn chân của bạn bước như thế nào. Nó quy định rất rõ bàn chân bạn di chuyển như thế nào, tiếp xúc sàn như thế nào và dừng lại như thế nào. – Toe (T): tiếp sàn chỉ bằng mũi chân – Ball (B): tiếp sàn chỉ bằng vùng đầu bàn chân (vùng gần ngón chân) – Flat (F): tiếp sàn bằng cả bàn chân – Heel (H): tiếp sàn bằng chỉ gót chân Xem trong quyển Technique of Latin Dancing của Walter Laird ta thấy mỗi vũ hình đều có ghi rõ cách bước (footwork), thí dụ ghi footwork là BF thì có nghĩa là ta đặt phần đầu bàn chân xuống trước rồi sau đó mới đặt hết bàn chân xuống luôn. Footwork là TF thì có nghĩa là ta đặt mũi chân xuống trước rồi sau đó mới đặt hết bàn chân.
Thông thường trong khiêu vũ, chân khi di chuyển thường bám sát sàn để luôn giữ trọng tâm thấp.
Cổ chân tuy không có quy định như footwork nhưng được xem là một kỹ thuật quan trọng. Chỉ cần nhìn cổ chân thôi thì cũng có thể biết trình độ khiêu vũ của người đó như thế nào. Cổ chân thẳng thường cho một posture đẹp. Thí dụ khi tiếp sàn bằng mũi (Ball hay Toe) phải giữ cổ bàn chân thẳng (bàn chân thẳng với ống chân chứ không vuông góc với ống chân). Hoặc cổ chân sau, lúc chuyển trọng tâm cho chân trước cũng phải giữ thẳng.
Chân và đầu gối cũng không hề có quy định nhưng ai cũng biết rằng khi nhảy Latin thì chân và đầu gối phải thẳng. Nhảy latin mà chân và đầu gối cong xem như hỏng, vì không thể có posture đẹp và không thể có chuyển động hông đúng cách. Thông thường khi đã chuyển hết trọng tâm về một chân thì chân này phải thẳng dọc theo thân, hông giữ thẳng, đầu gối được khóa lại, chân còn lại (đang ở phía trước hoặc sau hoặc bên) cũng phải thẳng, nhất là phần cổ bàn chân.
Hip Movement (chuyển động hông): La tin thường sử dụng 2 loại chuyển động hông chính: “pelvic movement” và “figure eight movement” tạm dịch là “chuyển động khung chậu” và “chuyển động hông số 8”.
Chuyển động khung chậu: chỉ có 2 động tác: * Khung xương chậu được đưa ra phía trước, làm cho bụng bị lõm vào, đầu gối bị cong lại một chút * Khung xương chậu được đưa ra phía phía sau, làm cho bụng đưa ra trước, đầu gối phải thẳng lại Xem động tác bounce trong Samba sẽ thấy chuyển động hông này
Chuyển động hông số 8: di chuyển hông theo hình số 8
1. Di chuyển hông về phía góc số 1, phía trước bên phải 2. Kéo hông về vị trí số 2, sang phải 3. Tiếp tục kéo hông theo hướng số 3, về phía sau bên phải 4. Trở về vị trí ban đầu, trọng tâm ở giữa, 2 chân chạm sàn. 5. Di chuyển hông về phía góc số 5, phía trước bên trái 6. Kéo hông về vị trí số 6, sang trái 7. Tiếp tục kéo hông theo hướng số 7, về phía sau bên trái 8. Trở về vị trí ban đầu, trọng tâm ở giữa, 2 chân chạm sàn. Khi thực hiện chuyển hông số 8, ta lưu ý trọng tâm lúc nào cũng ở giữa 2 chân, và cố gắng chỉ cho phần hông di chuyển, những phần còn lại của cơ thể giữ nguyên không bị kéo theo, thân hình thẳng đứng, không được nghiêng (có một số tài liệu nói khi chuyển hông sang phải thì trọng tâm đặt lên chân trái, chân phải kiểng lên là sai).
Thông thường 2 dạng chuyển đông hông trên được kết hợp như sau trong các vũ điệu Latin (ngoại trừ Pasodoble): Thí dụ khi trọng tâm ở chân phải – Đầu tiên chuyển động khung chậu ra phía trước – Tiếp theo chuyển động số 8 với hông ra hướng 1 rồi 2, 3 – Kết thúc bằng chuyển động khung chậu ra phía sau Ta thấy hông đã di chuyển một vòng cung tròn phía bên phải. Hoặc khi trọng tâm ở chân trái – Đầu tiên chuyển động khung chậu ra phía trước – Tiếp theo chuyển động số 8 với hông ra hướng 5 rồi 6, 7 – Kết thúc bằng chuyển động khung chậu ra phía sau Ta thấy hông đã di chuyển một vòng cung tròn phía bên trái.
Clip sau đây cho thấy cách chuyển hông số 8. Đây là bài tập bên múa bụng chứ không phải dancesport, nhưng bên đó là bậc thầy của chuyển động hông.
Chuyển động hông đều có quy luật, một số người chơi dạng khiêu vũ giao tiếp thường nghĩ ta “ngoáy hông” là đẹp và có thể “ngoáy” bất cứ lúc nào ta thích, do vậy khi họ áp dụng vào vài routine của Rumba hay Chachacha dancesport thì thường tạo ra những “quái thai” trên sàn nhảy. Ở Rumba, chuyển động hông thường chỉ xảy ra ở giữa 2 phách, tức là khi ta đếm &, hoặc ở phách nghỉ như phách 1.
Posture (dáng người): thân người phải thẳng đứng, không đổ sang phải trái hay về trước ra sau, đầu nhìn thẳng, tránh cúi xuống nhìn bước chân. Ở tư thế vào đôi, khung tay phải chắc chắn, không được xệ xuống. Khi rời nhau, hai tay phải dang rộng hoặc thu vào một cách sống động, tự nhiên, hài hòa với chuyển động cơ thể và nhịp điệu. Nhớ lúc mới học, thầy bắt vào đôi đúng tư thế rồi đứng suốt bản nhạc này đến bản nhạc khác, hai vai và hay tay rã rời, còn khó hơn cả việc nâng tạ, sau này mới biết có như vậy thì khung trên mới chắc.
Trong Rumba/Chachacha có một quy luật khi di chuyển là FFF (foot follow frame) nghĩa là “chân di chuyển sau thân”, thân trước chân sau. – Thông thường thì khi ta bước, đầu tiên chân tiến trước bám sàn rồi mới kéo thân tiến tới, như vậy là di chuyển “chân trước thân sau”. – Trong Rumba walk thì ngược lại, thân phải đổ ra trước đầu tiên, sau đó thì chân mới đưa tới tiếp sàn để tiếp nhận trọng lượng cơ thể. Như vậy là di chuyển “thân trước chân sau”, gọi là FFF.
Một cách để tập quy luật FFF này là ta thắt cà vạt hay một mãnh vải vào cổ khi luyện tập, chú ý khi bước thì cà vạt phải rời ra khỏi thân chứ không bám vào ngực và bụng.
Bài tập này nên kết hợp với bài tập footwork như sau: thắt cà vạt, đặt 2 tờ giấy lên sàn rồi hai chân đứng lên 2 tờ giấy. Di chuyển Rumba Walk quanh sàn sao cho 2 tờ giấy không rời ra khỏi chân và cà vạt không bám bụng là được.
Thực đây đây chỉ là một phần trong cách tập footwork của Latin. Để bước đi của bạn bám sàn và có lực, đúng dáng đúng cách, bạn phải tập thêm nhiều bài tập nữa cho chân, cổ chân, đầu gối, thân mình v.v…
Một điều lưu ý, trong khiêu vũ thi đấu không có trường hợp “vừa di chuyển, vừa đổi hướng” như trong khiêu vũ Sài Gòn. Việc đổi hướng chỉ thực hiện giữa 2 phách (hai bước) khi ta đếm &. Đó cũng là thời điểm của chuyển động hông. Vũ hình Closed Hip Twist của Rumba/Chachacha cho ta thấy đổi hướng và chuyển động hông cùng xảy ra ở giữa các phách: & giữa 1 và 2, & giữa 3 và 4.
Khi nói về kỹ thuật khiêu vũ trong Latin ta không thể không nói đến kỹ thuật xoay người. Có gần 10 cách xoay!
Với Latin trước tiên bạn chỉ cần học 2 cách xoay sau: chain turn và spin turn
1. Chain turn Clip sau đây cho bạn thấy cách tập chain turn
2. Spiral turn Clip sau đây cho bạn thấy cách tập spiral turn
…..
____________________________
Một bước khó trong khiêu vũ : Bước tới & Bước lui
Nguồn: vietnamdancesport.net
Trong những buổi đầu học khiêu vũ, có lẽ động tác đầu tiên khi học các điệu nhảy Ballroom là các bước Walk (tạm dịch là Bước Dạo) : Forward Walk (tạm dịch là Bước Tới) và Backward Walk (tạm dịch là Bước Lui). Trong những buổi đầu học khiêu vũ, có lẽ động tác đầu tiên khi học các điệu nhảy Ballroom là các bước Walk (tạm dịch là Bước Dạo) : Forward Walk (tạm dịch là Bước Tới) và Backward Walk (tạm dịch là Bước Lui). Tuy nhiên có lẽ ít ai biết rằng đó là những động tác đặc biệt khó nếu không nói là khó nhất trong khiêu vũ. Chả thế mà có tác giả nói đại ý rằng nếu hoàn thành được kỹ thuật các bước Walk tức là đã hoàn thành đựoc 50 % việc học các kỹ thuật khiêu vũ. Lần đầu tiên đọc ý tưởng đó tôi thật sự không hiểu mà cũng không tin, cho rằng tác giả đã nói phóng đại lên. Qua quá trình luyện tập khiêu vũ, tôi mới dần hiểu ra rằng tác giả đã không nói ngoa. Trong loạt bài viết này tôi muốn trao đổi với các bạn một số vấn đề mà tôi đã lĩnh hội được.
Chúng ta biết rằng một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong khi nhảy Ballroom là phải giữ được CÂN BẰNG và MỰỢT MÀ. Hai yếu tố đó đặc biệt quan trọng đối với các điệu nhảy Ballroom như Van Chậm, Van Viên, Foxtrot và Quickstep, đó là các điệu nhảy mang tính chất “tiến hành” (progressive) và “đung đưa” (swingly). Các kỹ thuật của các bước tới và bước lui chính là để đảm bảo hai yêu cầu quan trọng này – cân bằng và mượt mà – của khiêu vũ.
Trong đời sống thường ngày, ta hầu như không sử dụng các bước đi lui hoặc đi ngang mà chỉ sử dụng bước đi tới. Cách đi lại của một người bình thường luôn phù hợp với các quy luật chuyển động của tự nhiên – các quy luật cơ học – vì thế nó rất gần với kỹ thuật bước dạo tới trong khiêu vũ. Tuy nhiên cùng với thời gian sống, lao động. học tập… bước đi của một người bị méo mó, lệch lạc dần. Vì thế khi học bước dạo tới của khiêu vũ, ta cần phảii uốn nắn sửa chữa lại những lệch lạc đó. Đó là cái khó thứ nhất. Chẳng hạn, yêu cầu của các điệu nhảy Ballroom trong các bước Walk là hai bàn chân phải song song do đó 2 đầu gối phải luôn hướng thẳng về phía trước chứ không được mở ra hai bên. Những ai mắc tật chân đi chữ bát hoặc chân đi vòng kiềng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi học ballroom.
Ta hãy xét xem dế giữ cân bằng tốt trong khiêu vũ các bước Walk nên được tiến hành như thế nào.
Bạn thử đi lại vài bước trong phòng. Thoạt tiên đứng thẳng, trọng lượng đặt trên chân phải (chân trụ) và đưa chân trái (chân chuyển động) bước về phía trước, trí óc tập trung vào chân trái trong khi nó chuyển động. Khi bàn chân trái đã đến vị trí mới, trọng lượng chuyển sang chân trái . Tiếp tục đưa chân phải bước về phía trước, trí óc tập trung vào chân phải trong khi nó chuyển động… Tiếp tục đi như vậy ta cảm thấy thoải mái tự nhiên vì đó chính là cách đi thông thường của chúng ta hàng ngày. Trong cách đi đó trí óc ta luôn tập trung để kiểm soát chân chuyển động trong quá trình nó chuyển dịch tới vị trí mới.
Bây giờ ta hãy thử đi theo một cách khác. Đứng thẳng trên chân phải, chân trái là chân tự do. Để bắt đầu chuyển động về phía trước, ta hơi nhún chân phải bằng cách mềm đầu gối và hạ thấp người một chút đồng thời đưa người về phía trước, trí óc tập trung vào chân phải cho tới khi bàn chân trái tới vị trí mới và nhận trọng lượng. Tiếp tục chuyển động về phía trước bằng cách nhún chân trái và đưa chân phải về phía trước trong khi trí óc tập trung vào chân trái. Tiếp tục đi như vậy trong khi trí óc luôn tập trung vào chân trụ. Ta thấy cách đi này khác với cách đi thông thường của chúng ta, nhưng với ít nhiều tập luyện, một khi đã quen ta sẽ thấy cách đi này mạnh mẽ hơn, vững chãi hơn, nó giúp cơ thể hoàn toàn cân bằng và chủ động trong khi chuyển trọng lượng từ chân trụ sang chân chuyển động để sẵn sàng chuyển động tiếp.
Để khiêu vũ tốt, tối đại quan trọng là cái sự cân bằng và ta có một bí quyết : Hãy đặt sự chú ý nhiều hơn vào chân trụ là nơi phát lực và duy trì sự cân bằng.
______________________
Cách thể hiện cảm xúc chỉ là giả tạo
nhưng cảm xúc phải là thật
Nguồn: vietnamdancesport.net
Khán giả xem biểu diễn nhảy hay thi nhảy, đều biết là mọi động tác vui buồn hờn giận tình tứ yêu đương của 2 bạn nhảy chỉ mang kịch tính và chỉ là giả tạo thôi, nhưng ai cũng mong được thấy các các vũ công và người thi nhảy biểu lộ cảm xúc thật giữa nhau của họ (authentic feelings), vì nếu bài nhảy hay thi nhảy Rumba chẳng hạn mà 2 bạn nhảy không thể hiện được tính lãng mạn (romance) , khăng khít (intimacy), sự nồng nàn (warmth) và gợi tình (sensuality) với nhau được thì bài nhảy Rumba chẳng qua chỉ là một mớ bước nhảy (a bunch of steps) Rumba mà thôi, và điều này chắc chắn làm người xem thất vọng.
Cảm xúc thật ở đây có nghĩa là cảm xúc giữa người nam và người nữ, do cả hai cùng thích thú nhảy chung với nhau, với bài nhảy của nhau, thương yêu và kính trọng bạn nhảy của mình, và những điều này thường làm cho bài nhảy thành công lớn! Dĩ nhiên là mỗi điệu nhảy đều có những đặc tính riêng của nó, và cách thể hiện cảm xúc cũng vì vậy mà cũng khác nhau, ví dụ như một tình yêu đam mê là đặc tính của Tango, tính hiếu thắng (aggression) và các tư thế chủ động của vũ công nam là đặc tính của Paso Doble , nhịp nhàng và vui như ngày hội Carnival là đặc tính của Samba, trêu chọc nhau và đuổi bắt nhau là đặc tính của Chachacha, thanh lịch, chậm rãi, và mượt mà là đặc tính của Foxtrot, tình cảm và quí phái là đặc tính của Viennese Waltz, v.v…., vì vậy người nhảy và thi nhảy đều phải tập cách thể hiện cảm xúc thật với nhau, và tập cách gìn giữ quan hệ tốt và đồng thuận với nhau , vì nhảy là về Partnership chứ không phải là về những bước nhảy! Học bước nhảy đã khó, mà học cách thể hiện cảm xúc thật lại khó hơn nhiều. Người xem rất tinh mắt nên dễ nhận ra những cảm xúc giữa 2 người nhảy là thật (real emotions) hay giả tạo (fake emotions)! Thiếu sự thể hiện cảm xúc thật của người nhảy thì bài nhảy chỉ là một mớ bước nhảy mà thôi và người nhảy chỉ là một Robot, và khán giả cũng chẳng mấy thích thú khi xem bài nhảy!
Chia sẻ:
Có liên quan
Filed under: e. TỰ HỌC KHIÊU VŨ |
« Lợi ích của khiêu vũ với sức khỏe NHỚ THÁNG TƯ…! »3 bình luận
- Mỹ Thanh Nguyễn Thị, on 24.05.2016 at 08:56 said:
Cám ơn anh đã viết bài rất thực.
Trả lời - Phuong Anh, on 06.04.2017 at 13:07 said:
Rat bo ich, xin cam on!
Trả lời - Phuong Anh, on 06.04.2017 at 13:11 said:
Rat bo ich, xin cam on!👍
Trả lời
Bình luận về bài viết này Hủy trả lời
CLB THƠ B-T-XUÂN
Mời các bạn bấm vào đây để đến với CLB Thơ Bùi Thị Xuân
QUẢN LÝ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- RSS bài viết
- RSS bình luận
- WordPress.com
ĐỌC NHIỀU NHẤT
- BÍ MẬT SEX CUỐI TUẦN CHO CHỊ EM...
- BÀI THƠ "NHẪN" CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
- CÁC BƯỚC KỸ THUẬT TRONG KHIÊU VŨ...
- PHƯỜNG BÙI THỊ XUÂN-TP.QUY NHƠN: Quá trình hình thành và phát triển
- "ĐẠI BÀNG" RŨ CÁNH.
BÁO NGÀY
- Sài Gòn giải phóng
- Thanh Niên
- Tin nhanh Việt Nam
- Tuổi trẻ
- Việt nam +
BÌNH ĐỊNH
- Báo Bình Định
- CLB Văn nghệ trẻ ĐHQN
- CLB Xuân Diệu
- UBND tỉnh Bình Định
- UBND Thành Phố Quy Nhơn
- Đại Học Quy Nhơn
BẠN BÈ
- Cả Nhà Thương Nhau
- Nguyễn Thị Phụng
- Nguyễn Xuân Tịnh
- Nguyễn Đình Sinh
- Trần Hà Nam
- Vũ Đình Ninh
- Đặng Quốc Khánh
- Đặng Thiên Sơn
- Đặng Thiên Sơn 2
- Đặng Thiên Sơn 3
Blogroll
- WordPress Planet
- WordPress.com News
LIÊN KẾT CÁ NHÂN
- Hồng Sinh Blogviet
- Hồng Sinh CLB Thơ
- Hồng Sinh Netlog
- Hồng Sinh Picasa
- Hồng Sinh Soundcloud
- Hồng Sinh trên Facebook
- Hồng Sinh Yahoo
- Hồng Sinh Youtube
- HS Văn Hóa Đông Tây
- Khung hình trục tuyến
- Photoshop Online
NGHỆ AN
- Báo Công An Nghệ An
- Báo Nghệ An
- Báo Nghệ An 24h
- Huyện Diễn Châu
- Người Yên Thành Xa Quê
- Vinh CiTy
- Văn Hóa Nghệ An
Blog tại WordPress.com. WP Designer.
Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie- Bình luận
- Đăng lại
- Theo dõi Đã theo dõi
- HỒNG SINH - MỘT THỜI ĐỂ NHỚ ! Theo dõi ngay
- Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
-
- HỒNG SINH - MỘT THỜI ĐỂ NHỚ !
- Tùy biến
- Theo dõi Đã theo dõi
- Đăng ký
- Đăng nhập
- URL rút gọn
- Báo cáo nội dung
- Xem toàn bộ bài viết
- Quản lý theo dõi
- Ẩn menu
Từ khóa » Các Bước Cơ Bản Trong Rumba
-
CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG HỌC NHẢY ĐIỆU RUMBA
-
Dạy Nhảy RUMBA Cơ Bản | Vũ Sư Thùy Vân - Tuấn Hùng - YouTube
-
RUMBA CƠ BẢN BÀI 1/Cho Người Mới /Dễ Tập Nhất. - YouTube
-
Rumba Vietnam - Bước Cơ Bản (Bước Nữ) - YouTube
-
Các Bước Nhảy điệu Rumba Cơ Bản | AFamily
-
Tên Tất Cả Các Bước Nhảy Của điệu Rumba - Hai Duong Dance Sport...
-
Hướng Dẫn Học Nhảy điệu Rumba - Wiki Phununet
-
Hướng Dẫn Các Bước Nhảy Căn Bản Của điệu Múa Rumba - Đông Tác
-
Một Vài Gợi ý Về Rhumba - Dancesporthn
-
Rumba Là Gì Và Bạn Có Thể Học Nhảy Như Thế Nào?
-
Hướng Dẫn Tập Nhảy Zumba Cơ Bản Tại Nhà Cho Người Mới - Elipsport
-
Lý Thuyết Khiêu Vũ Nghệ Thuật - Tài Liệu Text - 123doc